Hoàn thiện đồng bộ thể chế và phát triển kinh tế số, xã hội sốĐể thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Quốc hội đã đưa ra 12 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Trong đó, có nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số.
Về nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội yêu cầu:
Kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả xây dựng và thi hành pháp luật. Khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo, chưa đầy đủ hoặc vướng mắc, nhất là về quy hoạch, đầu tư, kinh doanh, đất đai, tài chính, ngân sách, tài sản công, thuế... theo hướng vướng mắc ở cấp, ngành nào thì cấp, ngành đó chủ động, tích cực sửa đổi, hoàn thiện; nghiên cứu khẩn trương sửa đổi, thay thế các cơ chế, chính sách không còn phù hợp với thực tiễn để giải quyết những vấn đề tồn đọng gây thất thoát, lãng phí; trường hợp cần thiết ban hành một luật sửa nhiều luật hoặc nghị quyết thí điểm đối với những vấn đề mới phát sinh, chưa được quy định trong luật hoặc đã có nhưng có nhiều vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn. Đẩy nhanh xây dựng khung chính sách, pháp luật phát triển hạ tầng số tiến tới chuyển đổi số quốc gia. Xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ cao; mô hình kinh tế chia sẻ; giao dịch, quản lý các tài sản kỹ thuật số; đầu tư mạo hiểm; các phương thức thanh toán mới; hệ thống xác thực và định danh điện tử. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu theo cam kết quốc tế. Nâng cao chất lượng phân tích, dự báo, cảnh báo; hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê. Khẩn trương ban hành và triển khai thực hiện hệ thống quy hoạch quốc gia theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm soát quyền lực và tăng cường phối hợp, kiểm tra, giám sát; tạo sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của cấp dưới.
Điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hoà giữa các chính sách nhằm kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu. Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống gian lận thương mại. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam; phát triển thương mại điện tử hài hòa với thương mại truyền thống.
Về đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số, Quốc hội yêu cầu:
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tăng cường nội lực, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Nhanh chóng phục hồi nền kinh tế trong những năm đầu nhiệm kỳ; bứt phá, phát triển đất nước trong những năm tiếp theo. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực hiện Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động; tập trung phát triển sản phẩm quốc gia. Hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, bảo đảm chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc.
Phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng; ưu tiên công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ thông minh; chú trọng phát triển công nghiệp xanh. Nâng cao năng lực thiết kế, thi công xây lắp, quản lý xây dựng theo hướng tiên tiến, hiện đại; phát triển các loại vật liệu xây dựng mới, thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.
Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp; phát triển kinh tế nông thôn và nông nghiệp hiệu quả cao gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, sinh thái, hữu cơ, công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực, có tiềm năng.
Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, ưu tiên những ngành có lợi thế, hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao. Phát triển các loại hình dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ, viễn thông, công nghệ thông tin, logistics, vận tải, phân phối... Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Thực hiện hiệu quả cơ cấu lại đầu tư công theo hướng kiên quyết khắc phục tình trạng dàn trải, manh mún, kéo dài; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là các ngành, lĩnh vực then chốt, các dự án lớn, quan trọng của quốc gia, kết nối vùng và liên vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa, gia tăng động lực tăng trưởng. Đến năm 2025, hoàn tất việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước bảo đảm tiến độ, hiệu quả; xử lý dứt điểm những yếu kém, thất thoát của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh. Quyết liệt và hiệu quả hơn nữa trong cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng nền hành chính quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp; xây dựng và thực hiện Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Tiếp tục cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác, trừ trường hợp nghị quyết của Quốc hội cho phép. Chính phủ chịu trách nhiệm về việc các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương thực hiện đúng quy định trong các nghị quyết của Quốc hội về việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho các mục đích khác, bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo đúng Nghị quyết 27-NQ/TW. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm thực thi công vụ gắn với kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Hoàn thiện quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; ngăn chặn các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà người dân và doanh nghiệp. Tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc phức tạp tồn đọng, kéo dài.
Hoàn thiện đồng bộ thể chế và phát triển kinh tế số, xã hội số
30/07/2021
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Quốc hội đã đưa ra 12 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Trong đó, có nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số.
Về nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội yêu cầu:
Kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả xây dựng và thi hành pháp luật. Khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo, chưa đầy đủ hoặc vướng mắc, nhất là về quy hoạch, đầu tư, kinh doanh, đất đai, tài chính, ngân sách, tài sản công, thuế... theo hướng vướng mắc ở cấp, ngành nào thì cấp, ngành đó chủ động, tích cực sửa đổi, hoàn thiện; nghiên cứu khẩn trương sửa đổi, thay thế các cơ chế, chính sách không còn phù hợp với thực tiễn để giải quyết những vấn đề tồn đọng gây thất thoát, lãng phí; trường hợp cần thiết ban hành một luật sửa nhiều luật hoặc nghị quyết thí điểm đối với những vấn đề mới phát sinh, chưa được quy định trong luật hoặc đã có nhưng có nhiều vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn. Đẩy nhanh xây dựng khung chính sách, pháp luật phát triển hạ tầng số tiến tới chuyển đổi số quốc gia. Xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ cao; mô hình kinh tế chia sẻ; giao dịch, quản lý các tài sản kỹ thuật số; đầu tư mạo hiểm; các phương thức thanh toán mới; hệ thống xác thực và định danh điện tử. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu theo cam kết quốc tế. Nâng cao chất lượng phân tích, dự báo, cảnh báo; hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê. Khẩn trương ban hành và triển khai thực hiện hệ thống quy hoạch quốc gia theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm soát quyền lực và tăng cường phối hợp, kiểm tra, giám sát; tạo sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của cấp dưới.
Điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hoà giữa các chính sách nhằm kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu. Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống gian lận thương mại. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam; phát triển thương mại điện tử hài hòa với thương mại truyền thống.
Về đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số, Quốc hội yêu cầu:
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tăng cường nội lực, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Nhanh chóng phục hồi nền kinh tế trong những năm đầu nhiệm kỳ; bứt phá, phát triển đất nước trong những năm tiếp theo. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực hiện Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động; tập trung phát triển sản phẩm quốc gia. Hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, bảo đảm chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc.
Phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng; ưu tiên công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ thông minh; chú trọng phát triển công nghiệp xanh. Nâng cao năng lực thiết kế, thi công xây lắp, quản lý xây dựng theo hướng tiên tiến, hiện đại; phát triển các loại vật liệu xây dựng mới, thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.
Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp; phát triển kinh tế nông thôn và nông nghiệp hiệu quả cao gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, sinh thái, hữu cơ, công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực, có tiềm năng.
Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, ưu tiên những ngành có lợi thế, hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao. Phát triển các loại hình dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ, viễn thông, công nghệ thông tin, logistics, vận tải, phân phối... Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Thực hiện hiệu quả cơ cấu lại đầu tư công theo hướng kiên quyết khắc phục tình trạng dàn trải, manh mún, kéo dài; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là các ngành, lĩnh vực then chốt, các dự án lớn, quan trọng của quốc gia, kết nối vùng và liên vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa, gia tăng động lực tăng trưởng. Đến năm 2025, hoàn tất việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước bảo đảm tiến độ, hiệu quả; xử lý dứt điểm những yếu kém, thất thoát của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh. Quyết liệt và hiệu quả hơn nữa trong cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng nền hành chính quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp; xây dựng và thực hiện Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Tiếp tục cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác, trừ trường hợp nghị quyết của Quốc hội cho phép. Chính phủ chịu trách nhiệm về việc các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương thực hiện đúng quy định trong các nghị quyết của Quốc hội về việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho các mục đích khác, bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo đúng Nghị quyết 27-NQ/TW. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm thực thi công vụ gắn với kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Hoàn thiện quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; ngăn chặn các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà người dân và doanh nghiệp. Tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc phức tạp tồn đọng, kéo dài.