Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạnChính phủ vừa ban hành Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2017 quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.Theo đó, Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bao gồm: Hệ thống tổ chức, hoạt động ứng phó; giáo dục, huấn luyện, diễn tập; nguồn ngân sách, phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách; trang thiết bị, trang phục; trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động ứng phó, diễn tập ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam và vùng trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn do Việt Nam đảm nhiệm.
Nguyên tắc tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn
Nghị định quy định môt số nguyên tắc tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn như sau: 1- Thông tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cơ quan chủ trì; 2- Chủ động, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, thiết bị cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực và tính chất vụ việc; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và các lực lượng tham gia công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn. Từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt; 3- Thực hiện phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả. Ưu tiên hoạt động cứu người trước, cứu tài sản sau và bảo vệ môi trường khi có tình huống xảy ra; 4- Chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ các lực lượng được huy động tham gia ứng phó, tìm kiếm cứu nạn trong suốt quá trình tổ chức thực hiện công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn; 5- Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các công trình, phương tiện hoạt động trên phạm vi khu vực được ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ môi trường; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn gây ra.
Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Nghị định cũng quy định hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như sau:
Đối với cấp quốc gia: Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn;
Đối với cấp bộ, ngành: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.
Cấp địa phương: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các cấp (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, quận trực thuộc tỉnh, thành phố; cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện, quận).
Các đơn vị chuyên trách gồm: 1- Bộ Quốc phòng (gồm: Cục Cứu hộ - Cứu nạn; Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không; Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường biển; Trung tâm Quốc gia đào tạo, huấn luyện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc; Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung; Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn); 2- Bộ Công an (gồm các đơn vị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ); 3- Bộ Giao thông vận tải (gồm: Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam thuộc Cục Hàng hải Việt Nam và các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực; Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng không trực thuộc Tổng công ty quản lý bay Việt Nam; Các Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy các Cảng Hàng không Việt Nam); 4- Bộ Công Thương (gồm Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam/Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Trung tâm Cấp cứu mỏ/Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam).
Các đơn vị kiêm nhiệm gồm: 1- Bộ Quốc phòng (Các Trạm phối hợp tìm kiếm cứu nạn: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thổ Chu (Kiên Giang), Hòn Khoai (Cà Mau), Song Tử Tây (Khánh Hòa); Các Trung tâm Ứng phó sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam; Các Đội tham gia hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai: Đội Cứu sập; Đội khắc phục hậu quả về môi trường; Đội Quân y cứu trợ thảm họa; Đội sử dụng chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn; Đội tàu tìm kiếm cứu nạn trên biển; Các Tiểu đoàn Công binh tìm kiếm cứu nạn, cứu sập đổ công trình; Các Đội ứng phó sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân; Các Đội bay tìm kiếm cứu nạn đường không; Các Đội thông tin liên lạc cơ động ứng phó thiên tai, thảm họa; Các đơn vị của các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Binh chủng, Binh đoàn, Học viện, nhà trường và các Tổng cục); 2- Bộ Công an (Các đơn vị của lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động; Trung tâm huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ); 3- Bộ Y tế (Trung tâm cấp cứu 115 và khoa cấp cứu của các bệnh viện).
Các cơ quan, đơn vị phối hợp, tình nguyện gồm: Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức xã hội, tình nguyện.
Cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn
Về cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn gồm có Chủ tịch là Phó Thủ tướng Chính phủ và các phó Chủ tịch là 01 lãnh đạo Bộ Quốc phòng hoặc Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực; 01 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; 01 lãnh đạo Bộ Công an; 01 lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải; 01 lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các Ủy viên của Ủy ban gồm đại diện là lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Ủy viên thường trực; Các thành viên Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
Nghị định nêu rõ, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn là cơ quan phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước và hợp tác khu vực, quốc tế; trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 5 năm 2017; bãi bỏ Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và Hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các bộ, ngành trung ương và địa phương và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
22/03/2017
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2017 quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Theo đó, Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bao gồm: Hệ thống tổ chức, hoạt động ứng phó; giáo dục, huấn luyện, diễn tập; nguồn ngân sách, phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách; trang thiết bị, trang phục; trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động ứng phó, diễn tập ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam và vùng trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn do Việt Nam đảm nhiệm.
Nguyên tắc tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn
Nghị định quy định môt số nguyên tắc tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn như sau: 1- Thông tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cơ quan chủ trì; 2- Chủ động, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, thiết bị cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực và tính chất vụ việc; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và các lực lượng tham gia công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn. Từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt; 3- Thực hiện phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả. Ưu tiên hoạt động cứu người trước, cứu tài sản sau và bảo vệ môi trường khi có tình huống xảy ra; 4- Chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ các lực lượng được huy động tham gia ứng phó, tìm kiếm cứu nạn trong suốt quá trình tổ chức thực hiện công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn; 5- Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các công trình, phương tiện hoạt động trên phạm vi khu vực được ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ môi trường; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn gây ra.
Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Nghị định cũng quy định hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như sau:
Đối với cấp quốc gia: Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn;
Đối với cấp bộ, ngành: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.
Cấp địa phương: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các cấp (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, quận trực thuộc tỉnh, thành phố; cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện, quận).
Các đơn vị chuyên trách gồm: 1- Bộ Quốc phòng (gồm: Cục Cứu hộ - Cứu nạn; Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không; Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường biển; Trung tâm Quốc gia đào tạo, huấn luyện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc; Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung; Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn); 2- Bộ Công an (gồm các đơn vị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ); 3- Bộ Giao thông vận tải (gồm: Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam thuộc Cục Hàng hải Việt Nam và các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực; Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng không trực thuộc Tổng công ty quản lý bay Việt Nam; Các Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy các Cảng Hàng không Việt Nam); 4- Bộ Công Thương (gồm Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam/Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Trung tâm Cấp cứu mỏ/Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam).
Các đơn vị kiêm nhiệm gồm: 1- Bộ Quốc phòng (Các Trạm phối hợp tìm kiếm cứu nạn: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thổ Chu (Kiên Giang), Hòn Khoai (Cà Mau), Song Tử Tây (Khánh Hòa); Các Trung tâm Ứng phó sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam; Các Đội tham gia hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai: Đội Cứu sập; Đội khắc phục hậu quả về môi trường; Đội Quân y cứu trợ thảm họa; Đội sử dụng chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn; Đội tàu tìm kiếm cứu nạn trên biển; Các Tiểu đoàn Công binh tìm kiếm cứu nạn, cứu sập đổ công trình; Các Đội ứng phó sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân; Các Đội bay tìm kiếm cứu nạn đường không; Các Đội thông tin liên lạc cơ động ứng phó thiên tai, thảm họa; Các đơn vị của các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Binh chủng, Binh đoàn, Học viện, nhà trường và các Tổng cục); 2- Bộ Công an (Các đơn vị của lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động; Trung tâm huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ); 3- Bộ Y tế (Trung tâm cấp cứu 115 và khoa cấp cứu của các bệnh viện).
Các cơ quan, đơn vị phối hợp, tình nguyện gồm: Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức xã hội, tình nguyện.
Cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn
Về cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn gồm có Chủ tịch là Phó Thủ tướng Chính phủ và các phó Chủ tịch là 01 lãnh đạo Bộ Quốc phòng hoặc Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực; 01 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; 01 lãnh đạo Bộ Công an; 01 lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải; 01 lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các Ủy viên của Ủy ban gồm đại diện là lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Ủy viên thường trực; Các thành viên Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
Nghị định nêu rõ, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn là cơ quan phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước và hợp tác khu vực, quốc tế; trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 5 năm 2017; bãi bỏ Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và Hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các bộ, ngành trung ương và địa phương và các quy định trước đây trái với Nghị định này.