Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1408/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030.Theo đó, 05 quan điểm và định hướng được nêu rõ tại Đề án, bao gồm:
1. Phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản quy mô hàng hóa lớn, hiện đại, an toàn, hiệu quả và bền vững; là trung tâm và động lực cho phát triển chuỗi giá trị thủy sản; gắn với kế hoạch thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và chiến lược phát triển ngành thủy sản; nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế để sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản toàn cầu.
2. Phát huy tối đa lợi thế nguồn nguyên liệu trong nước, hài hòa với việc mở rộng thị trường nhập khẩu nguyên liệu hợp pháp.
3. Đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là khâu đột phá trong phát triển chế biến thủy sản.
4. Hình thành các tập đoàn, công ty chế biến thủy sản lớn có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới.
5. Đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng; đẩy mạnh chế biến các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thương hiệu và sản phẩm chế biến từ phụ phẩm.
Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Đề án cũng chỉ rõ một số nhiệm vụ quan trọng, như sau:
Kiểm soát và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản
Tổ chức thực hiện việc kiểm soát và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản từ nuôi trồng, khai thác và nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; tuân thủ các điều kiện, quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế; đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ, gian lận thương mại.
Thu hút đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chế biến thủy sản
Thu hút đầu tư hình thành các tập đoàn, công ty chế biến thủy sản lớn có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới; nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; nâng cao năng lực chế biến, trình độ công nghệ đối với các cơ sở chế biến tiêu thụ thủy sản trong nước, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chế biến thủy sản
Đẩy mạnh chế biến sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao
Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng tới nhóm sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, cá ngừ); đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cá ngừ, rong tảo biển và phụ phẩm; tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao phục vụ ngành thực phẩm, hóa dược
Phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản
Thị trường xuất khẩu:
Ưu tiên xây dựng và thực hiện chương trình phát triển các thị trường trọng điểm; xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nhóm sản phẩm chủ lực, trước mắt là: tôm, cá tra, cá ngừ. Từng bước hình thành các văn phòng đại diện và xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm thủy sản Việt Nam tại nước ngoài. Tập trung nguồn lực xúc tiến thương mại vào các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN... và các thị trường tiềm năng khác.
Tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo về nhu cầu, xu hướng tiêu thụ sản phẩm, biến động thị trường; cập nhật thông tin về chính sách thương mại của các quốc gia và của từng thị trường về thị phần, thị hiếu, giá cả, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, rào cản kỹ thuật, thuế quan... để cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp chế biến thủy sản làm căn cứ cho định hướng phát triển.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông chủ động, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm thủy sản Việt Nam đến các kênh phân phối lớn, tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng trên thế giới.
Chủ động ứng phó, đấu tranh với rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu gây ra bằng cách sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao trình độ hiểu biết luật pháp quốc tế cho các nhà quản lý và doanh nghiệp.
Phổ biến các quy định, yêu cầu, cam kết quốc tế và Hiệp định thương mại, nâng cao hiểu biết pháp luật quốc tế cho doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.
Tổ chức hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm thủy sản chủ lực, sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng đến các nhà phân phối, hệ thống siêu thị, người tiêu dùng; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
Thị trường tiêu thụ nội địa:
Xây dựng mô hình phát triển sản phẩm thủy sản truyền thống, đặc sản, sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đảm bảo chất lượng cao, an toàn thực phẩm, tiện dụng, giá cả cạnh tranh.
Tổ chức hệ thống phân phối thủy sản tại các đô thị, khu công nghiệp tập trung; triển khai các chương trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo hệ thống từ sản xuất đến tiêu dùng.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong nước; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tố chức lại chuỗi sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chế biến
Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị (liên kết dọc) từ khai thác, nuôi trồng, thu mua nguyên liệu, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đáp ứng yêu cầu về quản lý nguồn gốc hợp pháp của nguyên liệu, chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất bền vững (bao gồm tiêu chuẩn về môi trường, lao động...) nhằm gia tăng tính cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước của sản phẩm thủy sản chế biến.
Tổ chức hiệu quả liên kết ngang giữa các cơ sở nuôi trồng thủy sản/ khai thác thủy sản nhằm tạo nguồn nguyên liệu trong nước đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng cho chế biến thủy sản.
Đối với các giải pháp: Phát triển khoa học công nghệ; Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách thu hút đầu tư, phát triển chế biến thủy sản; Nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản chế biến; Phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần và công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành chế biến thủy sản; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030
18/08/2021
Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1408/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030.
Theo đó, 05 quan điểm và định hướng được nêu rõ tại Đề án, bao gồm:
1. Phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản quy mô hàng hóa lớn, hiện đại, an toàn, hiệu quả và bền vững; là trung tâm và động lực cho phát triển chuỗi giá trị thủy sản; gắn với kế hoạch thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và chiến lược phát triển ngành thủy sản; nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế để sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản toàn cầu.
2. Phát huy tối đa lợi thế nguồn nguyên liệu trong nước, hài hòa với việc mở rộng thị trường nhập khẩu nguyên liệu hợp pháp.
3. Đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là khâu đột phá trong phát triển chế biến thủy sản.
4. Hình thành các tập đoàn, công ty chế biến thủy sản lớn có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới.
5. Đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng; đẩy mạnh chế biến các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thương hiệu và sản phẩm chế biến từ phụ phẩm.
Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Đề án cũng chỉ rõ một số nhiệm vụ quan trọng, như sau:
Kiểm soát và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản
Tổ chức thực hiện việc kiểm soát và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản từ nuôi trồng, khai thác và nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; tuân thủ các điều kiện, quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế; đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ, gian lận thương mại.
Thu hút đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chế biến thủy sản
Thu hút đầu tư hình thành các tập đoàn, công ty chế biến thủy sản lớn có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới; nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; nâng cao năng lực chế biến, trình độ công nghệ đối với các cơ sở chế biến tiêu thụ thủy sản trong nước, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chế biến thủy sản
Đẩy mạnh chế biến sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao
Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng tới nhóm sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, cá ngừ); đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cá ngừ, rong tảo biển và phụ phẩm; tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao phục vụ ngành thực phẩm, hóa dược
Phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản
Thị trường xuất khẩu:
Ưu tiên xây dựng và thực hiện chương trình phát triển các thị trường trọng điểm; xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nhóm sản phẩm chủ lực, trước mắt là: tôm, cá tra, cá ngừ. Từng bước hình thành các văn phòng đại diện và xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm thủy sản Việt Nam tại nước ngoài. Tập trung nguồn lực xúc tiến thương mại vào các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN... và các thị trường tiềm năng khác.
Tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo về nhu cầu, xu hướng tiêu thụ sản phẩm, biến động thị trường; cập nhật thông tin về chính sách thương mại của các quốc gia và của từng thị trường về thị phần, thị hiếu, giá cả, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, rào cản kỹ thuật, thuế quan... để cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp chế biến thủy sản làm căn cứ cho định hướng phát triển.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông chủ động, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm thủy sản Việt Nam đến các kênh phân phối lớn, tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng trên thế giới.
Chủ động ứng phó, đấu tranh với rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu gây ra bằng cách sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao trình độ hiểu biết luật pháp quốc tế cho các nhà quản lý và doanh nghiệp.
Phổ biến các quy định, yêu cầu, cam kết quốc tế và Hiệp định thương mại, nâng cao hiểu biết pháp luật quốc tế cho doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.
Tổ chức hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm thủy sản chủ lực, sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng đến các nhà phân phối, hệ thống siêu thị, người tiêu dùng; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
Thị trường tiêu thụ nội địa:
Xây dựng mô hình phát triển sản phẩm thủy sản truyền thống, đặc sản, sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đảm bảo chất lượng cao, an toàn thực phẩm, tiện dụng, giá cả cạnh tranh.
Tổ chức hệ thống phân phối thủy sản tại các đô thị, khu công nghiệp tập trung; triển khai các chương trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo hệ thống từ sản xuất đến tiêu dùng.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong nước; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tố chức lại chuỗi sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chế biến
Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị (liên kết dọc) từ khai thác, nuôi trồng, thu mua nguyên liệu, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đáp ứng yêu cầu về quản lý nguồn gốc hợp pháp của nguyên liệu, chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất bền vững (bao gồm tiêu chuẩn về môi trường, lao động...) nhằm gia tăng tính cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước của sản phẩm thủy sản chế biến.
Tổ chức hiệu quả liên kết ngang giữa các cơ sở nuôi trồng thủy sản/ khai thác thủy sản nhằm tạo nguồn nguyên liệu trong nước đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng cho chế biến thủy sản.
Đối với các giải pháp: Phát triển khoa học công nghệ; Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách thu hút đầu tư, phát triển chế biến thủy sản; Nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản chế biến; Phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần và công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành chế biến thủy sản; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Các tin khác
-
Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV
(17/08/2021)
-
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021
(17/08/2021)
-
Thủ tướng yêu cầu 10 bộ trưởng tháo gỡ khó khăn về đầu tư, kinh doanh
(15/08/2021)
-
Toàn Đảng, toàn dân: Chung sức, đồng lòng thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH
(13/08/2021)
-
Quyết tâm xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ
(11/08/2021)
-
Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030
(11/08/2021)
-
Chỉ thị về đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan QLHCNN
(10/08/2021)