Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2021-2023Ngày 04/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021 và dự kiến chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2021-2023. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.Kế hoạch nhằm đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội với mức độ chi phí - rủi ro phù hợp; Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ, đảm bảo trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho giai đoạn 2021-2025 và Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước.
Dự kiến chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2021-2023
Về vay, trả nợ của Chính phủ: Tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2021-2023 khoảng 1.738,4 nghìn tỷ đồng, trong đó vay cho ngân sách trung ương khoảng 1.604,0 nghìn tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 134,4 nghìn tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ động kỳ hạn phát hành, gắn công tác phát hành với tái cơ cấu danh mục nợ và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ; Chủ động bố trí nguồn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.
Về bảo lãnh Chính phủ: Đối với 2 ngân hàng chính sách, khống chế mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm; Hạn chế cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước cũng như vay nước ngoài; hạn mức bảo lãnh vay trong nước, nước ngoài hàng năm đảm bảo tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ không vượt quá tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội của năm trước; Về vay, trả nợ của chính quyền địa phương: khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, theo đó bội chi ngân sách địa phương khoảng 0,2% GDP hằng năm. Nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 18,4 nghìn tỷ đồng; Về hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả, kiểm soát tốt tăng dư nợ ngắn hạn tối đa 18-20%/năm; hạn mức vay ròng trung hạn, dài hạn hàng năm tối đa khoảng 6.350-7.000 triệu USD, bảo đảm chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép.
Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021
Vay của Chính phủ 624.221 tỷ đồng, gồm: vay trong nước 527.357 tỷ đồng và vay nước ngoài 96.864 tỷ đồng, trong đó: Vay cho cân đối ngân sách trung ương: 579.772 tỷ đồng, trong đó vay để bù đắp bội chi 318.870 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc 260.902 tỷ đồng.
Vay về cho vay lại: 44.449 tỷ đồng.
Trả nợ của Chính phủ 394.506 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ 366.224 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại 28.282 tỷ đồng.
Về vay được Chính phủ bảo lãnh:
Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với 2 ngân hàng chính sách sẽ được xác định trên cơ sở Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị phát hành của 2 ngân hàng chính sách theo quy định tại Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Rút vốn vay trong nước và nước ngoài của các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trong năm.
Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương năm 2021
Vay từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn vay khác với số tiền khoảng 28.797 tỷ đồng.
Trả nợ của chính quyền địa phương 6.662 tỷ đồng, gồm chi trả gốc 3.997 tỷ đồng và chi trả lãi 2.665 tỷ đồng.
Vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh:
Hạn mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả tối đa 6.350 triệu USD; tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 18%-20% so với dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các quan điểm chỉ đạo và chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ cho chương trình, dự án, giao các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2021 chi tiết theo danh mục, mức vốn bố trí của từng dự án, gửi phương án phân bổ đối với phần vốn nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi thực hiện và kiểm soát giải ngân theo dự toán.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo đảm thanh toán nợ đúng hạn, đặc biệt là việc bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và dự toán hàng năm từ năm 2021 và để thanh toán đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh của các dự án thực hiện theo hình thức BT, không để ảnh hưởng tiêu cực đến hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam và uy tín của Chính phủ. Các Bộ, ngành cần tăng cường phối hợp trong việc nghiêm túc thực thi các cam kết của Chính phủ, tránh tình trạng phối hợp không hiệu quả, không hết trách nhiệm dẫn đến việc chậm trả nợ.
Thực hiện quản lý nhà nước, theo dõi, kiểm tra, giám sát, thanh tra, báo cáo và cung cấp thông tin về nợ công, nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương theo quy định.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2021-2023
30/06/2021
Ngày 04/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021 và dự kiến chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2021-2023. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Kế hoạch nhằm đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội với mức độ chi phí - rủi ro phù hợp; Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ, đảm bảo trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho giai đoạn 2021-2025 và Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước.
Dự kiến chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2021-2023
Về vay, trả nợ của Chính phủ: Tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2021-2023 khoảng 1.738,4 nghìn tỷ đồng, trong đó vay cho ngân sách trung ương khoảng 1.604,0 nghìn tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 134,4 nghìn tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ động kỳ hạn phát hành, gắn công tác phát hành với tái cơ cấu danh mục nợ và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ; Chủ động bố trí nguồn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.
Về bảo lãnh Chính phủ: Đối với 2 ngân hàng chính sách, khống chế mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm; Hạn chế cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước cũng như vay nước ngoài; hạn mức bảo lãnh vay trong nước, nước ngoài hàng năm đảm bảo tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ không vượt quá tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội của năm trước; Về vay, trả nợ của chính quyền địa phương: khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, theo đó bội chi ngân sách địa phương khoảng 0,2% GDP hằng năm. Nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 18,4 nghìn tỷ đồng; Về hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả, kiểm soát tốt tăng dư nợ ngắn hạn tối đa 18-20%/năm; hạn mức vay ròng trung hạn, dài hạn hàng năm tối đa khoảng 6.350-7.000 triệu USD, bảo đảm chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép.
Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021
Vay của Chính phủ 624.221 tỷ đồng, gồm: vay trong nước 527.357 tỷ đồng và vay nước ngoài 96.864 tỷ đồng, trong đó: Vay cho cân đối ngân sách trung ương: 579.772 tỷ đồng, trong đó vay để bù đắp bội chi 318.870 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc 260.902 tỷ đồng.
Vay về cho vay lại: 44.449 tỷ đồng.
Trả nợ của Chính phủ 394.506 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ 366.224 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại 28.282 tỷ đồng.
Về vay được Chính phủ bảo lãnh:
Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với 2 ngân hàng chính sách sẽ được xác định trên cơ sở Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị phát hành của 2 ngân hàng chính sách theo quy định tại Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Rút vốn vay trong nước và nước ngoài của các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trong năm.
Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương năm 2021
Vay từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn vay khác với số tiền khoảng 28.797 tỷ đồng.
Trả nợ của chính quyền địa phương 6.662 tỷ đồng, gồm chi trả gốc 3.997 tỷ đồng và chi trả lãi 2.665 tỷ đồng.
Vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh:
Hạn mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả tối đa 6.350 triệu USD; tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 18%-20% so với dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các quan điểm chỉ đạo và chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ cho chương trình, dự án, giao các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2021 chi tiết theo danh mục, mức vốn bố trí của từng dự án, gửi phương án phân bổ đối với phần vốn nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi thực hiện và kiểm soát giải ngân theo dự toán.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo đảm thanh toán nợ đúng hạn, đặc biệt là việc bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và dự toán hàng năm từ năm 2021 và để thanh toán đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh của các dự án thực hiện theo hình thức BT, không để ảnh hưởng tiêu cực đến hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam và uy tín của Chính phủ. Các Bộ, ngành cần tăng cường phối hợp trong việc nghiêm túc thực thi các cam kết của Chính phủ, tránh tình trạng phối hợp không hiệu quả, không hết trách nhiệm dẫn đến việc chậm trả nợ.
Thực hiện quản lý nhà nước, theo dõi, kiểm tra, giám sát, thanh tra, báo cáo và cung cấp thông tin về nợ công, nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương theo quy định.