Sớm hoàn thiện chính sách, pháp luật về điều tra, xét xử thân thiện bảo vệ quyền, lợi ích cho trẻ emPháp luật hiện hành đều đã có quy định bảo vệ người dưới 18 tuổi khỏi các hành vi xâm hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, vấn nạn bạo lực đối với người chưa thành niên đã, đang và vẫn tiếp tục là vấn đề nhức nhối, đòi hỏi phải khẩn trương hoàn thiện chính sách, pháp luật về điều tra, xét xử thân thiện, bảo vệ được các quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em.Có khoảng 10 hình thức bạo lực với trẻ em
Việc trẻ em được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực, xâm hại, bỏ mặc và bóc lột là một quyền cơ bản của quy định trong Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp quốc. Hiến pháp năm 2013 cũng quy định “Nhà nước nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự đều đã có quy định bảo vệ người dưới 18 tuổi khỏi các hành vi xâm hại nghiêm trọng.
Tuy nhiên, vấn nạn bạo lực đối với người chưa thành niên (NCTN) đã, đang và vẫn tiếp tục là vấn đề nhức nhối. Trước thực trạng này, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu Báo cáo bạo lực đối với NCTN, tập trung vào các quy định pháp luật hình sự và chia sẻ kết quả nghiên cứu Báo cáo tại Hội thảo “Tham vấn hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự về phòng, chống xâm hại NCTN” tổ chức gần đây.
Dự thảo Báo cáo cho thấy, hiện có khoảng 10 hình thức bạo lực với trẻ em, gồm xâm hại thể chất và ngược đãi NCTN; bỏ mặc NCTN; xâm hại tình dục NCTN; mồi chài, dụ dỗ trực tuyến và giao tiếp có tính tình dục với NCTN; khiêu dâm trẻ em; bắt cóc và mua bán trẻ em; kết hôn trẻ em; lao động trẻ em. Với mỗi hình thức bạo lực này, nghiên cứu của Bộ Tư pháp đều khuyến nghị hướng hoàn thiện pháp luật hình sự.
Chẳng hạn, với xâm hại thể chất và ngược đãi NCTN, nghiên cứu khuyến nghị quy định tình tiết “phạm tội đối với người dưới 18 tuổi” là tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; thiết kế tội danh riêng về hành hạ, ngược đãi người dưới 18 tuổi với mức hình phạt nghiêm khắc; sửa đổi, bổ sung Luật Trẻ em theo hướng nâng độ tuổi của trẻ em lên 18 tuổi.
Hay với hình thức mồi chài, dụ dỗ trực tuyến và giao tiếp có tính tình dục với NCTN, Bộ khuyến nghị nghiên cứu quy định xử lý hình sự đối với hành vi mồi chài, dụ dỗ nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; rà soát để đảm bảo tội phạm hóa đầy đủ các hành vi xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng. Còn với hình thức xâm hại tình dục NCTN, nghiên cứu khuyến nghị sửa đổi Bộ luật Hình sự (BLHS) để xóa bỏ sự tách bạch giữa hiếp dâm và cưỡng dâm; sửa đổi Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi) để áp dụng với cả người dưới 18 tuổi…
Cần giải pháp xử lý tổng thể
TS Lê Văn Thành (Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an) đánh giá, BLHS năm 2015 đã thể hiện nhiều quan điểm tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta trong chính sách bảo vệ trẻ em và NCTN cũng như trong chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, qua rà soát và qua trao đổi thông tin với Công an các đơn vị, địa phương, các quy định của BLHS hiện nay liên quan đến vấn đề xâm hại trẻ em vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Từ đó, ông Thành đề xuất, TANDTC cần nhanh chóng xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết các điều luật có liên quan đến tội phạm xâm hại trẻ em và NCTN. Trong đó, tập trung vào hướng dẫn áp dụng thống nhất các tình tiết mang tính định tính ở cả phần chung và phần các tội phạm của BLHS năm 2015; ban hành văn bản hướng dẫn các quy định về phòng, chống ma túy đối với trẻ em, NCTN…
Ngoài ra, ông Thành cũng kiến nghị Quốc hội cần sớm nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015. Trong đó, liên quan đến tội phạm xâm hại trẻ em và NCTN cần tập trung xem xét tăng mức hình phạt đối với các tội xâm hại trẻ em, đặc biệt là tội xâm hại tình dục với trẻ em; hoàn thiện các chế định về đồng phạm, miễn trách nhiệm hình sự, phạm vi chịu trách nhiệm hình sự, chuẩn bị phạm tội, xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội…
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và quản lý khoa học (TANDTC) Nguyễn Văn Tùng chia sẻ, trẻ em là nạn nhân bị bạo lực trong các vụ án hình sự thường có các biểu hiện như mặc cảm, sợ hãi, không muốn tiết lộ hoặc để người khác biết về các bí mật hoặc cuộc sống tủi nhục trong quá khứ mà các em đã phải gánh chịu. Các em thường tự ti, thiếu niềm tin vào các cơ quan chức năng, thậm chí có thái độ hằn học, giận dữ, bất hợp tác với những người đang giúp đỡ, bảo vệ mình. Do đó, ông Tùng nhấn mạnh bảo vệ nạn nhân là trẻ em trong quá trình xét xử vụ án hình sự vừa là yêu cầu, quy định của pháp luật, vừa mang tính nhân đạo của chế độ xã hội. Hơn ai hết, thẩm phán cần có nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề này để đảm bảo thực hiện tốt việc bảo vệ nạn nhân là trẻ em trong các vụ án hình sự.
Từ góc độ cơ quan điều tra, Thượng tá Khổng Ngọc Oanh (Điều tra viên cao cấp, Trưởng bộ phận phòng, chống xâm hại trẻ em, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an) đã nêu những quy định về thủ tục điều tra thân thiện đối với NCTN như chấp hành pháp luật ngay từ khâu tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác, kiến nghị khởi tố và quá trình điều tra, truy tố xét xử; có kỹ năng áp dụng ngay lập tức các biện pháp đảm bảo nạn nhân không tiếp tục bị xâm hại… Đồng thời, Thượng tá Oanh đề nghị hoàn thiện, đồng bộ chính sách pháp luật về điều tra thân thiện, trong đó các biện pháp, thủ tục về điều tra thân thiện phải thống nhất được các quy định về giám định (nhất là giám định tình dục), trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và người dân…
Đặc biệt, các chuyên gia đều mong muốn và kỳ vọng rằng các vấn đề khó khăn, vướng mắc này sẽ được xử lý tổng thể trong dự thảo Luật Tư pháp NCTN (đang được TANDTC đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024).
Sớm hoàn thiện chính sách, pháp luật về điều tra, xét xử thân thiện bảo vệ quyền, lợi ích cho trẻ em
24/04/2023
Pháp luật hiện hành đều đã có quy định bảo vệ người dưới 18 tuổi khỏi các hành vi xâm hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, vấn nạn bạo lực đối với người chưa thành niên đã, đang và vẫn tiếp tục là vấn đề nhức nhối, đòi hỏi phải khẩn trương hoàn thiện chính sách, pháp luật về điều tra, xét xử thân thiện, bảo vệ được các quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
Có khoảng 10 hình thức bạo lực với trẻ em
Việc trẻ em được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực, xâm hại, bỏ mặc và bóc lột là một quyền cơ bản của quy định trong Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp quốc. Hiến pháp năm 2013 cũng quy định “Nhà nước nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự đều đã có quy định bảo vệ người dưới 18 tuổi khỏi các hành vi xâm hại nghiêm trọng.
Tuy nhiên, vấn nạn bạo lực đối với người chưa thành niên (NCTN) đã, đang và vẫn tiếp tục là vấn đề nhức nhối. Trước thực trạng này, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu Báo cáo bạo lực đối với NCTN, tập trung vào các quy định pháp luật hình sự và chia sẻ kết quả nghiên cứu Báo cáo tại Hội thảo “Tham vấn hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự về phòng, chống xâm hại NCTN” tổ chức gần đây.
Dự thảo Báo cáo cho thấy, hiện có khoảng 10 hình thức bạo lực với trẻ em, gồm xâm hại thể chất và ngược đãi NCTN; bỏ mặc NCTN; xâm hại tình dục NCTN; mồi chài, dụ dỗ trực tuyến và giao tiếp có tính tình dục với NCTN; khiêu dâm trẻ em; bắt cóc và mua bán trẻ em; kết hôn trẻ em; lao động trẻ em. Với mỗi hình thức bạo lực này, nghiên cứu của Bộ Tư pháp đều khuyến nghị hướng hoàn thiện pháp luật hình sự.
Chẳng hạn, với xâm hại thể chất và ngược đãi NCTN, nghiên cứu khuyến nghị quy định tình tiết “phạm tội đối với người dưới 18 tuổi” là tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; thiết kế tội danh riêng về hành hạ, ngược đãi người dưới 18 tuổi với mức hình phạt nghiêm khắc; sửa đổi, bổ sung Luật Trẻ em theo hướng nâng độ tuổi của trẻ em lên 18 tuổi.
Hay với hình thức mồi chài, dụ dỗ trực tuyến và giao tiếp có tính tình dục với NCTN, Bộ khuyến nghị nghiên cứu quy định xử lý hình sự đối với hành vi mồi chài, dụ dỗ nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; rà soát để đảm bảo tội phạm hóa đầy đủ các hành vi xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng. Còn với hình thức xâm hại tình dục NCTN, nghiên cứu khuyến nghị sửa đổi Bộ luật Hình sự (BLHS) để xóa bỏ sự tách bạch giữa hiếp dâm và cưỡng dâm; sửa đổi Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi) để áp dụng với cả người dưới 18 tuổi…
Cần giải pháp xử lý tổng thể
TS Lê Văn Thành (Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an) đánh giá, BLHS năm 2015 đã thể hiện nhiều quan điểm tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta trong chính sách bảo vệ trẻ em và NCTN cũng như trong chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, qua rà soát và qua trao đổi thông tin với Công an các đơn vị, địa phương, các quy định của BLHS hiện nay liên quan đến vấn đề xâm hại trẻ em vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Từ đó, ông Thành đề xuất, TANDTC cần nhanh chóng xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết các điều luật có liên quan đến tội phạm xâm hại trẻ em và NCTN. Trong đó, tập trung vào hướng dẫn áp dụng thống nhất các tình tiết mang tính định tính ở cả phần chung và phần các tội phạm của BLHS năm 2015; ban hành văn bản hướng dẫn các quy định về phòng, chống ma túy đối với trẻ em, NCTN…
Ngoài ra, ông Thành cũng kiến nghị Quốc hội cần sớm nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015. Trong đó, liên quan đến tội phạm xâm hại trẻ em và NCTN cần tập trung xem xét tăng mức hình phạt đối với các tội xâm hại trẻ em, đặc biệt là tội xâm hại tình dục với trẻ em; hoàn thiện các chế định về đồng phạm, miễn trách nhiệm hình sự, phạm vi chịu trách nhiệm hình sự, chuẩn bị phạm tội, xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội…
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và quản lý khoa học (TANDTC) Nguyễn Văn Tùng chia sẻ, trẻ em là nạn nhân bị bạo lực trong các vụ án hình sự thường có các biểu hiện như mặc cảm, sợ hãi, không muốn tiết lộ hoặc để người khác biết về các bí mật hoặc cuộc sống tủi nhục trong quá khứ mà các em đã phải gánh chịu. Các em thường tự ti, thiếu niềm tin vào các cơ quan chức năng, thậm chí có thái độ hằn học, giận dữ, bất hợp tác với những người đang giúp đỡ, bảo vệ mình. Do đó, ông Tùng nhấn mạnh bảo vệ nạn nhân là trẻ em trong quá trình xét xử vụ án hình sự vừa là yêu cầu, quy định của pháp luật, vừa mang tính nhân đạo của chế độ xã hội. Hơn ai hết, thẩm phán cần có nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề này để đảm bảo thực hiện tốt việc bảo vệ nạn nhân là trẻ em trong các vụ án hình sự.
Từ góc độ cơ quan điều tra, Thượng tá Khổng Ngọc Oanh (Điều tra viên cao cấp, Trưởng bộ phận phòng, chống xâm hại trẻ em, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an) đã nêu những quy định về thủ tục điều tra thân thiện đối với NCTN như chấp hành pháp luật ngay từ khâu tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác, kiến nghị khởi tố và quá trình điều tra, truy tố xét xử; có kỹ năng áp dụng ngay lập tức các biện pháp đảm bảo nạn nhân không tiếp tục bị xâm hại… Đồng thời, Thượng tá Oanh đề nghị hoàn thiện, đồng bộ chính sách pháp luật về điều tra thân thiện, trong đó các biện pháp, thủ tục về điều tra thân thiện phải thống nhất được các quy định về giám định (nhất là giám định tình dục), trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và người dân…
Đặc biệt, các chuyên gia đều mong muốn và kỳ vọng rằng các vấn đề khó khăn, vướng mắc này sẽ được xử lý tổng thể trong dự thảo Luật Tư pháp NCTN (đang được TANDTC đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024).