Thực hiện nghiêm nhiệm vụ cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanhChính phủ vừa ban hành Nghị quyết 139/NQ-CP Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Trong đó, về chi phí tuân thủ pháp luật về gia nhập thị trường, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm nhiệm vụ cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh như đã nêu Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ, đảm bảo tuân thủ Điều 7 Luật Đầu tư 2014; rà soát, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật theo hướng không quy định các nội dung có tính chất điều kiện kinh doanh.
Các bộ, ngành tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa chế độ báo cáo theo yêu cầu tại Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước" để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Bộ Tư pháp tăng cường vai trò thẩm định dự thảo các văn bản pháp luật về điều kiện kinh doanh để đảm bảo các quy định ban hành mới tuân thủ đúng tinh thần của Luật Đầu tư 2014, không có các yêu cầu không cần thiết, bất hợp lý.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp chủ động, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, rà soát các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Văn phòng Chính phủ đẩy nhanh việc thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 để tạo cơ sở cắt giảm chi phí giao dịch giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước; đôn đốc các bộ, ngành và địa phương triển khai Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 ban hành kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NQ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Cắt giảm các quy định không cần thiết về thủ tục lập quy hoạch
Về chi phí tuân thủ pháp luật về xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, Bộ Xây dựng rà soát, sửa đổi, bổ sung, cắt giảm các quy định không cần thiết về thủ tục lập quy hoạch, giấy phép quy hoạch, thủ tục xin phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật để thống nhất trình tự, thủ tục cấp phép dự án đầu tư có sử dụng đất, mặt nước, khu vực biển và xây dựng công trình theo hướng thống nhất các thủ tục thành một thủ tục liên thông để nhà đầu tư không phải làm thủ tục nhiều lần, tại nhiều cơ quan; thủ tục liên thông bao gồm các khâu: chấp thuận chủ trương đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, mặt nước, khu vực biển, quy hoạch, giao hoặc cho thuê đất, mặt nước, khu vực biển (nếu có); ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thực hiện liên thông thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai và môi trường.
Tăng cường ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại
Về chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh, trong đó chi phí tín dụng và dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý cho các ngân hàng thương mại nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, ví dụ: Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO-Bank Payment Obligation), Tài trợ chuỗi giá trị (Value Chain Finance)...
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh, kết nối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, kinh doanh của các định chế tài chính quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc thị trường; tiếp tục đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến (thanh toán di động, ví điện tử, QRCode...) để giảm chi phí phát sinh trong hoạt động thanh toán tại Việt Nam.
Xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu tạo gánh nặng cho doanh nghiệp
Về chi phí không chính thức, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp; xây dựng các tài liệu hướng dẫn tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình; đảm bảo quy định pháp luật về kinh doanh dễ hiểu, dễ tuân thủ, không hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Văn phòng Chính phủ tham mưu giúp Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, tố cáo của doanh nghiệp về các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức các cấp; xây dựng các công cụ hiện đại tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, tố cáo của doanh nghiệp và người dân về hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức (ví dụ như phần mềm điện thoại thông minh, diễn đàn truyền thông xã hội).
Thanh tra Chính phủ xây dựng cơ chế bảo vệ, hỗ trợ đặc biệt đối với doanh nghiệp tố cáo hành vi nhũng nhiễu trong thời gian xử lý vụ việc và 2 năm sau khi doanh nghiệp tố cáo để ngăn ngừa các hành vi trù dập doanh nghiệp (nếu có); trực tiếp thanh tra kết luận các tiêu cực, nhũng nhiễu, xử lý đúng quy định pháp luật các vụ việc tiêu cực, tham nhũng.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp tích cực vận động doanh nghiệp thành viên phản ánh các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức; tập hợp các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp thành viên gửi Thanh tra Chính phủ; phát động trong các doanh nghiệp không đưa hối lộ cho mọi cán bộ công chức.
Thực hiện nghiêm nhiệm vụ cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh
09/11/2018
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 139/NQ-CP Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Trong đó, về chi phí tuân thủ pháp luật về gia nhập thị trường, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm nhiệm vụ cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh như đã nêu Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ, đảm bảo tuân thủ Điều 7 Luật Đầu tư 2014; rà soát, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật theo hướng không quy định các nội dung có tính chất điều kiện kinh doanh.
Các bộ, ngành tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa chế độ báo cáo theo yêu cầu tại Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước" để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Bộ Tư pháp tăng cường vai trò thẩm định dự thảo các văn bản pháp luật về điều kiện kinh doanh để đảm bảo các quy định ban hành mới tuân thủ đúng tinh thần của Luật Đầu tư 2014, không có các yêu cầu không cần thiết, bất hợp lý.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp chủ động, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, rà soát các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Văn phòng Chính phủ đẩy nhanh việc thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 để tạo cơ sở cắt giảm chi phí giao dịch giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước; đôn đốc các bộ, ngành và địa phương triển khai Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 ban hành kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NQ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Cắt giảm các quy định không cần thiết về thủ tục lập quy hoạch
Về chi phí tuân thủ pháp luật về xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, Bộ Xây dựng rà soát, sửa đổi, bổ sung, cắt giảm các quy định không cần thiết về thủ tục lập quy hoạch, giấy phép quy hoạch, thủ tục xin phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật để thống nhất trình tự, thủ tục cấp phép dự án đầu tư có sử dụng đất, mặt nước, khu vực biển và xây dựng công trình theo hướng thống nhất các thủ tục thành một thủ tục liên thông để nhà đầu tư không phải làm thủ tục nhiều lần, tại nhiều cơ quan; thủ tục liên thông bao gồm các khâu: chấp thuận chủ trương đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, mặt nước, khu vực biển, quy hoạch, giao hoặc cho thuê đất, mặt nước, khu vực biển (nếu có); ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thực hiện liên thông thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai và môi trường.
Tăng cường ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại
Về chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh, trong đó chi phí tín dụng và dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý cho các ngân hàng thương mại nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, ví dụ: Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO-Bank Payment Obligation), Tài trợ chuỗi giá trị (Value Chain Finance)...
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh, kết nối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, kinh doanh của các định chế tài chính quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc thị trường; tiếp tục đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến (thanh toán di động, ví điện tử, QRCode...) để giảm chi phí phát sinh trong hoạt động thanh toán tại Việt Nam.
Xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu tạo gánh nặng cho doanh nghiệp
Về chi phí không chính thức, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp; xây dựng các tài liệu hướng dẫn tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình; đảm bảo quy định pháp luật về kinh doanh dễ hiểu, dễ tuân thủ, không hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Văn phòng Chính phủ tham mưu giúp Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, tố cáo của doanh nghiệp về các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức các cấp; xây dựng các công cụ hiện đại tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, tố cáo của doanh nghiệp và người dân về hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức (ví dụ như phần mềm điện thoại thông minh, diễn đàn truyền thông xã hội).
Thanh tra Chính phủ xây dựng cơ chế bảo vệ, hỗ trợ đặc biệt đối với doanh nghiệp tố cáo hành vi nhũng nhiễu trong thời gian xử lý vụ việc và 2 năm sau khi doanh nghiệp tố cáo để ngăn ngừa các hành vi trù dập doanh nghiệp (nếu có); trực tiếp thanh tra kết luận các tiêu cực, nhũng nhiễu, xử lý đúng quy định pháp luật các vụ việc tiêu cực, tham nhũng.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp tích cực vận động doanh nghiệp thành viên phản ánh các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức; tập hợp các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp thành viên gửi Thanh tra Chính phủ; phát động trong các doanh nghiệp không đưa hối lộ cho mọi cán bộ công chức.