Xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch COVID-19Đây là một trong các nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các bộ có liên quan để thực hiện (theo Thông báo kết luận số 145/TB-VPCP ngày 03/6/2021).Trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&CN cần chủ động phối hợp với Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch COVID-19, trong đó lưu ý hỗ trợ hoạt động sản xuất vaccine.
Trong Thông báo kết luận số 145/TB-VPCP ngày 03/6/2021 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ KH&CN về tình hình thực hiện nhiệm vụ, những vấn đề tồn đọng cần giải quyết, Thủ tướng nhận định: Đảng và Nhà nước ta luôn xác định và khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ (KHCN), luôn coi KHCN là quốc sách hàng đầu. Qua hơn 30 năm đổi mới của đất nước, KHCN đã từng bước khẳng định vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. KHCN hiện hữu trong tất cả các ngành, lĩnh vực, các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhận thức đầy đủ về vai trò của KHCN, đi đôi với sự quan tâm đúng mức, cụ thể, thiết thực của các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị là vấn đề quan trọng số một để KHCN có thể phát triển và thực hiện tốt vai trò của mình.
Thời gian qua, trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn cả về nguồn nhân lực và điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, nhưng ngành khoa học và công nghệ đã có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách và đã đạt được nhiều thành tích có ý nghĩa, góp phần đáng kể vào thành tích chung của cả nước. Nổi bật là: Khoa học xã hội và nhân văn đã đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, trực tiếp là dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng; Khoa học cơ bản đạt được một số thành tựu, một số lĩnh vực khoa học tự nhiên tiếp tục giữ thứ hạng cao trên thế giới và trong khu vực ASEAN; Khoa học ứng dụng có bước tiến rõ nét, tiêu biểu mới đây là những sản phẩm, công nghệ phục vụ phòng chống dịch Covid-19 như bộ KIT phát hiện vi rút SARS-CoV-2 đạt tiêu chuẩn và được bán tại Châu Âu, vắc xin phòng Covid-19 Nanocovax đã được thử nghiệm lâm sàng trên người; Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam (GII) tăng vượt bậc, dẫn đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập, năm 2020 đứng thứ 42/131 quốc gia. Thời gian gần đây, nguồn lực tài chính xã hội đầu tư cho khoa học và công nghệ tăng mạnh, tỷ trọng đầu tư giữa Nhà nước và doanh nghiệp được cải thiện theo chiều hướng tích cực với tỷ lệ 52% và 48%...
Thủ tướng Chính phủ lưu ý Bộ Khoa học và Công nghệ cần tập trung làm tốt một số nội dung trọng tâm sau:
Thứ nhất, kế thừa, phát huy truyền thống và những thành tích, thành tựu đã đạt được, những bài học kinh nghiệm; đoàn kết, chung sức, chung lòng, quyết tâm phải cao hơn, nỗ lực phải lớn hơn, hành động phải quyết liệt, hiệu quả hơn để làm tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò được giao.
Thứ hai, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, mặc dù sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo và hỗ trợ của Đảng, Nhà nước là không nhỏ nhưng cũng còn chưa đáp ứng yêu cầu; toàn ngành khoa học và công nghệ cần thống nhất quan điểm: Phải đề cao tinh thần tự lực, tự cường, lấy khó khăn, thách thức làm động lực để vươn lên, để trưởng thành, khẳng định và phát triển. Xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, tập trung giải quyết dứt điểm từng việc, không dàn trải, không để dây dưa, kéo dài làm lãng phí nguồn lực và làm mất động lực.
Thứ ba, quan tâm làm tốt hơn nữa việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khoa học và công nghệ cả trong và ngoài nước; chủ động thiết kế các công cụ để phân cấp mạnh hơn đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát. Tập trung đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thứ tư, việc xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ phải hướng tới phục vụ sản xuất kinh doanh, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ. Chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ, thu hút nhân lực chất lượng cao và khơi thông nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tinh thần là phát triển khoa học và công nghệ không chỉ đơn thuần hướng tới mục tiêu tăng trưởng, mà còn phải gắn với phát triển văn hoá, phát triển con người và an sinh xã hội; phục vụ mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trong đó lưu ý phát triển và quản lý hiệu quả các sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng theo hướng lưỡng dụng.
Thứ năm, đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ phải có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh từng vùng, miền, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chỉ số phát triển con người.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ cần chủ động phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch Covid-19, trong đó lưu ý hỗ trợ hoạt động sản xuất vắc-xin.
Thứ sáu, chú trọng hơn công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên. Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xây dựng các công cụ phù hợp để phân cấp mạnh hơn gắn với việc cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra.
Quán triệt và thực hiện nghiêm, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị Khóa XII về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Quy định 08-QĐi/TW của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và người đứng đầu. Tổ chức, bộ máy phải sắp xếp tinh gọn để nâng cao hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW. Công tác cán bộ phải đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong điều kiện hiện nay theo Nghị quyết số 26-NQ/TW. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ nhất là người đứng đầu các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thứ bảy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách liên quan đến khoa học và công nghệ, truyền cảm hứng, tôn vinh trí thức, nhà khoa học.
Thứ tám, chủ động, tích cực hơn trong hội nhập và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; tranh thủ trao đổi, tiếp nhận những thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, nhất là những, công nghệ mới, tiên tiến của thế giới, tận dụng tối đa cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó biến đổi khí hậu và đặc biệt là phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong thời điểm hiện nay.
Xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch COVID-19
04/06/2021
Đây là một trong các nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các bộ có liên quan để thực hiện (theo Thông báo kết luận số 145/TB-VPCP ngày 03/6/2021).
Trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&CN cần chủ động phối hợp với Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch COVID-19, trong đó lưu ý hỗ trợ hoạt động sản xuất vaccine.
Trong Thông báo kết luận số 145/TB-VPCP ngày 03/6/2021 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ KH&CN về tình hình thực hiện nhiệm vụ, những vấn đề tồn đọng cần giải quyết, Thủ tướng nhận định: Đảng và Nhà nước ta luôn xác định và khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ (KHCN), luôn coi KHCN là quốc sách hàng đầu. Qua hơn 30 năm đổi mới của đất nước, KHCN đã từng bước khẳng định vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. KHCN hiện hữu trong tất cả các ngành, lĩnh vực, các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhận thức đầy đủ về vai trò của KHCN, đi đôi với sự quan tâm đúng mức, cụ thể, thiết thực của các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị là vấn đề quan trọng số một để KHCN có thể phát triển và thực hiện tốt vai trò của mình.
Thời gian qua, trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn cả về nguồn nhân lực và điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, nhưng ngành khoa học và công nghệ đã có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách và đã đạt được nhiều thành tích có ý nghĩa, góp phần đáng kể vào thành tích chung của cả nước. Nổi bật là: Khoa học xã hội và nhân văn đã đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, trực tiếp là dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng; Khoa học cơ bản đạt được một số thành tựu, một số lĩnh vực khoa học tự nhiên tiếp tục giữ thứ hạng cao trên thế giới và trong khu vực ASEAN; Khoa học ứng dụng có bước tiến rõ nét, tiêu biểu mới đây là những sản phẩm, công nghệ phục vụ phòng chống dịch Covid-19 như bộ KIT phát hiện vi rút SARS-CoV-2 đạt tiêu chuẩn và được bán tại Châu Âu, vắc xin phòng Covid-19 Nanocovax đã được thử nghiệm lâm sàng trên người; Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam (GII) tăng vượt bậc, dẫn đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập, năm 2020 đứng thứ 42/131 quốc gia. Thời gian gần đây, nguồn lực tài chính xã hội đầu tư cho khoa học và công nghệ tăng mạnh, tỷ trọng đầu tư giữa Nhà nước và doanh nghiệp được cải thiện theo chiều hướng tích cực với tỷ lệ 52% và 48%...
Thủ tướng Chính phủ lưu ý Bộ Khoa học và Công nghệ cần tập trung làm tốt một số nội dung trọng tâm sau:
Thứ nhất, kế thừa, phát huy truyền thống và những thành tích, thành tựu đã đạt được, những bài học kinh nghiệm; đoàn kết, chung sức, chung lòng, quyết tâm phải cao hơn, nỗ lực phải lớn hơn, hành động phải quyết liệt, hiệu quả hơn để làm tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò được giao.
Thứ hai, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, mặc dù sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo và hỗ trợ của Đảng, Nhà nước là không nhỏ nhưng cũng còn chưa đáp ứng yêu cầu; toàn ngành khoa học và công nghệ cần thống nhất quan điểm: Phải đề cao tinh thần tự lực, tự cường, lấy khó khăn, thách thức làm động lực để vươn lên, để trưởng thành, khẳng định và phát triển. Xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, tập trung giải quyết dứt điểm từng việc, không dàn trải, không để dây dưa, kéo dài làm lãng phí nguồn lực và làm mất động lực.
Thứ ba, quan tâm làm tốt hơn nữa việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khoa học và công nghệ cả trong và ngoài nước; chủ động thiết kế các công cụ để phân cấp mạnh hơn đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát. Tập trung đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thứ tư, việc xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ phải hướng tới phục vụ sản xuất kinh doanh, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ. Chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ, thu hút nhân lực chất lượng cao và khơi thông nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tinh thần là phát triển khoa học và công nghệ không chỉ đơn thuần hướng tới mục tiêu tăng trưởng, mà còn phải gắn với phát triển văn hoá, phát triển con người và an sinh xã hội; phục vụ mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trong đó lưu ý phát triển và quản lý hiệu quả các sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng theo hướng lưỡng dụng.
Thứ năm, đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ phải có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh từng vùng, miền, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chỉ số phát triển con người.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ cần chủ động phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch Covid-19, trong đó lưu ý hỗ trợ hoạt động sản xuất vắc-xin.
Thứ sáu, chú trọng hơn công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên. Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xây dựng các công cụ phù hợp để phân cấp mạnh hơn gắn với việc cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra.
Quán triệt và thực hiện nghiêm, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị Khóa XII về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Quy định 08-QĐi/TW của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và người đứng đầu. Tổ chức, bộ máy phải sắp xếp tinh gọn để nâng cao hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW. Công tác cán bộ phải đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong điều kiện hiện nay theo Nghị quyết số 26-NQ/TW. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ nhất là người đứng đầu các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thứ bảy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách liên quan đến khoa học và công nghệ, truyền cảm hứng, tôn vinh trí thức, nhà khoa học.
Thứ tám, chủ động, tích cực hơn trong hội nhập và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; tranh thủ trao đổi, tiếp nhận những thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, nhất là những, công nghệ mới, tiên tiến của thế giới, tận dụng tối đa cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó biến đổi khí hậu và đặc biệt là phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong thời điểm hiện nay.