Ngày 14/9/2018, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đối với Báo cáo công tác thi hành án năm 2018 của Chính phủ. Thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình bày báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội. Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá cao kết quả công tác năm 2018 của các cơ quan tư pháp nói chung và hệ thống thi hành án dân sự nói riêng.
Báo cáo của Chính phủ đã nêu bật những kết quả công tác năm 2018 trên tất cả các lĩnh vực như công tác hoàn thiện thể chế, đã tiếp tục ban hành 01 Thông tư liên tịch và 03 Thông tư. Như vậy, hệ thống văn bản pháp luật THADS về cơ bản đã được hoàn thiện với 02 Nghị định, 01 Chỉ thị, 09 Thông tư liên tịch và 16 Thông tư. Công tác xác minh, phân loại điều kiện án, ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án và đăng tải công khai thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành án của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành trên Cổng, Trang thông tin điện tử THADS tiếp tục được thực hiện nghiêm túc.
Về kết quả THADS: Tổng số việc phải thi hành là 829.967 việc. Kết quả phân loại:645.748 việc có điều kiện thi hành, chiếm tỷ lệ 77,80%. Thi hành xong442.912 việc,(tăng 20.843 việc), đạt tỉ lệ 68,59%. Tổng số phải thi hành là176.756 tỷ đồng. Kết quả phân loại: 102.763 tỷ đồng có điều kiện thi hành, chiếm tỷ lệ 58,14%. Thi hành xong 25.081 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 24,41%. Số việc có điều kiện nhưng chưa thi hành xong chuyển kỳ sau là 202.836 việc, tương ứng với số tiền hơn 77.682 tỷ đồng, giảm 1.599việc (0,78%), tương ứng với số tiền 1.916 tỷ đồng (2,41%).
Về thi hành án đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng: Thi hành xong: 3.076 việc, đạt tỷ lệ 12,85%, thu được 19.434 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 19,36%.
Các cơ quan có thẩm quyền đã xét miễn, giảm tổng số 2.891 việc, tương ứng với 35 tỷ đồng. Đồng thời, ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 7.712 trường hợp. Trong phối hợp với Thừa phát lại, đã tống đạt 50.039 văn bản, xác minh điều kiện thi hành án 11 việc, tổ chức thi hành án đối với 24 việc.
Đã giải quyết xong 526/575 việc đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ, đạt tỷ lệ 91,5%. Tiếp nhận và giải quyết xong 2.414 việc/2.675 việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 90,24%. Hệ thống THADS đã thực hiện nghiêm túc việc đăng tải Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 trên Cổng, Trang thông tin điện tử.Đối với các vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài, Bộ Tư pháp đã tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương tập trung giải quyết dứt điểm một số vụ việc.
Về kết quả theo dõi thi hành án hành chính: Đã thực hiện theo dõi 288 bản án, quyết định của Tòa án; đã ban hành văn bản thông báo về trách nhiệm tự nguyện thi hành án đối với
257 việc; đăng tải công khai
48 Quyết định buộc thi hành án; tổ chức làm việc với người phải thi hành án là
118 vụ việc; có văn bản kiến nghị xử lý đối với 13 trường hợp. Đã thi hành xong là
127 vụ việc
, trong đó đã thi hành xong 16/50 vụ việc người phải thi hành án là Chủ tịch UBND, UBND chưa thi hành án từ năm 2017.
Năm 2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tổ chức giám sát Ban cán sự Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư pháp giai đoạn 2016 - 2017, trong đó có công tác THADS. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã thực hiện giám sát “Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND, UBND”.Các cơ quan của các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thực hiện 166 cuộc giám sát, 851 cuộc kiểm sát. Các cơ quan THADS đã nghiêm túc tiếp thu và kịp thời chấn chỉnh, khắc phục thiếu sót.
Đội ngũ công chức THADS tiếp tục được củng cố và kiện toàn, Hệ thống hiệncó4.119 Chấp hành viên; 728 Thẩm tra viên và 1.753 Thư ký. Các cơ quan THADS tiếp tục tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động THADS: triển khai thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong THADS qua dịch vụ bưu chính công ích; thống nhất triển khai, vận hành phần mềm Quản lý THADS trên toàn quốc.
Báo cáo nêu bật một số tồn tại, hạn chế trong công tác THADS như còn xảy ra một số sai sót, vi phạm trong nghiệp vụ THADS. Số công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật tuy giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn còn 12 trường hợp vi phạm về chuyên môn nghiệp vụ.
Về khó khăn, vướng mắc, báo cáo đánh giá năm 2018, nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng có giá trị lớn đã được đưa ra xét xử, tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thi hành án đối với các vụ việc loại này gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, như: số tiền phải thi hành lớn nhưng người phải thi hành án không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm thi hành giá trị thấp; tài sản đã bị tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa hoặc tình trạng pháp lý của tài sản chưa rõ ràng; thể chế về xử lý tài sản nằm ở nhiều địa phương còn chưa đồng bộ, dẫn đến các tài sản ở nhiều địa phương khác nhau chưa được giải quyết kịp thời làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý tài sản và tiến độ thi hành án. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng, cho vay tại một số ngân hàng còn thiếu chặt chẽ như thẩm định giá tài sản thế chấp trước khi cho vay cao hơn nhiều lần so giá thẩm định khi kê biên đấu giá; không chặt chẽ trong việc kiểm tra thực địa, xác định ranh giới và tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp, dẫn đến khi phát mãi tài sản phát sinh nhiều khiếu nại, tranh chấp hoặc đấu giá nhiều lần nhưng không có người mua. Đến nay, chưa có cơ chế riêng trong thẩm định giá tài sản phát mãi để thi hành án, đặc biệt chưa tính đến tính rủi ro, tâm lý “e ngại” của người mua tài sản kê biên, phải cưỡng chế giao tài sản sau khi trúng đấu giá. Một số tổ chức thẩm định giá, định giá tài sản kê biên cao, không sát với thực tế tình hình kinh tế xã hội tại địa phương; người được thi hành án, đặc biệt là các tổ chức tín dụng không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án trong trường hợp không có người tham gia đấu giá hoặc bán đấu giá không thành.
Báo cáo cũng nhấn mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, như: Chưa có hướng dẫn về các khoản thuế, phí mà người phải thi hành án còn nợ, các khoản thuế (thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp...) liên quan đến chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chưa được thanh toántrong khi các cơ quan thuế yêu cầu phải hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế thì mới được tiến hành thủ tục sang tên cho người mua trúng đấu giá, dẫn đến khiếu nại, tố cáo, khởi kiện yêu cầu cơ quan THADS phải nộp khoản này; Chưa có sự thống nhất thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán, cụ thể Khoản 3 Điều 47 Luật THADS quy định khoản án phí được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán cho các khoản nghĩa vụ có bảo đảm, nhưng theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 42/2017/QH14 thì khoản án phí cũng không được ưu tiên thanh toán nên đã dẫn đến tồn đọng việc thi hành án; khó khăn, vướng mắc trong hỗ trợ tiền thuê nhà trong trường hợp xử lý tài sản là nhà ở duy nhất, cụ thể Khoản 5 Điều 115 Luật THADS (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ mà người phải thi hành án không còn tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì cơ quan THADS trích lại một khoản tiền để người đó thuê nhà trong thời hạn 01 năm,tuy nhiên, Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định ưu tiên thanh toán cho tổ chức tín dụng trước khi thực hiện các nghĩa vụ khác nên nhiều tổ chức tín dụng không hỗ trợ khoản kinh phí này gây khó khăn cho công tác cưỡng chế giao tài sản.
Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế chủ yếu là do số việc và tiền thụ lý ngày càng nhiều và tiếp tục tăng cao so với năm trước; còn hơn 184 nghìn việc với gần 74.000 tỷ đồng chưa có điều kiện thi hành chuyển kỳ sau nhưng phải theo dõi, đôn đốc, xác minh theo định kỳ; nhiều vụ án kinh tế - tham nhũng lớn, tính chất phức tạp, hạng mục tài sản phải kê biên lớn, nhiều chủng loại hoặc mới được thụ lý đang trong giai đoạn đầu của quá trình tổ chức thi hành án; nhiều vụ án tín dụng, ngân hàng có giá trị phải thi hành án lớn nhưng tài sản thế chấp, cầm cố khi phát mãi để thi hành án còn phải trả rất thấp dẫn đến án chưa có điều kiện thi hành ngày càng tăng cao./.
Ảnh Thông tấn xã Việt Nam
Nguyễn Xuân Bách