Bộ Tư pháp thăng hạng trong kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2016Ngày 30/5/2017, Bộ Nội vụ cùng với Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2017 và công bố Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2016 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị.Sơ kết công tác cải cách hành chính 06 tháng đầu năm 2017, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã đánh giá: Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của chính quyền các cấp, góp phần triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ CCHC; Các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tuân thủ đúng trình tự, thủ tục trong quá trình xây dựng và ban hành theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên được rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa, góp phần tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi sự kinh doanh, thúc đẩy tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp; Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, ngành, địa phương đã mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của 04 đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ (đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ), ý kiến phát biểu của 08 địa phương (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Đắk Lắk, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Lào Cai), Bộ Nội vụ đã tiếp thu chung và thực hiện việc công bố Chỉ số CCHC năm 2016. Theo đó, về Chỉ số CCHC năm 2016 của bộ, cơ quan ngang bộ thì đứng đầu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với 92.68 điểm; về Chỉ số CCHC năm 2016 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đứng đầu là Đà Nẵng với 90.32 điểm.
Theo Chỉ số CCHC năm 2016 thì giá trị trung bình Chỉ số CCHC của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt được là 80.94 điểm, không có Bộ nào có kết quả Chỉ số CCHC dưới 70 điểm, có 07 Bộ có Chỉ số CCHC năm 2016 trên mức giá trị trung bình đạt được của 19 bộ (gồm: Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Khoảng cách giữa Bộ đạt Chỉ số CCHC năm 2016 cao nhất (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) với Bộ có kết quả Chỉ số CCHC năm 2016 thấp nhất (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) là 20.77 điểm.
Đối với Bộ Tư pháp, theo xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2016, Bộ Tư pháp đạt 82.90 điểm, xếp thứ 6/19 - tăng 3 bậc so với Chỉ số CCHC năm 2015. Trong đó, phân tích 07 chỉ số thành phần cải cách hành chính thì Bộ Tư pháp thăng hạng vượt bậc so với năm 2015 đối với 02 chỉ số thành phần là: Hiện đại hóa hành chính (tăng 11 bậc) và Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (tăng 11 bậc); một số chỉ số thành phần của Bộ Tư pháp tiếp tục duy trì vị trí xếp hạng cao là: Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước và Cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, bên cạnh việc có nhiều khởi sắc trong các nội dung CCHC thuộc diện chấm điểm thẩm định thì Bộ Tư pháp cũng đạt vị trí xếp hạng cao hơn qua kết quả điều tra xã hội học (việc điều tra xã hội học được tiến hành thông qua khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của 03 nhóm đối tượng: Lãnh đạo cấp vụ; Lãnh đạo cấp sở và công chức chuyên trách cải cách hành chính của bộ), điều đó đã phản ánh những cách nhìn, sự ủng hộ tốt hơn đối với các chủ trương, nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ Tư pháp.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương: tiếp tục đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo nhất quán, kiên trì trong thực hiện các nhiệm vụ CCHC; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ CCHC đã được giao tại Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng bản mô tả công việc để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức và thực hiện có hiệu quả việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39-NQ/TW; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, trọng tâm là công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, công chức và việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương công vụ, qua đó, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi cố ý làm trái trong thực hiện các thủ tục hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả dịch vụ hành chính công mức độ 3,4, đẩy mạnh việc tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích… Trên cơ sở kết quả công bố Chỉ số CCHC năm 2016, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng giao các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc rà soát kết quả chấm điểm, qua đó, xác định các điểm mạnh để phát huy, điểm yếu cần khắc phục, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ, địa phương mình cũng như nhiệm vụ cải cách hành chính chung của Chính phủ trong năm 2017./.
Bộ Tư pháp thăng hạng trong kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2016
31/05/2017
Ngày 30/5/2017, Bộ Nội vụ cùng với Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2017 và công bố Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2016 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị.
Sơ kết công tác cải cách hành chính 06 tháng đầu năm 2017, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã đánh giá: Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của chính quyền các cấp, góp phần triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ CCHC; Các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tuân thủ đúng trình tự, thủ tục trong quá trình xây dựng và ban hành theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên được rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa, góp phần tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi sự kinh doanh, thúc đẩy tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp; Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, ngành, địa phương đã mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của 04 đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ (đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ), ý kiến phát biểu của 08 địa phương (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Đắk Lắk, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Lào Cai), Bộ Nội vụ đã tiếp thu chung và thực hiện việc công bố Chỉ số CCHC năm 2016. Theo đó, về Chỉ số CCHC năm 2016 của bộ, cơ quan ngang bộ thì đứng đầu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với 92.68 điểm; về Chỉ số CCHC năm 2016 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đứng đầu là Đà Nẵng với 90.32 điểm.
Theo Chỉ số CCHC năm 2016 thì giá trị trung bình Chỉ số CCHC của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt được là 80.94 điểm, không có Bộ nào có kết quả Chỉ số CCHC dưới 70 điểm, có 07 Bộ có Chỉ số CCHC năm 2016 trên mức giá trị trung bình đạt được của 19 bộ (gồm: Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Khoảng cách giữa Bộ đạt Chỉ số CCHC năm 2016 cao nhất (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) với Bộ có kết quả Chỉ số CCHC năm 2016 thấp nhất (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) là 20.77 điểm.
Đối với Bộ Tư pháp, theo xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2016, Bộ Tư pháp đạt 82.90 điểm, xếp thứ 6/19 - tăng 3 bậc so với Chỉ số CCHC năm 2015. Trong đó, phân tích 07 chỉ số thành phần cải cách hành chính thì Bộ Tư pháp thăng hạng vượt bậc so với năm 2015 đối với 02 chỉ số thành phần là: Hiện đại hóa hành chính (tăng 11 bậc) và Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (tăng 11 bậc); một số chỉ số thành phần của Bộ Tư pháp tiếp tục duy trì vị trí xếp hạng cao là: Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước và Cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, bên cạnh việc có nhiều khởi sắc trong các nội dung CCHC thuộc diện chấm điểm thẩm định thì Bộ Tư pháp cũng đạt vị trí xếp hạng cao hơn qua kết quả điều tra xã hội học (việc điều tra xã hội học được tiến hành thông qua khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của 03 nhóm đối tượng: Lãnh đạo cấp vụ; Lãnh đạo cấp sở và công chức chuyên trách cải cách hành chính của bộ), điều đó đã phản ánh những cách nhìn, sự ủng hộ tốt hơn đối với các chủ trương, nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ Tư pháp.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương: tiếp tục đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo nhất quán, kiên trì trong thực hiện các nhiệm vụ CCHC; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ CCHC đã được giao tại Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng bản mô tả công việc để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức và thực hiện có hiệu quả việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39-NQ/TW; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, trọng tâm là công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, công chức và việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương công vụ, qua đó, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi cố ý làm trái trong thực hiện các thủ tục hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả dịch vụ hành chính công mức độ 3,4, đẩy mạnh việc tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích… Trên cơ sở kết quả công bố Chỉ số CCHC năm 2016, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng giao các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc rà soát kết quả chấm điểm, qua đó, xác định các điểm mạnh để phát huy, điểm yếu cần khắc phục, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ, địa phương mình cũng như nhiệm vụ cải cách hành chính chung của Chính phủ trong năm 2017./.