Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ướcĐể phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và tương đương (thôn, tổ dân phố), giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thồng, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư, ngày 08/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. Theo đó, hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự nguyện thỏa thuận và thiết lập nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định.Bên cạnh quy định về mục đích, các nguyên tắc, phạm vi nội dung và hình thức; các bước soạn thảo, thông qua, công nhận, sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước; công tác thông tin, phổ biến hương ước, quy ước; trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, việc kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện hương ước, quy ước, Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg có một số điểm mới và quan trọng, đó là:
(1) Quy định rõ về việc xử lý hương ước, quy ước vi phạm (có nội dung trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội, trái phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt hoặc phong tục tập quán tốt đẹp khác theo quy định của pháp luật hoặc vi phạm quy định về biểu quyết thông qua, công nhận hương ước, quy ước). Có thể được coi là biện pháp “mạnh”, thể hiện sự can thiệp của Nhà nước khi xảy ra tình trạng hương ước, quy ước vi phạm. Theo đó, hương ước, quy ước vi phạm sẽ bị xử lý bằng các hình thức tạm ngừng thực hiện, bãi bỏ. Thẩm quyền, căn cứ, thời hạn xử lý hương ước, quy ước vi phạm cũng được quy định rõ trong Quyết định.
(2) Cơ quan thực hiện quản lý, chủ trì, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước được giao cho Bộ và Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ và Ngành Tư pháp có trách nhiệm phối hợp trong kiểm tra, kiến nghị việc xử lý hương ước, quy ước vi phạm do có nội dung trái pháp luật, xâm phạm các quyền con người, quyền công dân.
(3) Quy định kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước theo hướng ngân sách nhà nước bảo đảm cho các hoạt động quản lý nhà nước; cộng đồng dân cư tự bảo đảm kinh phí xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; khuyến khích việc hỗ trợ, đóng góp kinh phí, điều kiện cần thiết khác trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
(4) Đối với các bản hương ước, quy ước đã được công nhận hoặc phê duyệt theo Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ trước ngày Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2018) mà không phù hợp với các nguyên tắc xây dựng, thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Quyết định này hoặc không đúng thẩm quyền công nhận phải được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc tiến hành thủ tục công nhận trước ngày 31/12/2018. Các bản hương ước, quy ước đã được công nhận hoặc phê duyệt mà phù hợp với nguyên tắc xây dựng, thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Quyết định này được tiếp tục thực hiện. Kể từ ngày 01/7/2018, các bản hương ước, quy ước chưa được công nhận phải được tiến hành thủ tục công nhận theo quy định của Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước
10/05/2018
Để phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và tương đương (thôn, tổ dân phố), giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thồng, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư, ngày 08/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. Theo đó, hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự nguyện thỏa thuận và thiết lập nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định.
Bên cạnh quy định về mục đích, các nguyên tắc, phạm vi nội dung và hình thức; các bước soạn thảo, thông qua, công nhận, sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước; công tác thông tin, phổ biến hương ước, quy ước; trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, việc kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện hương ước, quy ước, Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg có một số điểm mới và quan trọng, đó là:
(1) Quy định rõ về việc xử lý hương ước, quy ước vi phạm (có nội dung trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội, trái phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt hoặc phong tục tập quán tốt đẹp khác theo quy định của pháp luật hoặc vi phạm quy định về biểu quyết thông qua, công nhận hương ước, quy ước). Có thể được coi là biện pháp “mạnh”, thể hiện sự can thiệp của Nhà nước khi xảy ra tình trạng hương ước, quy ước vi phạm. Theo đó, hương ước, quy ước vi phạm sẽ bị xử lý bằng các hình thức tạm ngừng thực hiện, bãi bỏ. Thẩm quyền, căn cứ, thời hạn xử lý hương ước, quy ước vi phạm cũng được quy định rõ trong Quyết định.
(2) Cơ quan thực hiện quản lý, chủ trì, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước được giao cho Bộ và Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ và Ngành Tư pháp có trách nhiệm phối hợp trong kiểm tra, kiến nghị việc xử lý hương ước, quy ước vi phạm do có nội dung trái pháp luật, xâm phạm các quyền con người, quyền công dân.
(3) Quy định kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước theo hướng ngân sách nhà nước bảo đảm cho các hoạt động quản lý nhà nước; cộng đồng dân cư tự bảo đảm kinh phí xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; khuyến khích việc hỗ trợ, đóng góp kinh phí, điều kiện cần thiết khác trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
(4) Đối với các bản hương ước, quy ước đã được công nhận hoặc phê duyệt theo Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ trước ngày Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2018) mà không phù hợp với các nguyên tắc xây dựng, thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Quyết định này hoặc không đúng thẩm quyền công nhận phải được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc tiến hành thủ tục công nhận trước ngày 31/12/2018. Các bản hương ước, quy ước đã được công nhận hoặc phê duyệt mà phù hợp với nguyên tắc xây dựng, thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Quyết định này được tiếp tục thực hiện. Kể từ ngày 01/7/2018, các bản hương ước, quy ước chưa được công nhận phải được tiến hành thủ tục công nhận theo quy định của Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg.