Kế hoạch số 11-KH/TW của BCHTW về triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TWNgày 28/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 11-KH/TW ngày 28 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (sau đây gọi là Nghị quyết 27), Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch nhằm mục đích:
Nâng cao nhận thức, quyết tâm chính trị, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 27, tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương căn cứ Nghị quyết 27 và Kế hoạch của Bộ Chính trị, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và yêu cầu thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương mình chủ động xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết.
Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả Nghị quyết 27; có các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình triển khai thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết 27 đã đề ra.
Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện Nghị quyết 27; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình hành động.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về Hiến pháp và pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và yêu cầu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Kiên trì xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và toàn xã hội.
3. Thể chế hoá đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững. Tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, hội đồng nhân dân. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương. Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
4. Thể chế hoá đầy đủ và thực hiện hiệu quả cơ chế Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, nhất là dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục thể chế hoá, cụ thể hoá và thực hiện tốt các chủ trương, quan điểm của Đảng và quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân.
Về nhiệm vụ cụ thể
1. Đảng đoàn Quốc hội
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (thực hiện thường xuyên).
- Chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan liên quan tham mưu, chỉ đạo, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tất cả các lĩnh vực, nhất là: Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị; phát huy dân chủ, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực, thu hút, trọng dụng nhân tài; văn hóa, thông tin, truyền thông, thể thao, y tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; tư pháp, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đối ngoại và hội nhập quốc tế (thực hiện thường xuyên).
- Tham mưu cho Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật (hoàn thành trong năm 2023).
- Chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng Đề án về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả (hoàn thành trong năm 2024).
- Chủ trì, phối hợp Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Đề án đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đề án đổi mới cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp (hoàn thành trong năm 2024).
- Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện và nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng mở rộng và phát huy tốt hơn các hình thức dân chủ trực tiếp của Nhân dân (hoàn thành trong năm 2024).
2. Ban cán sự đảng Chính phủ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (thực hiện thường xuyên).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách, pháp luật; đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật (thực hiện thường xuyên).
- Chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp (thực hiện thường xuyên)
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý (thực hiện thường xuyên)
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, chỉ đạo việc bảo đảm và tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng hiệu quả kinh phí xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật (thực hiện thường xuyên)
- Chỉ đạo tham mưu quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công (hoàn thành trong năm 2023)
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực của cơ quan thực hiện quyền hành pháp đối với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp (hoàn thành trong năm 2024)
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo việc tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (cơ bản hoàn thành trong năm 2025)
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với các địa bàn đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (cơ bản hoàn thành trong năm 2030).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền khoa học, hợp lý, nâng cao trách nhiệm, gắn với bảo đảm nguồn lực, năng lực thực hiện pháp luật cho các địa phương và các bộ, cơ quan ngang bộ (cơ bản hoàn thành trong năm 2030).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo việc tiếp tục nâng cao chất lượng các cơ sở nghiên cứu, đào tạo pháp luật; rà soát, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo cử nhân luật; phát triển khoa học pháp lý, phát triển nguồn nhân lực pháp luật và tư pháp bảo đảm số lượng, chất lượng, có cơ cấu phù hợp (hoàn thành trước năm 2030).
3. Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý mọi hành vi can thiệp sai trái trong hoạt động tư pháp (hoàn thành trước năm 2025).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án hoàn thiện cơ chế quản trị toà án, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và độc lập của thẩm phán, hội thẩm khi xét xử (hoàn thành trước năm 2025)
- Chủ trì xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục tố tụng tư pháp rút gọn; kết hợp các phương thức phi tố tụng tư pháp với các phương thức tố tụng tư pháp (hoàn thành trước năm 2025)
- Chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam xây dựng Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả cơ chế Nhân dân tham gia xét xử tại toà án (hoàn thành trước năm 2025)
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền lập pháp (hoàn thành trước năm 2025)
4. Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự trong trường hợp chủ thể các quyền dân sự là nhóm dễ bị tổn thương hoặc trường hợp liên quan đến lợi ích công nhưng không có người đứng ra khởi kiện (hoàn thành trước năm 2025)
5. Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong kiểm soát quyền lực nhà nước (thực hiện thường xuyên)
6. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế Nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, quyền kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo và các quyền khác của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhân dân trong giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước (thực hiện thường xuyên)
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hoàn thành trước năm 2025)
- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam xây dựng Đề án hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, giải trình và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp Nhân dân đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (hoàn thành trước năm 2025)
7. Ban Tổ chức Trung ương
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu việc tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá, hoàn thiện, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” (thực hiện thường xuyên)
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu việc tăng cường lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thực hiện thường xuyên)
8. Ban Dân vận Trung ương
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” (thực hiện thường xuyên)
9. Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Tăng cường kiểm tra, giám sát; chỉ đạo, hướng dẫn ủy ban kiểm tra các cấp đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên có sai phạm. Chủ trì, phối hợp với các ban đảng tham mưu việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của ủy ban kiểm tra các cấp (thực hiện thường xuyên)
- Tham mưu cho Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán (hoàn thành trong năm 2023)
10. Ban Tuyên giáo Trung ương
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo các cơ quan báo chí, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tăng cường tuyên truyền về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham mưu công tác thông tin đối ngoại về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những thành tựu trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Việt Nam (thực hiện thường xuyên)
- Chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan liên quan ban hành kế hoạch và tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền nội dung Nghị quyết (hoàn thành trong quý I/2023).
11. Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, xây dựng hệ thống lý luận đầy đủ, toàn diện về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thống nhất nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thực hiện thường xuyên)
12. Ban Nội chính Trung ương
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết (thực hiện thường xuyên)
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo công tác của Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam và Đảng đoàn Liên đoàn Luật sư Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (thực hiện thường xuyên)
- Tham mưu cho Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (hoàn thành trong năm 2023)
- Nghiên cứu, đề xuất việc thành lập thiết chế mới về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (hoàn thành trong năm 2025).
13. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Chỉ đạo xây dựng cơ chế phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương; xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và cán bộ, đảng viên (thực hiện thường xuyên)
14. Văn phòng Trung ương Đảng
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tham mưu tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết và Kế hoạch của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết (tháng 12/2022).
- Phối hợp với Ban Nội chính Trung ương tham mưu xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc thực hiện Nghị quyết (thực hiện từ năm 2023), tổng hợp thông tin kết quả thực hiện Nghị quyết báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Kế hoạch số 11-KH/TW của BCHTW về triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW
30/11/2022
Ngày 28/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 11-KH/TW ngày 28 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (sau đây gọi là Nghị quyết 27), Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch nhằm mục đích:
Nâng cao nhận thức, quyết tâm chính trị, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 27, tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương căn cứ Nghị quyết 27 và Kế hoạch của Bộ Chính trị, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và yêu cầu thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương mình chủ động xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết.
Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả Nghị quyết 27; có các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình triển khai thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết 27 đã đề ra.
Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện Nghị quyết 27; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình hành động.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về Hiến pháp và pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và yêu cầu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Kiên trì xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và toàn xã hội.
3. Thể chế hoá đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững. Tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, hội đồng nhân dân. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương. Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
4. Thể chế hoá đầy đủ và thực hiện hiệu quả cơ chế Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, nhất là dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục thể chế hoá, cụ thể hoá và thực hiện tốt các chủ trương, quan điểm của Đảng và quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân.
Về nhiệm vụ cụ thể
1. Đảng đoàn Quốc hội
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (thực hiện thường xuyên).
- Chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan liên quan tham mưu, chỉ đạo, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tất cả các lĩnh vực, nhất là: Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị; phát huy dân chủ, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực, thu hút, trọng dụng nhân tài; văn hóa, thông tin, truyền thông, thể thao, y tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; tư pháp, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đối ngoại và hội nhập quốc tế (thực hiện thường xuyên).
- Tham mưu cho Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật (hoàn thành trong năm 2023).
- Chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng Đề án về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả (hoàn thành trong năm 2024).
- Chủ trì, phối hợp Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Đề án đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đề án đổi mới cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp (hoàn thành trong năm 2024).
- Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện và nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng mở rộng và phát huy tốt hơn các hình thức dân chủ trực tiếp của Nhân dân (hoàn thành trong năm 2024).
2. Ban cán sự đảng Chính phủ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (thực hiện thường xuyên).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách, pháp luật; đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật (thực hiện thường xuyên).
- Chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp (thực hiện thường xuyên).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý (thực hiện thường xuyên).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, chỉ đạo việc bảo đảm và tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng hiệu quả kinh phí xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật (thực hiện thường xuyên).
- Chỉ đạo tham mưu quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công (hoàn thành trong năm 2023).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực của cơ quan thực hiện quyền hành pháp đối với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp (hoàn thành trong năm 2024).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo việc tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (cơ bản hoàn thành trong năm 2025).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với các địa bàn đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (cơ bản hoàn thành trong năm 2030).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền khoa học, hợp lý, nâng cao trách nhiệm, gắn với bảo đảm nguồn lực, năng lực thực hiện pháp luật cho các địa phương và các bộ, cơ quan ngang bộ (cơ bản hoàn thành trong năm 2030).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo việc tiếp tục nâng cao chất lượng các cơ sở nghiên cứu, đào tạo pháp luật; rà soát, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo cử nhân luật; phát triển khoa học pháp lý, phát triển nguồn nhân lực pháp luật và tư pháp bảo đảm số lượng, chất lượng, có cơ cấu phù hợp (hoàn thành trước năm 2030).
3. Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý mọi hành vi can thiệp sai trái trong hoạt động tư pháp (hoàn thành trước năm 2025).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án hoàn thiện cơ chế quản trị toà án, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và độc lập của thẩm phán, hội thẩm khi xét xử (hoàn thành trước năm 2025).
- Chủ trì xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục tố tụng tư pháp rút gọn; kết hợp các phương thức phi tố tụng tư pháp với các phương thức tố tụng tư pháp (hoàn thành trước năm 2025).
- Chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam xây dựng Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả cơ chế Nhân dân tham gia xét xử tại toà án (hoàn thành trước năm 2025).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền lập pháp (hoàn thành trước năm 2025).
4. Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự trong trường hợp chủ thể các quyền dân sự là nhóm dễ bị tổn thương hoặc trường hợp liên quan đến lợi ích công nhưng không có người đứng ra khởi kiện (hoàn thành trước năm 2025).
5. Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong kiểm soát quyền lực nhà nước (thực hiện thường xuyên).
6. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế Nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, quyền kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo và các quyền khác của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhân dân trong giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước (thực hiện thường xuyên).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hoàn thành trước năm 2025).
- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam xây dựng Đề án hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, giải trình và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp Nhân dân đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (hoàn thành trước năm 2025).
7. Ban Tổ chức Trung ương
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu việc tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá, hoàn thiện, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” (thực hiện thường xuyên).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu việc tăng cường lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thực hiện thường xuyên).
8. Ban Dân vận Trung ương
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” (thực hiện thường xuyên).
9. Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Tăng cường kiểm tra, giám sát; chỉ đạo, hướng dẫn ủy ban kiểm tra các cấp đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên có sai phạm. Chủ trì, phối hợp với các ban đảng tham mưu việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của ủy ban kiểm tra các cấp (thực hiện thường xuyên).
- Tham mưu cho Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán (hoàn thành trong năm 2023).
10. Ban Tuyên giáo Trung ương
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo các cơ quan báo chí, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tăng cường tuyên truyền về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham mưu công tác thông tin đối ngoại về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những thành tựu trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Việt Nam (thực hiện thường xuyên).
- Chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan liên quan ban hành kế hoạch và tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền nội dung Nghị quyết (hoàn thành trong quý I/2023).
11. Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, xây dựng hệ thống lý luận đầy đủ, toàn diện về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thống nhất nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thực hiện thường xuyên).
12. Ban Nội chính Trung ương
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết (thực hiện thường xuyên).
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo công tác của Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam và Đảng đoàn Liên đoàn Luật sư Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (thực hiện thường xuyên).
- Tham mưu cho Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (hoàn thành trong năm 2023).
- Nghiên cứu, đề xuất việc thành lập thiết chế mới về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (hoàn thành trong năm 2025).
13. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Chỉ đạo xây dựng cơ chế phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương; xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và cán bộ, đảng viên (thực hiện thường xuyên).
14. Văn phòng Trung ương Đảng
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tham mưu tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết và Kế hoạch của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết (tháng 12/2022).
- Phối hợp với Ban Nội chính Trung ương tham mưu xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc thực hiện Nghị quyết (thực hiện từ năm 2023), tổng hợp thông tin kết quả thực hiện Nghị quyết báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.