Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư phápChính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư phápBộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, bồi thường nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ Tư pháp có cơ cấu tổ chức như sau:
1. Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
2. Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
3. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
4. Vụ Pháp luật quốc tế.
5. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
9. Thanh tra.
10. Văn phòng.
11. Tổng cục Thi hành án dân sự.
12. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
13. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
14. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
15. Cục Con nuôi.
16. Cục Trợ giúp pháp lý.
17. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
18. Cục Bồi thường nhà nước.
19. Cục Bổ trợ tư pháp.
20. Cục Kế hoạch - Tài chính.
21. Cục Công nghệ thông tin.
22. Cục Công tác phía Nam.
23. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
24. Viện Khoa học pháp lý.
25. Học viện Tư pháp.
26. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
27. Báo Pháp luật Việt Nam.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 22 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 23 đến khoản 27 Điều này là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 3 phòng, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật có 3 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 3 phòng, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có 4 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 4 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 4 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 4 phòng.
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có 2 phòng, Cục Con nuôi có 3 phòng, Cục Bồi thường nhà nước có 3 phòng, Cục Trợ giúp pháp lý có 3 phòng, Cục Công nghệ thông tin có 3 phòng, Cục Công tác phía Nam có 3 phòng, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có 4 phòng, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật có 4 phòng, Cục Kế hoạch – Tài chính gồm có 4 phòng, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có 5 phòng, Cục Bổ trợ tư pháp có 5 phòng, Thanh tra Bộ có 5 phòng, Văn phòng Bộ có 8 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự và ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác thuộc Bộ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
29/08/2017
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, bồi thường nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ Tư pháp có cơ cấu tổ chức như sau:
1. Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
2. Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
3. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
4. Vụ Pháp luật quốc tế.
5. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
9. Thanh tra.
10. Văn phòng.
11. Tổng cục Thi hành án dân sự.
12. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
13. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
14. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
15. Cục Con nuôi.
16. Cục Trợ giúp pháp lý.
17. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
18. Cục Bồi thường nhà nước.
19. Cục Bổ trợ tư pháp.
20. Cục Kế hoạch - Tài chính.
21. Cục Công nghệ thông tin.
22. Cục Công tác phía Nam.
23. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
24. Viện Khoa học pháp lý.
25. Học viện Tư pháp.
26. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
27. Báo Pháp luật Việt Nam.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 22 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 23 đến khoản 27 Điều này là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 3 phòng, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật có 3 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 3 phòng, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có 4 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 4 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 4 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 4 phòng.
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có 2 phòng, Cục Con nuôi có 3 phòng, Cục Bồi thường nhà nước có 3 phòng, Cục Trợ giúp pháp lý có 3 phòng, Cục Công nghệ thông tin có 3 phòng, Cục Công tác phía Nam có 3 phòng, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có 4 phòng, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật có 4 phòng, Cục Kế hoạch – Tài chính gồm có 4 phòng, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có 5 phòng, Cục Bổ trợ tư pháp có 5 phòng, Thanh tra Bộ có 5 phòng, Văn phòng Bộ có 8 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự và ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác thuộc Bộ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.