Đưa Nghị quyết 27/NQ-TW vào cuộc sống: Khắc phục tình trạng pháp luật thiếu tính ổn địnhNghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới” đã đặt ra yêu cầu cắt bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp...Để hiện thực hóa điều này, ông Đỗ Đức Hiển, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, trước mắt, cùng với việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong xây dựng pháp luật, cần rất chú trọng khắc phục tình trạng pháp luật thiếu tính ổn định.
Tính khả thi, hợp lý của các văn bản luật vẫn là thách thức lớn
Tại Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2022, những tháng đầu năm 2023, Chính phủ đánh giá cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Ông nhìn nhận thế nào về đánh giá này?
- Trước hết, tôi cơ bản tán thành Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2022, những tháng đầu năm 2023. Có thể nói, trong điều kiện rất nhiều khó khăn, thách thức, những kết quả đã đạt được là rất đáng trân trọng. Bên cạnh đó, Báo cáo cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập trong công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Để làm rõ hơn, tôi xin tập trung vào 2 nhóm vấn đề vốn được coi là trụ cột của CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Về thể chế pháp luật, sau gần 20 năm thực hiện Chiến lược về hoàn thiện pháp luật và nhất là từ sau khi có Hiến pháp năm 2013 đến nay, chúng ta đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do có nhiều chủ thể ở các cấp khác nhau được ban hành văn bản nên việc bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống cũng như bảo đảm chất lượng, tính khả thi, hợp lý của các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) còn là thách thức lớn.
Mặc dù Quốc hội (QH), Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ đã rất nỗ lực trong công tác xây dựng pháp luật, nhưng đâu đó vẫn còn có những phản ánh về sự chồng chéo trong một số quy định hoặc còn có khoảng trống do pháp luật chưa theo kịp sự phát triển của đời sống KTXH. Đặc biệt, qua tổng hợp, rà soát và qua phát biểu của các vị đại biểu QH tại phiên thảo luận về KTXH cho thấy những vướng mắc, bất cập thường gặp phải khi thực hiện các văn bản dưới luật, mà chủ yếu là thông tư của một số bộ, cơ quan. Điều này thể hiện rất rõ trong một số lĩnh vực như đấu thầu thuốc, vật tư y tế; tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, đăng kiểm xe ô tô...
Ở một góc độ khác, mặc dù các bộ, cơ quan khá tích cực trong việc rà soát thủ tục hành chính (TTHC) trong văn bản QPPL nhưng việc thực thi các phương án đơn giản hóa còn mức độ, từ đầu nhiệm kỳ đến hết quý I chỉ đạt 36% đối với quy định về kinh doanh, 12% đối với quy định về phân cấp giải quyết TTHC. Có quy định đã được doanh nghiệp, các hiệp hội và dư luận phản ánh là vướng mắc, Chính phủ đã có phương án sửa đổi từ năm 2018 nhưng đến nay chưa được thực thi, cụ thể là một số quy định của Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Những chậm trễ nêu trên trong một số trường hợp có thể dẫn tới tình trạng thiếu nhất quán trong công tác quản lý.
Về tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, mặc dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhưng gần đây nổi lên một số bất cập trong công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; việc phân cấp, phân quyền tuy chú trọng nhưng còn hình thức, thể hiện qua việc cấp trên giao nhiệm vụ nhưng không bố trí nguồn lực để cấp dưới thực hiện hoặc vẫn yêu cầu xin ý kiến, thỏa thuận, xin chủ trương.
Đặc biệt, như nhiều đại biểu QH đã phản ánh, có tình trạng một số cán bộ, công chức, viên chức còn có tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, thậm chí đùn đẩy, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền. Tình trạng trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ vẫn tiếp diễn ở một số lĩnh vực, địa bàn. Một số cơ quan, địa phương còn có tình trạng cán bộ, công chức, viên chức xin thôi hoặc bỏ việc.
Những hạn chế, bất cập trên đây đã và đang ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của công tác quản lý, điều hành; ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta. Điều đáng nói hơn là những hạn chế, bất cập này gây nhiều phiền phức cho doanh nghiệp, người dân đã và đang gặp nhiều khó khăn.
Hạn chế tối đa quy trình xin ý kiến, xin chủ trương
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đã đặt ra yêu cầu “đẩy mạnh CCHC...,“đơn giản hóa TTHC, cắt bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, cản trở cạnh tranh lành mạnh”. Đại biểu có thể đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt chủ trương này?
- Để thực hiện tốt chủ trương mà Nghị quyết số 27-NQ/TW đã đề ra, theo tôi, cần tập trung vào một số giải pháp như sau.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, một mặt để tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc hiện tại, mặt khác mở đường cho kiến tạo phát triển, tập trung vào 2 trọng tâm. Trước mắt, cùng với việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng văn bản QPPL, cần rất chú trọng khắc phục tình trạng pháp luật thiếu tính ổn định. Trong điều kiện phát sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp, pháp luật chưa thể dự liệu hết, cần thí điểm, thiết lập các vùng đặc thù chính sách với thời gian, địa bàn cụ thể, vừa bảo đảm không phá vỡ tính thống nhất, đồng bộ của thể chế chính sách chung, vừa kịp thời, linh hoạt.
Về lâu dài, cần từng bước đơn giản hóa, giảm tầng nấc, loại hình văn bản trong hệ thống văn bản QPPL; tăng cường xây dựng các đạo luật có nội dung cụ thể, hiệu lực trực tiếp; hạn chế việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Đặc biệt, chú trọng hơn đến cơ chế kiểm soát Thông tư cả trước và sau khi ban hành, khắc phục tình trạng khép kín trong ban hành Thông tư.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng cần phát triển án lệ không chỉ phục vụ cho công tác xét xử mà còn làm cơ sở để đa dạng hóa nguồn của pháp luật, bổ sung vào những khoảng trống khi chưa kịp thời ban hành mới các quy định pháp luật. Tôi nhận thấy, đây cũng là vấn đề quan trọng và cần sớm nghiên cứu, xem xét trong quá trình nghiên cứu đề xuất việc đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật.
Đề nghị các bộ tăng cường kiểm soát TTHC trong văn bản QPPL; sớm thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm đồng bộ, nhất quán từ “kiểm soát trên văn bản” đến “kiểm soát việc thực thi”.
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương; trong phân cấp, phân quyền cần rành mạch, hạn chế tối đa quy trình xin ý kiến, thỏa thuận, xin chủ trương; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan được phân cấp, phân quyền, điều kiện bảo đảm thực hiện, trách nhiệm kiểm tra, giám sát. Đẩy mạnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, thực hiện cơ chế công khai tiến độ và kết quả giải quyết TTHC đến từng chuyên viên, cơ quan, tổ chức theo tinh thần Quyết định số 766/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cải cách tiền lương; đồng thời, sớm cụ thể hóa cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, trong đó có việc tăng cường cho phép thực hiện các mô hình thí điểm, làm thử như đã nêu ở trên.
CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và có phần nhạy cảm. Bên cạnh đó, để xử lý nội dung liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trong năm 2024 sẽ là một thách thức không nhỏ, nhất là việc thay đổi chính sách thu hút đầu tư từ ưu đãi về thuế sang tăng cường năng lực cạnh tranh. Do đó, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vừa là nhiệm vụ trước mắt, cũng là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi phải tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa, với sự tham gia tích cực và cộng đồng trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của từng cơ quan, tổ chức và người dân.
Qua theo dõi, tôi được biết, ngay sau phiên thảo luận của QH, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 493/TTg-KSTT yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả. Tôi cho rằng như vậy là rất kịp thời. Hy vọng rằng, với tinh thần này, công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của chúng ta sẽ có chuyển biến và đạt nhiều kết quả hơn khi báo cáo QH tại kỳ họp cuối năm.
Trân trọng cảm ơn Đại biểu!
Đưa Nghị quyết 27/NQ-TW vào cuộc sống: Khắc phục tình trạng pháp luật thiếu tính ổn định
06/06/2023
Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới” đã đặt ra yêu cầu cắt bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp...
Để hiện thực hóa điều này, ông Đỗ Đức Hiển, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, trước mắt, cùng với việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong xây dựng pháp luật, cần rất chú trọng khắc phục tình trạng pháp luật thiếu tính ổn định.
Tính khả thi, hợp lý của các văn bản luật vẫn là thách thức lớn
Tại Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2022, những tháng đầu năm 2023, Chính phủ đánh giá cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Ông nhìn nhận thế nào về đánh giá này?
- Trước hết, tôi cơ bản tán thành Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2022, những tháng đầu năm 2023. Có thể nói, trong điều kiện rất nhiều khó khăn, thách thức, những kết quả đã đạt được là rất đáng trân trọng. Bên cạnh đó, Báo cáo cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập trong công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Để làm rõ hơn, tôi xin tập trung vào 2 nhóm vấn đề vốn được coi là trụ cột của CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Về thể chế pháp luật, sau gần 20 năm thực hiện Chiến lược về hoàn thiện pháp luật và nhất là từ sau khi có Hiến pháp năm 2013 đến nay, chúng ta đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do có nhiều chủ thể ở các cấp khác nhau được ban hành văn bản nên việc bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống cũng như bảo đảm chất lượng, tính khả thi, hợp lý của các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) còn là thách thức lớn.
Mặc dù Quốc hội (QH), Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ đã rất nỗ lực trong công tác xây dựng pháp luật, nhưng đâu đó vẫn còn có những phản ánh về sự chồng chéo trong một số quy định hoặc còn có khoảng trống do pháp luật chưa theo kịp sự phát triển của đời sống KTXH. Đặc biệt, qua tổng hợp, rà soát và qua phát biểu của các vị đại biểu QH tại phiên thảo luận về KTXH cho thấy những vướng mắc, bất cập thường gặp phải khi thực hiện các văn bản dưới luật, mà chủ yếu là thông tư của một số bộ, cơ quan. Điều này thể hiện rất rõ trong một số lĩnh vực như đấu thầu thuốc, vật tư y tế; tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, đăng kiểm xe ô tô...
Ở một góc độ khác, mặc dù các bộ, cơ quan khá tích cực trong việc rà soát thủ tục hành chính (TTHC) trong văn bản QPPL nhưng việc thực thi các phương án đơn giản hóa còn mức độ, từ đầu nhiệm kỳ đến hết quý I chỉ đạt 36% đối với quy định về kinh doanh, 12% đối với quy định về phân cấp giải quyết TTHC. Có quy định đã được doanh nghiệp, các hiệp hội và dư luận phản ánh là vướng mắc, Chính phủ đã có phương án sửa đổi từ năm 2018 nhưng đến nay chưa được thực thi, cụ thể là một số quy định của Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Những chậm trễ nêu trên trong một số trường hợp có thể dẫn tới tình trạng thiếu nhất quán trong công tác quản lý.
Về tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, mặc dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhưng gần đây nổi lên một số bất cập trong công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; việc phân cấp, phân quyền tuy chú trọng nhưng còn hình thức, thể hiện qua việc cấp trên giao nhiệm vụ nhưng không bố trí nguồn lực để cấp dưới thực hiện hoặc vẫn yêu cầu xin ý kiến, thỏa thuận, xin chủ trương.
Đặc biệt, như nhiều đại biểu QH đã phản ánh, có tình trạng một số cán bộ, công chức, viên chức còn có tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, thậm chí đùn đẩy, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền. Tình trạng trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ vẫn tiếp diễn ở một số lĩnh vực, địa bàn. Một số cơ quan, địa phương còn có tình trạng cán bộ, công chức, viên chức xin thôi hoặc bỏ việc.
Những hạn chế, bất cập trên đây đã và đang ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của công tác quản lý, điều hành; ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta. Điều đáng nói hơn là những hạn chế, bất cập này gây nhiều phiền phức cho doanh nghiệp, người dân đã và đang gặp nhiều khó khăn.
Hạn chế tối đa quy trình xin ý kiến, xin chủ trương
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đã đặt ra yêu cầu “đẩy mạnh CCHC...,“đơn giản hóa TTHC, cắt bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, cản trở cạnh tranh lành mạnh”. Đại biểu có thể đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt chủ trương này?
- Để thực hiện tốt chủ trương mà Nghị quyết số 27-NQ/TW đã đề ra, theo tôi, cần tập trung vào một số giải pháp như sau.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, một mặt để tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc hiện tại, mặt khác mở đường cho kiến tạo phát triển, tập trung vào 2 trọng tâm. Trước mắt, cùng với việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng văn bản QPPL, cần rất chú trọng khắc phục tình trạng pháp luật thiếu tính ổn định. Trong điều kiện phát sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp, pháp luật chưa thể dự liệu hết, cần thí điểm, thiết lập các vùng đặc thù chính sách với thời gian, địa bàn cụ thể, vừa bảo đảm không phá vỡ tính thống nhất, đồng bộ của thể chế chính sách chung, vừa kịp thời, linh hoạt.
Về lâu dài, cần từng bước đơn giản hóa, giảm tầng nấc, loại hình văn bản trong hệ thống văn bản QPPL; tăng cường xây dựng các đạo luật có nội dung cụ thể, hiệu lực trực tiếp; hạn chế việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Đặc biệt, chú trọng hơn đến cơ chế kiểm soát Thông tư cả trước và sau khi ban hành, khắc phục tình trạng khép kín trong ban hành Thông tư.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng cần phát triển án lệ không chỉ phục vụ cho công tác xét xử mà còn làm cơ sở để đa dạng hóa nguồn của pháp luật, bổ sung vào những khoảng trống khi chưa kịp thời ban hành mới các quy định pháp luật. Tôi nhận thấy, đây cũng là vấn đề quan trọng và cần sớm nghiên cứu, xem xét trong quá trình nghiên cứu đề xuất việc đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật.
Đề nghị các bộ tăng cường kiểm soát TTHC trong văn bản QPPL; sớm thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm đồng bộ, nhất quán từ “kiểm soát trên văn bản” đến “kiểm soát việc thực thi”.
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương; trong phân cấp, phân quyền cần rành mạch, hạn chế tối đa quy trình xin ý kiến, thỏa thuận, xin chủ trương; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan được phân cấp, phân quyền, điều kiện bảo đảm thực hiện, trách nhiệm kiểm tra, giám sát. Đẩy mạnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, thực hiện cơ chế công khai tiến độ và kết quả giải quyết TTHC đến từng chuyên viên, cơ quan, tổ chức theo tinh thần Quyết định số 766/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cải cách tiền lương; đồng thời, sớm cụ thể hóa cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, trong đó có việc tăng cường cho phép thực hiện các mô hình thí điểm, làm thử như đã nêu ở trên.
CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và có phần nhạy cảm. Bên cạnh đó, để xử lý nội dung liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trong năm 2024 sẽ là một thách thức không nhỏ, nhất là việc thay đổi chính sách thu hút đầu tư từ ưu đãi về thuế sang tăng cường năng lực cạnh tranh. Do đó, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vừa là nhiệm vụ trước mắt, cũng là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi phải tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa, với sự tham gia tích cực và cộng đồng trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của từng cơ quan, tổ chức và người dân.
Qua theo dõi, tôi được biết, ngay sau phiên thảo luận của QH, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 493/TTg-KSTT yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả. Tôi cho rằng như vậy là rất kịp thời. Hy vọng rằng, với tinh thần này, công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của chúng ta sẽ có chuyển biến và đạt nhiều kết quả hơn khi báo cáo QH tại kỳ họp cuối năm.
Trân trọng cảm ơn Đại biểu!