Quy định về đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng NSNNVừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 47/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.Theo đó, Thông tư này quy định về: Tiêu chí xác định và Danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, mua sắm trong các cơ quan, tổ chức nhà nước và Việc ưu tiên được áp dụng trong các trường hợp đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và việc đầu tư, mua sắm này không nhằm mục đích thương mại,
Theo Thông tư, danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên khi đầu tư, mua sắm (sau đây gọi tắt là Danh mục) được quy định tại Phụ lục số I kèm theo Thông tư này. Danh mục sẽ được cập nhật, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phát triển.
Sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên phải đáp ứng các tiêu chí chung sau: Đã được đăng ký thương hiệu và được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoặc đã đăng ký và hoàn tất các yêu cầu, điều kiện để cung cấp sản phẩm, dịch vụ (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam; Có tài liệu kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt; Có thông báo rõ ràng các điều khoản cam kết về bảo hành, trách nhiệm của nhà cung cấp, chính sách hậu mãi.
Sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể như sau:
Đối với sản phẩm phần cứng, điện tử, chi phí sản xuất trong nước của sản phẩm chiếm tỉ lệ từ 25% trở lên trong giá sản phẩm đó, hoặc có tối thiểu 50 lao động Việt Nam có chuyên môn về phần cứng, điện tử có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên, bao gồm các cán bộ nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), kiểm tra chất lượng, kỹ sư và công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm đó; Sản phẩm đã công bố phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc gia (nếu có). Sản phẩm được chứng nhận và công bố hợp quy đối với sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy hoặc sản phẩm đã được công bố hợp quy đối với sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy; Sản phẩm được sản xuất bởi tổ chức, doanh nghiệp đạt ít nhất một trong các chuẩn quản lý chất lượng, môi trường cho hoạt động sản xuất phần cứng, điện tử sau: TCVN ISO 9001:2008; TCVN ISO 17025:2005; TCVN ISO 14001:2004, hoặc tương đương.
Đối với sản phẩm phần mềm: Các chức năng, tính năng kỹ thuật của sản phẩm phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hoặc quy định, hướng dẫn của cơ quan nhà nước (nếu có); Chi phí sản xuất trong nước của sản phẩm chiếm tỉ lệ từ 25% trở lên trong giá sản phẩm đó, hoặc có tối thiểu 20 lao động Việt Nam có chuyên môn về phần mềm có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên, bao gồm các cán bộ nghiên cứu và phát triển (R&D), kiểm tra đảm bảo chất lượng, kỹ sư và lập trình viên trực tiếp sản xuất sản phẩm đó; Sản phẩm phải được sản xuất bởi tổ chức, doanh nghiệp đạt chứng chỉ cho hoạt động sản xuất phần mềm theo chuẩn CMMI mức 3 trở lên, hoặc TCVN ISO 9001:2008, hoặc tương đương hoặc sản phẩm có điểm mô hình độ chín nguồn mở (OSMM) từ 60 điểm trở lên, hoặc mô hình điểm ngưỡng thất bại (PoF) từ 50 điểm trở xuống; Đối với các sản phẩm an toàn thông tin mạng thì thực hiện theo quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Đối với sản phẩm nội dung thông tin số: Sản phẩm phải tuân thủ pháp luật về việc cung cấp, sử dụng nội dung, thông tin; Chi phí sản xuất trong nước của sản phẩm chiếm tỉ lệ từ 25% trở lên trong giá sản phẩm đó, hoặc có tối thiểu 20 lao động Việt Nam có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên, trực tiếp tham gia phát triển sản phẩm đó.
Đối với dịch vụ công nghệ thông tin: Dịch vụ được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008, hoặc tương đương. Hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ (nếu có) đặt tại Việt Nam. Ưu tiên các nhà cung cấp dịch vụ có hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn TCVN ISO 20000 hoặc ISO 27001; Đối với các dịch vụ có liên quan đến dữ liệu của khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải có các biện pháp đảm bảo an toàn, bí mật thông tin, dữ liệu của khách hàng; Đối với các dịch vụ an toàn thông tin mạng thì thực hiện theo quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên trong trường hợp có yêu cầu kỹ thuật đặc thù
Trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin cần đầu tư, mua sắm có trong Danh mục quy định tại Phụ lục số I kèm theo Thông tư này, nhưng do yêu cầu kỹ thuật đặc thù của dự án không thể lựa chọn sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên thì chủ đầu tư phải thực hiện quy trình thẩm định, phê duyệt như sau:
Quy trình thẩm định: Chủ đầu tư lập hồ sơ giải trình gửi xin ý kiến chuyên môn của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin thuộc Bộ, ngành hoặc Sở Thông tin và Truyền thông của địa phương mình (sau đây gọi tắt là đơn vị chuyên trách). Trong trường hợp chủ đầu tư cũng chính là đơn vị chuyên trách thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm phải lập một Tổ tư vấn độc lập để xem xét, cho ý kiến đề xuất đầu tư, mua sắm. Tổ tư vấn độc lập phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: Có tối thiểu 03 thành viên; các thành viên Tổ tư vấn độc lập không thuộc đơn vị chủ đầu tư; có năng lực, kinh nghiệm phù hợp; Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ giải trình hợp lệ, đơn vị chuyên trách hoặc Tổ tư vấn độc lập phải có văn bản góp ý kiến chuyên môn gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm và chủ đầu tư; Nội dung văn bản góp ý kiến chuyên môn: Phân tích mục đích sử dụng để xác định yêu cầu của sản phẩm, dịch vụ cần đầu tư, mua sắm; đánh giá khả năng đáp ứng của sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên so với yêu cầu của sản phẩm, dịch vụ cần đầu tư, mua sắm; xác định tính xác đáng của việc không đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên và nêu rõ ý kiến kết luận đối với đề nghị của chủ đầu tư; Trên cơ sở văn bản góp ý kiến chuyên môn, chủ đầu tư trình hồ sơ giải trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm để xin phê duyệt việc không đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính xác thực của các tài liệu và các phân tích, lập luận trong hồ sơ giải trình; Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ giải trình của chủ đầu tư, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm giao cho cơ quan chức năng tiến hành thẩm định để có căn cứ phê duyệt việc không đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ trong nước và chịu trách nhiệm trực tiếp về quyết định của mình.
Hồ sơ giải trình bao gồm: Giải trình mục đích của việc đầu tư sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu đặc thù mà sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên không đáp ứng được; Tài liệu mô tả yêu cầu về chức năng, thông số kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ cần đầu tư, mua sắm đáp ứng yêu cầu của dự án; Giải trình lý do sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên không đáp ứng được các yêu cầu về chức năng, thông số kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ cần đầu tư, mua sắm; Văn bản góp ý kiến chuyên môn của đơn vị chuyên trách hoặc Tổ tư vấn độc lập và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Ngoài ra, Thông tư cũng nêu rõ, trong trường hợp việc đầu tư, mua sắm đã được thẩm định, phê duyệt và triển khai trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước tiếp tục thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BTTTT ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong trường hợp việc đầu tư, mua sắm đã được thẩm định, phê duyệt nhưng chưa bắt đầu triển khai trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước thực hiện theo các quy định pháp luật về quản lý đầu tư, pháp luật về đấu thầu và Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017. Thông tư này thay thế Thông tư số 01/2014/TT-BTTTT ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Quy định về đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng NSNN
01/02/2017
Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 47/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Theo đó, Thông tư này quy định về: Tiêu chí xác định và Danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, mua sắm trong các cơ quan, tổ chức nhà nước và Việc ưu tiên được áp dụng trong các trường hợp đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và việc đầu tư, mua sắm này không nhằm mục đích thương mại,
Theo Thông tư, danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên khi đầu tư, mua sắm (sau đây gọi tắt là Danh mục) được quy định tại Phụ lục số I kèm theo Thông tư này. Danh mục sẽ được cập nhật, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phát triển.
Sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên phải đáp ứng các tiêu chí chung sau: Đã được đăng ký thương hiệu và được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoặc đã đăng ký và hoàn tất các yêu cầu, điều kiện để cung cấp sản phẩm, dịch vụ (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam; Có tài liệu kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt; Có thông báo rõ ràng các điều khoản cam kết về bảo hành, trách nhiệm của nhà cung cấp, chính sách hậu mãi.
Sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể như sau:
Đối với sản phẩm phần cứng, điện tử, chi phí sản xuất trong nước của sản phẩm chiếm tỉ lệ từ 25% trở lên trong giá sản phẩm đó, hoặc có tối thiểu 50 lao động Việt Nam có chuyên môn về phần cứng, điện tử có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên, bao gồm các cán bộ nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), kiểm tra chất lượng, kỹ sư và công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm đó; Sản phẩm đã công bố phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc gia (nếu có). Sản phẩm được chứng nhận và công bố hợp quy đối với sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy hoặc sản phẩm đã được công bố hợp quy đối với sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy; Sản phẩm được sản xuất bởi tổ chức, doanh nghiệp đạt ít nhất một trong các chuẩn quản lý chất lượng, môi trường cho hoạt động sản xuất phần cứng, điện tử sau: TCVN ISO 9001:2008; TCVN ISO 17025:2005; TCVN ISO 14001:2004, hoặc tương đương.
Đối với sản phẩm phần mềm: Các chức năng, tính năng kỹ thuật của sản phẩm phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hoặc quy định, hướng dẫn của cơ quan nhà nước (nếu có); Chi phí sản xuất trong nước của sản phẩm chiếm tỉ lệ từ 25% trở lên trong giá sản phẩm đó, hoặc có tối thiểu 20 lao động Việt Nam có chuyên môn về phần mềm có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên, bao gồm các cán bộ nghiên cứu và phát triển (R&D), kiểm tra đảm bảo chất lượng, kỹ sư và lập trình viên trực tiếp sản xuất sản phẩm đó; Sản phẩm phải được sản xuất bởi tổ chức, doanh nghiệp đạt chứng chỉ cho hoạt động sản xuất phần mềm theo chuẩn CMMI mức 3 trở lên, hoặc TCVN ISO 9001:2008, hoặc tương đương hoặc sản phẩm có điểm mô hình độ chín nguồn mở (OSMM) từ 60 điểm trở lên, hoặc mô hình điểm ngưỡng thất bại (PoF) từ 50 điểm trở xuống; Đối với các sản phẩm an toàn thông tin mạng thì thực hiện theo quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Đối với sản phẩm nội dung thông tin số: Sản phẩm phải tuân thủ pháp luật về việc cung cấp, sử dụng nội dung, thông tin; Chi phí sản xuất trong nước của sản phẩm chiếm tỉ lệ từ 25% trở lên trong giá sản phẩm đó, hoặc có tối thiểu 20 lao động Việt Nam có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên, trực tiếp tham gia phát triển sản phẩm đó.
Đối với dịch vụ công nghệ thông tin: Dịch vụ được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008, hoặc tương đương. Hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ (nếu có) đặt tại Việt Nam. Ưu tiên các nhà cung cấp dịch vụ có hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn TCVN ISO 20000 hoặc ISO 27001; Đối với các dịch vụ có liên quan đến dữ liệu của khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải có các biện pháp đảm bảo an toàn, bí mật thông tin, dữ liệu của khách hàng; Đối với các dịch vụ an toàn thông tin mạng thì thực hiện theo quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên trong trường hợp có yêu cầu kỹ thuật đặc thù:
Trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin cần đầu tư, mua sắm có trong Danh mục quy định tại Phụ lục số I kèm theo Thông tư này, nhưng do yêu cầu kỹ thuật đặc thù của dự án không thể lựa chọn sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên thì chủ đầu tư phải thực hiện quy trình thẩm định, phê duyệt như sau:
Quy trình thẩm định: Chủ đầu tư lập hồ sơ giải trình gửi xin ý kiến chuyên môn của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin thuộc Bộ, ngành hoặc Sở Thông tin và Truyền thông của địa phương mình (sau đây gọi tắt là đơn vị chuyên trách). Trong trường hợp chủ đầu tư cũng chính là đơn vị chuyên trách thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm phải lập một Tổ tư vấn độc lập để xem xét, cho ý kiến đề xuất đầu tư, mua sắm. Tổ tư vấn độc lập phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: Có tối thiểu 03 thành viên; các thành viên Tổ tư vấn độc lập không thuộc đơn vị chủ đầu tư; có năng lực, kinh nghiệm phù hợp; Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ giải trình hợp lệ, đơn vị chuyên trách hoặc Tổ tư vấn độc lập phải có văn bản góp ý kiến chuyên môn gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm và chủ đầu tư; Nội dung văn bản góp ý kiến chuyên môn: Phân tích mục đích sử dụng để xác định yêu cầu của sản phẩm, dịch vụ cần đầu tư, mua sắm; đánh giá khả năng đáp ứng của sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên so với yêu cầu của sản phẩm, dịch vụ cần đầu tư, mua sắm; xác định tính xác đáng của việc không đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên và nêu rõ ý kiến kết luận đối với đề nghị của chủ đầu tư; Trên cơ sở văn bản góp ý kiến chuyên môn, chủ đầu tư trình hồ sơ giải trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm để xin phê duyệt việc không đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính xác thực của các tài liệu và các phân tích, lập luận trong hồ sơ giải trình; Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ giải trình của chủ đầu tư, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm giao cho cơ quan chức năng tiến hành thẩm định để có căn cứ phê duyệt việc không đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ trong nước và chịu trách nhiệm trực tiếp về quyết định của mình.
Hồ sơ giải trình bao gồm: Giải trình mục đích của việc đầu tư sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu đặc thù mà sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên không đáp ứng được; Tài liệu mô tả yêu cầu về chức năng, thông số kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ cần đầu tư, mua sắm đáp ứng yêu cầu của dự án; Giải trình lý do sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên không đáp ứng được các yêu cầu về chức năng, thông số kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ cần đầu tư, mua sắm; Văn bản góp ý kiến chuyên môn của đơn vị chuyên trách hoặc Tổ tư vấn độc lập và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Ngoài ra, Thông tư cũng nêu rõ, trong trường hợp việc đầu tư, mua sắm đã được thẩm định, phê duyệt và triển khai trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước tiếp tục thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BTTTT ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong trường hợp việc đầu tư, mua sắm đã được thẩm định, phê duyệt nhưng chưa bắt đầu triển khai trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước thực hiện theo các quy định pháp luật về quản lý đầu tư, pháp luật về đấu thầu và Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017. Thông tư này thay thế Thông tư số 01/2014/TT-BTTTT ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.