Đảm bảo các điều kiện cần thiết trong công tác theo dõi thi hành pháp luậtQua 10 năm triển khai Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ quy định về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP), công tác theo dõi thi hành pháp luật trong tổ chức và hoạt động của các Bộ, cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố, tăng cường. Tuy nhiên, công tác này cũng đã phát sinh nhiều vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn thi hành.Theo đó, về điều kiện bảo đảm thi hành, hiện nay Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế hiện nay đang được nghiên cứu, sửa đổi; Thông tư số 338/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 42/2022/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 06/7/2022) hướng dẫn về kinh phí theo dõi thi hành pháp luật (THPL) cũng chưa quy định đầy đủ, cụ thể các đầu mục chi cho hoạt động theo dõi THPL.
Từ những bất cập trong quy định về tổ chức bộ máy, biên chế và kinh phí dành cho công tác pháp chế nói chung và theo dõi THPL nói riêng đã dẫn đến chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi THPL của các bộ, ngành, địa phương thời gian qua chưa thực sự đáp ứng được mục đích của công tác theo dõi THPL là kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả THPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật...
Qua theo dõi, Bộ Tư pháp nhận thấy, việc kiện toàn tổ chức, bộ máy và biên chế làm công tác theo dõi THPL tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Nhiều bộ, ngành, địa phương không bố trí được biên chế làm công tác pháp chế nên khó khăn cho việc tổ chức thực hiện công tác pháp chế nói chung và theo dõi THPL nói riêng. Tại các Sở Tư pháp do thay đổi cơ cấu tổ chức của các phòng, ban. Vì vậy, mảng công tác theo dõi tình hình THPL cũng được sắp xếp lại.
Bên cạnh đó, nguồn kinh phí bố trí cho công tác theo dõi THPL rất hạn hẹp. Công tác phối hợp trong theo dõi tình hình THPL tại một số Bộ, ngành, địa phương vẫn chưa thực sự hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác theo dõi tình hình THPL vẫn còn hạn chế, chưa xây dựng được hệ thống kết nối thông tin giữa Bộ Tư pháp với các bộ, ngành, địa phương, do đó việc tổng hợp, xây dựng báo cáo của Bộ Tư pháp cũng như các bộ, ngành, địa phương còn mất nhiều thời gian.
Ngoài ra, việc triển khai các hoạt động theo dõi THPL ở nhiều bộ, ngành và địa phương vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy vai trò, hiệu quả của công tác theo dõi THPL. Cụ thể, việc ban hành Kế hoạch theo dõi THPL hàng năm còn chưa được một số cơ quan thực hiện đầy đủ, theo đúng quy định. Việc thực hiện chế độ báo cáo theo dõi tình hình THPL định kỳ hằng năm cũng không được nhiều cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nghiêm túc và gửi về Bộ Tư pháp theo quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP). Bên cạnh đó, chất lượng báo cáo của một số bộ, ngành và địa phương chưa cao, còn thiếu nhiều tiêu chí, số liệu bỏ trống trong quá trình thống kê, tổng hợp.
Để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và theo dõi tình hình THPL trong thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác này. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về lý luận đối với những vấn đề trực tiếp liên quan đến tổ chức THPL và đẩy mạnh hoàn thiện thể chế theo dõi tình hình THPL. Để giải quyết những tồn tại trên thực tiễn, cần nghiên cứu, sớm xây dựng và triển khai Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức THPL giai đoạn 2025 - 2030”.
Cùng với đó, tiếp tục kiện toàn và đổi mới về tổ chức, bộ máy, biên chế, tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác theo dõi tình hình THPL. Trong đó giải pháp then chốt là xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời cần có những chính sách thỏa đáng về cơ chế, chế độ ưu tiên, thu hút đối với những người làm công tác theo dõi tình hình THPL.
Đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động theo dõi tình hình THPL theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình theo dõi tình hình THPL, đặc biệt là việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp về tình hình THPL. Cơ quan nhà nước cần chủ động thiết lập các kênh thông tin tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp theo các hình thức đa dạng, linh hoạt và xử lý một cách công khai, minh bạch theo đúng thẩm quyền.
Song song với đó, cần đổi mới về cơ chế phối hợp trong hoạt động theo dõi tình hình THPL. Theo đó, Chính phủ với vai trò là chủ thể theo dõi tình hình THPL cần thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ với các chủ thể khác trong hệ thống chính trị như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác trong quá trình triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo dõi tình hình THPL.
Đảm bảo các điều kiện cần thiết trong công tác theo dõi thi hành pháp luật
29/03/2024
Qua 10 năm triển khai Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ quy định về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP), công tác theo dõi thi hành pháp luật trong tổ chức và hoạt động của các Bộ, cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố, tăng cường. Tuy nhiên, công tác này cũng đã phát sinh nhiều vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn thi hành.
Theo đó, về điều kiện bảo đảm thi hành, hiện nay Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế hiện nay đang được nghiên cứu, sửa đổi; Thông tư số 338/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 42/2022/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 06/7/2022) hướng dẫn về kinh phí theo dõi thi hành pháp luật (THPL) cũng chưa quy định đầy đủ, cụ thể các đầu mục chi cho hoạt động theo dõi THPL.
Từ những bất cập trong quy định về tổ chức bộ máy, biên chế và kinh phí dành cho công tác pháp chế nói chung và theo dõi THPL nói riêng đã dẫn đến chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi THPL của các bộ, ngành, địa phương thời gian qua chưa thực sự đáp ứng được mục đích của công tác theo dõi THPL là kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả THPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật...
Qua theo dõi, Bộ Tư pháp nhận thấy, việc kiện toàn tổ chức, bộ máy và biên chế làm công tác theo dõi THPL tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Nhiều bộ, ngành, địa phương không bố trí được biên chế làm công tác pháp chế nên khó khăn cho việc tổ chức thực hiện công tác pháp chế nói chung và theo dõi THPL nói riêng. Tại các Sở Tư pháp do thay đổi cơ cấu tổ chức của các phòng, ban. Vì vậy, mảng công tác theo dõi tình hình THPL cũng được sắp xếp lại.
Bên cạnh đó, nguồn kinh phí bố trí cho công tác theo dõi THPL rất hạn hẹp. Công tác phối hợp trong theo dõi tình hình THPL tại một số Bộ, ngành, địa phương vẫn chưa thực sự hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác theo dõi tình hình THPL vẫn còn hạn chế, chưa xây dựng được hệ thống kết nối thông tin giữa Bộ Tư pháp với các bộ, ngành, địa phương, do đó việc tổng hợp, xây dựng báo cáo của Bộ Tư pháp cũng như các bộ, ngành, địa phương còn mất nhiều thời gian.
Ngoài ra, việc triển khai các hoạt động theo dõi THPL ở nhiều bộ, ngành và địa phương vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy vai trò, hiệu quả của công tác theo dõi THPL. Cụ thể, việc ban hành Kế hoạch theo dõi THPL hàng năm còn chưa được một số cơ quan thực hiện đầy đủ, theo đúng quy định. Việc thực hiện chế độ báo cáo theo dõi tình hình THPL định kỳ hằng năm cũng không được nhiều cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nghiêm túc và gửi về Bộ Tư pháp theo quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP). Bên cạnh đó, chất lượng báo cáo của một số bộ, ngành và địa phương chưa cao, còn thiếu nhiều tiêu chí, số liệu bỏ trống trong quá trình thống kê, tổng hợp.
Để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và theo dõi tình hình THPL trong thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác này. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về lý luận đối với những vấn đề trực tiếp liên quan đến tổ chức THPL và đẩy mạnh hoàn thiện thể chế theo dõi tình hình THPL. Để giải quyết những tồn tại trên thực tiễn, cần nghiên cứu, sớm xây dựng và triển khai Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức THPL giai đoạn 2025 - 2030”.
Cùng với đó, tiếp tục kiện toàn và đổi mới về tổ chức, bộ máy, biên chế, tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác theo dõi tình hình THPL. Trong đó giải pháp then chốt là xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời cần có những chính sách thỏa đáng về cơ chế, chế độ ưu tiên, thu hút đối với những người làm công tác theo dõi tình hình THPL.
Đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động theo dõi tình hình THPL theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình theo dõi tình hình THPL, đặc biệt là việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp về tình hình THPL. Cơ quan nhà nước cần chủ động thiết lập các kênh thông tin tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp theo các hình thức đa dạng, linh hoạt và xử lý một cách công khai, minh bạch theo đúng thẩm quyền.
Song song với đó, cần đổi mới về cơ chế phối hợp trong hoạt động theo dõi tình hình THPL. Theo đó, Chính phủ với vai trò là chủ thể theo dõi tình hình THPL cần thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ với các chủ thể khác trong hệ thống chính trị như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác trong quá trình triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo dõi tình hình THPL.