Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1575/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Theo Kế hoạch, về dự án đầu tư công: Ưu tiên tập trung để thực hiện các dự án xây dựng mới; cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản, trang thiết bị đồng bộ cho các cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025 và 2026-2030.
Danh mục các dự án đầu tư công là những dự án được xác định trên cơ sở Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực cơ sở trợ giúp xã hội tại Phụ lục ban hành kèm Quyết định số 966/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công: Đầu tư mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan; khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở trợ giúp xã hội theo Quy hoạch, tiêu chí, tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
Chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch gồm: Thu hút đầu tư phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ; phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội; bảo vệ môi trường; đảm bảo nguồn lực tài chính, cụ thể:
Thu hút đầu tư phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội
a) Phát huy vai trò dẫn dắt của đầu tư công để thúc đẩy, huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực tư nhân tham gia đầu tư các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập theo phương thức đối tác công tư.
b) Huy động nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực trợ giúp xã hội từ các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, nguồn đóng góp tự nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Phát triển nguồn nhân lực
a) Đẩy mạnh nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý, xây dựng, vận hành các cơ sở trợ giúp xã hội; thúc đẩy hợp tác đào tạo quốc tế về lĩnh vực trợ giúp xã hội.
b) Phát triển đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng; định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là người làm công tác cai nghiện ma túy và hoàn thiện chính sách thu hút cán bộ, nhân viên vào làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
c) Xây dựng đội ngũ làm công tác xã hội chuyên nghiệp; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện, can thiệp sớm, hỗ trợ kịp thời người gặp khó khăn trong cuộc sống, góp phần xây dựng cộng đồng phát triển bền vững.
Phát triển khoa học, công nghệ
a) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực trợ giúp xã hội, cai nghiện ma túy.
b) Tăng cường ứng dụng thực hiện chuyển đổi số, công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu để nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
c) Đẩy mạnh liên kết các cơ sở trợ giúp xã hội trong từng địa phương, giữa các vùng trong công tác trợ giúp xã hội về đào tạo nguồn nhân lực và chia sẻ kinh nghiệm; liên kết triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tại trung ương và địa phương; tăng cường phối kết hợp giữa các địa phương với nhau, giữa các vùng trong công tác quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội. Tăng cường liên kết, hợp tác với các nước trong khu vực và các quốc gia về lĩnh vực trợ giúp xã hội và cai nghiện ma túy.
d) Mở rộng liên kết đào tạo với các tổ chức, các nước có hệ thống an sinh xã hội phát triển.
đ) Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội.
Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội
Phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội đủ năng lực, quy mô, đáp ứng nhu cầu tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ công về trợ giúp xã hội của các nhóm đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội. Từng bước hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm cung cấp dịch vụ về trợ giúp xã hội theo tiêu chuẩn quốc gia và tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế.
Bảo vệ môi trường
Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, phù hợp điều kiện địa lý tự nhiên, ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu theo đặc thù từng vùng, miền trong cả nước.
Đảm bảo nguồn lực tài chính
a) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch này được bố trí trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước của các bộ, ngành liên quan, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo về thời hạn, tiến độ thực hiện.
c) Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thông qua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác. Các bộ, ngành liên quan và các địa phương chủ động bố trí, lồng ghép các nhiệm vụ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
19/12/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1575/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Kế hoạch, về dự án đầu tư công: Ưu tiên tập trung để thực hiện các dự án xây dựng mới; cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản, trang thiết bị đồng bộ cho các cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025 và 2026-2030.
Danh mục các dự án đầu tư công là những dự án được xác định trên cơ sở Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực cơ sở trợ giúp xã hội tại Phụ lục ban hành kèm Quyết định số 966/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công: Đầu tư mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan; khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở trợ giúp xã hội theo Quy hoạch, tiêu chí, tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
Chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch gồm: Thu hút đầu tư phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ; phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội; bảo vệ môi trường; đảm bảo nguồn lực tài chính, cụ thể:
Thu hút đầu tư phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội
a) Phát huy vai trò dẫn dắt của đầu tư công để thúc đẩy, huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực tư nhân tham gia đầu tư các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập theo phương thức đối tác công tư.
b) Huy động nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực trợ giúp xã hội từ các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, nguồn đóng góp tự nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Phát triển nguồn nhân lực
a) Đẩy mạnh nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý, xây dựng, vận hành các cơ sở trợ giúp xã hội; thúc đẩy hợp tác đào tạo quốc tế về lĩnh vực trợ giúp xã hội.
b) Phát triển đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng; định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là người làm công tác cai nghiện ma túy và hoàn thiện chính sách thu hút cán bộ, nhân viên vào làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
c) Xây dựng đội ngũ làm công tác xã hội chuyên nghiệp; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện, can thiệp sớm, hỗ trợ kịp thời người gặp khó khăn trong cuộc sống, góp phần xây dựng cộng đồng phát triển bền vững.
Phát triển khoa học, công nghệ
a) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực trợ giúp xã hội, cai nghiện ma túy.
b) Tăng cường ứng dụng thực hiện chuyển đổi số, công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu để nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
c) Đẩy mạnh liên kết các cơ sở trợ giúp xã hội trong từng địa phương, giữa các vùng trong công tác trợ giúp xã hội về đào tạo nguồn nhân lực và chia sẻ kinh nghiệm; liên kết triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tại trung ương và địa phương; tăng cường phối kết hợp giữa các địa phương với nhau, giữa các vùng trong công tác quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội. Tăng cường liên kết, hợp tác với các nước trong khu vực và các quốc gia về lĩnh vực trợ giúp xã hội và cai nghiện ma túy.
d) Mở rộng liên kết đào tạo với các tổ chức, các nước có hệ thống an sinh xã hội phát triển.
đ) Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội.
Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội
Phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội đủ năng lực, quy mô, đáp ứng nhu cầu tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ công về trợ giúp xã hội của các nhóm đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội. Từng bước hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm cung cấp dịch vụ về trợ giúp xã hội theo tiêu chuẩn quốc gia và tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế.
Bảo vệ môi trường
Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, phù hợp điều kiện địa lý tự nhiên, ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu theo đặc thù từng vùng, miền trong cả nước.
Đảm bảo nguồn lực tài chính
a) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch này được bố trí trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước của các bộ, ngành liên quan, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo về thời hạn, tiến độ thực hiện.
c) Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thông qua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác. Các bộ, ngành liên quan và các địa phương chủ động bố trí, lồng ghép các nhiệm vụ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này.