Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

02/04/2013
Ngày 29/3/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2013/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Theo Nghị định này người nộp phí là tổ chức, cá nhân xả nước thải công nghiệp hay sinh hoạt theo quy định. Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước và đã nộp phí thoát nước thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã tiếp nhận và thải ra môi trường.

Cũng theo Nghị định này mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiêp được tính theo công thức:  F= f+ C, trong đó:

-          F là số phí phải nộp;

-          f  là mức phí cố định theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và môi trường nhưng tối đa không quá 2.500.000 đ/năm

-          C là phí biến đổi, tính theo: Tổng lượng nước thải ra; hàm lượng 2 chất gây ô nhiễm là nhu cầu ô xy hóa học (COD) và chất rắn lơ lửng (TSS); mức thu đối với mỗi chất theo Biểu khung dưới đây:

STT

Chất gây ô nhiễm tính phí

Mức tối thiểu (đồng/kg)

Mức tối đa (đồng/kg)

1

nhu cầu ô xy hóa học (COD

1.000

3.000

2

chất rắn lơ lửng (TSS);

1.200

3.200

Đối với nước thải chứa kim loại nặng tính theo công thức: F = (f x K) + C, trong đó:

-          F, f, C như quy định trên.

-          K là hệ số tính phí theo khối lượng nước thải chứa kim loại nặng được quy định như sau:

STT

Lượng nước thải chứa kim loại nặng (m3/ ngày đêm)

Hệ số K

1 Dưới 30 m3 2
2 Từ 30 m3đến 100 m3 6
3 Từ trên 100 m3 đến 150 m3 9
4 Từ trên 150 m3 đến 200 m3 12
5

Từ trên 200 m3 đến 250 m3

15
6

Từ trên 250 m3 đến 300 m3

18
7

Từ trên 300 m3

21

Cơ sở sản xuất chế biến thuộc Danh mục các ngành, lĩnh vực sản xuất có nước thải chứa kim loại nặng nếu xử lý các kim loại đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì được áp dụng hệ số K bằng 1.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013./.

Tô Hoàng