Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Rà soát, quy định những chính sách ưu việt, đặc thù nhấtDự kiến, sáng nay (27/11), Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ về dự án Luật quan trọng này, một số ý kiến đại biểu đề nghị rà soát, quy định các cơ chế, chính sách theo hướng thuận lợi nhất để TP Hà Nội có được sự tự chủ và năng động, linh hoạt hơn trong việc điều hành và thu hút đầu tư, quản lý nguồn kinh phí, con người.Tạo sự tự chủ hơn cho Hà Nội trong thu hút đầu tư
Nhấn mạnh những bước phát triển năng động của Thủ đô Hà Nội thời gian qua, Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Thái Nguyên) bày tỏ mong muốn trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), bên cạnh việc gìn giữ những nét văn hóa, lịch sử đặc trưng, đặc thù của TP, sẽ có các quy định đặc thù và cơ chế “cởi trói” nhất để Thủ đô có sự tự chủ và năng động, linh hoạt hơn trong việc điều hành và thu hút đầu tư, quản lý nguồn kinh phí, con người; qua đó, phát huy được hết những tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô.
“Chúng tôi đều mong muốn, những chính sách áp dụng hiệu quả với Thủ đô sẽ sớm được sơ kết, tổng kết để triển khai ngay ở các địa phương khác”, bà Nguyễn Thanh Hải cho hay. Với quan điểm như vậy, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên cho rằng, Luật không nên quy định quá ràng buộc về số lượng đại biểu HĐND, mà cần để Thủ đô có thẩm quyền tự quyết định.
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát, làm rõ và nổi bật hơn các quy định mang tính đặc thù vượt trội và đột phá về thể chế nhằm phát huy thế mạnh riêng có của Hà Nội - Thủ đô của cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại; tăng tính chủ động, phù hợp với khả năng đáp ứng và điều kiện bảo đảm trong tương lai dài hạn.
Về những nội dung cụ thể, Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh tán thành với quy định trong dự thảo Luật, theo đó giao quyền cho TP Hà Nội về quyết định biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức nhằm tạo sự chủ động để TP hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn vượt trội. Tuy nhiên, Đại biểu đề nghị rà soát để bổ sung một số điều khoản cụ thể về cơ chế giám sát, giải trình của các nội dung được phân cấp, phân quyền nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, rõ trách nhiệm.
Đối với quy định liên quan đến quản lý đô thị, chính quyền đô thị, Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) đề nghị cần tiếp tục rút kinh nghiệm từ quá trình thí điểm cơ chế đặc thù của các TP trực thuộc Trung ương như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ để quy định vào dự thảo Luật những chính sách ưu việt, đặc thù nhất.
Bên cạnh đó, Đại biểu cũng đề nghị quan tâm tới một số cơ chế đặc thù đang được áp dụng tại các đô thị loại 1 thuộc tỉnh, như cơ chế thu hút các khu kinh tế, khu công nghiệp của các tỉnh Khánh Hòa, Thanh Hóa, Nghệ An; cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị di sản UNESCO ở Huế… để bảo đảm hội tụ “tinh hoa” của các cơ chế, chính sách khi sửa đổi Luật Thủ đô.
Những chính sách đặc thù đã được đánh giá tác động
Trên cơ sở báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ, Bộ Tư pháp đã có báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình bước đầu nội dung cơ bản của dự thảo Luật. Trong đó, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh tương đối toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực, không chỉ cơ chế, chính sách đặc thù trong một số lĩnh vực như Luật 2012 mà còn quy định về tổ chức chính quyền, việc phân quyền cho chính quyền địa phương trên địa bàn Thủ đô, cũng như việc liên kết, phát triển vùng Thủ đô.
Trong mỗi lĩnh vực đều quy định có tính trọng tâm, trọng điểm. Cùng với việc phân quyền mạnh mẽ, dự thảo Luật quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội và quy trình, thủ tục, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Mặt khác, dự thảo Luật quy định những chính sách đặc thù và vì vậy sẽ vượt hoặc khác với các Luật hiện hành. Điều này đã được phân tích, đánh giá tác động và sẽ là căn cứ tạo động lực mới trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô theo hướng toàn diện và bền vững.
Ngoài ra, dự thảo Luật quy định theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền; mở rộng chủ thể, đối tượng phân cấp, ủy quyền nhằm phát huy tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan được ủy quyền cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết các thủ tục hành chính; bảo đảm việc ủy quyền hợp lý giữa các cấp chính quyền theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát Nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian, gây nhũng nhiễu.Minh Ngọc
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Rà soát, quy định những chính sách ưu việt, đặc thù nhất
27/11/2023
Dự kiến, sáng nay (27/11), Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ về dự án Luật quan trọng này, một số ý kiến đại biểu đề nghị rà soát, quy định các cơ chế, chính sách theo hướng thuận lợi nhất để TP Hà Nội có được sự tự chủ và năng động, linh hoạt hơn trong việc điều hành và thu hút đầu tư, quản lý nguồn kinh phí, con người.
Tạo sự tự chủ hơn cho Hà Nội trong thu hút đầu tư
Nhấn mạnh những bước phát triển năng động của Thủ đô Hà Nội thời gian qua, Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Thái Nguyên) bày tỏ mong muốn trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), bên cạnh việc gìn giữ những nét văn hóa, lịch sử đặc trưng, đặc thù của TP, sẽ có các quy định đặc thù và cơ chế “cởi trói” nhất để Thủ đô có sự tự chủ và năng động, linh hoạt hơn trong việc điều hành và thu hút đầu tư, quản lý nguồn kinh phí, con người; qua đó, phát huy được hết những tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô.
“Chúng tôi đều mong muốn, những chính sách áp dụng hiệu quả với Thủ đô sẽ sớm được sơ kết, tổng kết để triển khai ngay ở các địa phương khác”, bà Nguyễn Thanh Hải cho hay. Với quan điểm như vậy, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên cho rằng, Luật không nên quy định quá ràng buộc về số lượng đại biểu HĐND, mà cần để Thủ đô có thẩm quyền tự quyết định.
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát, làm rõ và nổi bật hơn các quy định mang tính đặc thù vượt trội và đột phá về thể chế nhằm phát huy thế mạnh riêng có của Hà Nội - Thủ đô của cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại; tăng tính chủ động, phù hợp với khả năng đáp ứng và điều kiện bảo đảm trong tương lai dài hạn.
Về những nội dung cụ thể, Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh tán thành với quy định trong dự thảo Luật, theo đó giao quyền cho TP Hà Nội về quyết định biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức nhằm tạo sự chủ động để TP hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn vượt trội. Tuy nhiên, Đại biểu đề nghị rà soát để bổ sung một số điều khoản cụ thể về cơ chế giám sát, giải trình của các nội dung được phân cấp, phân quyền nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, rõ trách nhiệm.
Đối với quy định liên quan đến quản lý đô thị, chính quyền đô thị, Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) đề nghị cần tiếp tục rút kinh nghiệm từ quá trình thí điểm cơ chế đặc thù của các TP trực thuộc Trung ương như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ để quy định vào dự thảo Luật những chính sách ưu việt, đặc thù nhất.
Bên cạnh đó, Đại biểu cũng đề nghị quan tâm tới một số cơ chế đặc thù đang được áp dụng tại các đô thị loại 1 thuộc tỉnh, như cơ chế thu hút các khu kinh tế, khu công nghiệp của các tỉnh Khánh Hòa, Thanh Hóa, Nghệ An; cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị di sản UNESCO ở Huế… để bảo đảm hội tụ “tinh hoa” của các cơ chế, chính sách khi sửa đổi Luật Thủ đô.
Những chính sách đặc thù đã được đánh giá tác động
Trên cơ sở báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ, Bộ Tư pháp đã có báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình bước đầu nội dung cơ bản của dự thảo Luật. Trong đó, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh tương đối toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực, không chỉ cơ chế, chính sách đặc thù trong một số lĩnh vực như Luật 2012 mà còn quy định về tổ chức chính quyền, việc phân quyền cho chính quyền địa phương trên địa bàn Thủ đô, cũng như việc liên kết, phát triển vùng Thủ đô.
Trong mỗi lĩnh vực đều quy định có tính trọng tâm, trọng điểm. Cùng với việc phân quyền mạnh mẽ, dự thảo Luật quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội và quy trình, thủ tục, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Mặt khác, dự thảo Luật quy định những chính sách đặc thù và vì vậy sẽ vượt hoặc khác với các Luật hiện hành. Điều này đã được phân tích, đánh giá tác động và sẽ là căn cứ tạo động lực mới trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô theo hướng toàn diện và bền vững.
Ngoài ra, dự thảo Luật quy định theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền; mở rộng chủ thể, đối tượng phân cấp, ủy quyền nhằm phát huy tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan được ủy quyền cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết các thủ tục hành chính; bảo đảm việc ủy quyền hợp lý giữa các cấp chính quyền theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát Nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian, gây nhũng nhiễu.
Minh Ngọc