Thứ nhất, quy định về kiểm tra:
Nội dung kiểm tra của Chủ đầu tư: kiểm tra năng lực của Nhà thầu, năng lực của chủ nhiệm khảo sát và nhân lực để thực hiện gói thầu phù hợp với hồ sơ dự thầu và các quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra trang thiết bị về sự phù hợp với hồ sơ dự thầu, kiểm tra hồ sơ kiểm định máy móc và các thiết bị kỹ thuật có liên quan sử dụng cho công tác khảo sát; kiểm tra chất lượng gia công và lắp đặt các mốc chuẩn, mốc khống chế cao độ và tọa độ sử dụng trong công tác đo vẽ; kiểm tra việc bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong vùng, địa điểm khảo sát; việc thực hiện bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực và phục hồi nguyên trạng hiện trường sau khi kết thúc khảo sát của nhà thầu; kiểm tra tiến độ thực hiện theo phương án đã được phê duyệt và quy định của hợp đồng.
Nội dung kiểm tra của Nhà thầu: kiểm tra thước mia, máy và các thiết bị kỹ thuật có liên quan, sổ đo, sổ ghi nhật ký và các tài liệu theo yêu cầu kỹ thuật về đo đạc bản đồ sử dụng cho công tác khảo sát; kiểm tra chất lượng, khối lượng các công việc thực hiện ngoài hiện trường (ngoại nghiệp), trong phòng (nội nghiệp) theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt về sự phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn xây dựng công tác trắc địa trong xây dựng công trình và các tiêu chuẩn ngành có liên quan. Nội dung công tác kiểm tra ngoại nghiệp và nội nghiệp theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; kiểm tra việc bảo đảm an toàn cho người, thiết bị trong quá trình khảo sát; kiểm tra tiến độ thực hiện theo phương án khảo sát đã được phê duyệt.
Thứ hai, quy định về thẩm định:
Cơ sở pháp lý để thẩm định: phương án kỹ thuật - dự toán được chủ đầu tư phê duyệt; các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về khảo sát lập bản đồ địa hình; các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Hồ sơ trình thẩm định: tờ trình thẩm định theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; hồ sơ năng lực tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công việc khảo sát; hợp đồng; phương án kỹ thuật đã được chủ đầu tư phê duyệt; báo cáo tổng kết kỹ thuật công trình khảo sát (bao gồm bản vẽ và thuyết minh); các văn bản pháp lý có liên quan.
Nội dung thẩm định: điều kiện năng lực của nhà thầu, năng lực hành nghề của chủ nhiệm dự án khảo sát theo quy định; việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về khảo sát lập bản đồ địa hình; phạm vi đo vẽ và khối lượng thực hiện thực tế;
Thứ ba, quy định về nghiệm thu:
Nội dung nghiệm thu: khối lượng đã thực hiện đạt chất lượng kỹ thuật so với khối lượng được phê duyệt trong phương án kỹ thuật khảo sát và dự toán; mức độ khó khăn của điều kiện địa hình, địa vật đối với các hạng mục công việc.
Hồ sơ nghiệm thu bao gồm: biên bản xác nhận ranh giới khảo sát theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo kiểm tra công tác khảo sát của nhà thầu theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; biên bản bàn giao mốc trắc địa đã thi công giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu khảo sát theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này; văn bản thẩm định chất lượng, khối lượng khảo sát của cơ quan, tổ chức thẩm định; biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình của Chủ đầu tư theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2011./.
Lê Văn Nhật