Năm 2009, Bộ Tư pháp sẽ sát cánh cùng pháp chế Bộ, ngànhGiai đoạn phát triển chính trị, kinh tế - xã hội hiện nay đã và đang đặt ra rất nhiều các yêu cầu, nhiệm vụ mới cho ngành Tư pháp, trong đó có việc đổi mới, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, ban hành VBQPPL và theo dõi việc hành pháp luật. Thực tế đã cho thấy, chìa khoá để làm tốt nhiệm vụ này luôn nằm trong tay các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương cùng với sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp. Và năm 2009, sẽ là năm Bộ Tư pháp sát cánh cùng pháp chế Bộ, ngành để cùng nhau khởi sắc.Công đầu thuộc về các tổ chức pháp chếTại Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2009, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho ngành Tư pháp là tập trung nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, thể chế, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác này nhằm thực hiện tốt việc Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Thủ tướng cũng chỉ rõ muốn làm tốt được nhiệm vụ này thì các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương phải thực sự trở thành bộ phận tham mưu, chỗ dựa đáng tin cậy cho Chính phủ, các Bộ, ngành, HĐND, UBND các cấp trong việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật. Thời gian vừa qua, có thể nói công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật của từng Bộ, ngành, địa phương nói riêng và trong cả nước nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực, hình thành được sự liên ngành đối với cả hệ thống pháp luật, gắn với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế... Công đầu của thành công này chính là sự nỗ lực của các tổ chức pháp chế trên bước đường khẳng định vị thế, vai trò của mình. Các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương đã từng bước khắc phục khó khăn nội tại, khách quan để chủ động tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng pháp luật ở Bộ, ngành, địa phương mình, thực sự trở thành bộ phận tham mưu, chỗ dựa đáng tin cậy cho các Bộ, ngành, HĐND, UBND trong việc xây dựng chính sách, pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, các tổ chức pháp chế hiện nay vẫn chưa thể tự vươn mình thoát khỏi ”chiếc vòng kim cô” đang đè nặng. Đó là thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Trong khi đó, xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đòi hỏi chất lượng công tác xây dựng pháp luật nhất thiết phải được đổi mới, nâng cao cả về tiến độ lẫn chất lượng. Cùng với đó, công tác theo dõi việc thi hành cũng phải riết róng thực hiện nhằm hướng tới mục đích một xã hội thượng tôn pháp luật. Và, thực tế đã chứng minh, “chìa khoá” để giúp thực thi tốt các yêu cầu, nhiệm vụ này chính các tổ chức pháp chế. Tổng công trình sư của hệ thống pháp luật Việt Nam.Ngày 22/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 93/2008/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Theo tinh thần của Nghị định, một loạt các nhiệm vụ mới đã được bổ sung để giúp cho Bộ Tư pháp thực sự trở thành cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về pháp luật, thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Trong số những nhiệm vụ mới của Bộ Tư pháp được Nghị định 93 đề cập tới có một “bộ ba chân kiềng” rất quan trọng, đó là: kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng pháp luật - thống nhất quản lý nhà nước về thi hành pháp luật – hướng dẫn nghiệp vụ công tác pháp chế Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Và, để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cuối năm 2008 Bộ Tư pháp cũng đã ra mắt hẳn một vụ chuyên môn mới – Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật. “Bộ ba chân kiềng” nhiệm vụ nói trên cũng là chức năng, nhiệm vụ chính của Vụ. Như vậy, có thể nói, việc sát cánh cùng các tổ chức pháp chế là một trong những yêu cầu của các cán bộ toàn ngành Tư pháp năm nay và những năm về sau. Trước mắt, trong năm 2009, như lời Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường kết luận tại Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2009, lãnh đạo Bộ sẽ xúc tiến làm việc với các Bộ, ngành để bàn về sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành, đặc biệt là với bộ phận pháp chế trong công tác xây dựng pháp luật. Để từ đó, gắn công tác theo dõi thi hành pháp luật với công tác xây dựng pháp luật; phát hiện những vấn đề liên ngành, những chồng chéo, không hiệu quả trong công tác thực thi pháp luật để tham mưu trở lại công tác xây dựng pháp luật, tạo thành một vòng tròn khép kín. Phấn đấu trong thời gian tới, Bộ Tư pháp cùng các tổ chức pháp chế Bộ, ngành sẽ đóng vai trò là Tổng công trình sư tham mưu chủ yếu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong việc thiết kế mô hình tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam.Xuân HoaXông đất Pháp chế đầu xuânNhân dịp đầu xuân mới, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn nhanh một số Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ, ngành. Có được một bộ máy pháp chế lớn mạnh và sự hợp tác, sát cánh hỗ trợ của Bộ Tư pháp là mong muốn đầu xuân của hầu hết các ”đầu tàu” pháp chế này.Bà Trịnh Minh Hiền – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Giao thông – Vận tải:Theo tôi, năm nay yêu cầu cấp thiết của các tổ chức pháp chế đối với Bộ Tư pháp là việc nhanh chóng hướng dẫn cụ thể, chi tiết, kỹ càng các giai đoạn của công tác xây dựng văn bản theo tinh thần của Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 vừa mới có hiệu lực đầu năm 2009 vì đây chính là một trong những nhiệm vụ xương sống của pháp chế. Còn vấn đề kinh phí cho công tác xây dựng chính sách pháp luật, mặc dù luật đã có quy định nhưng vẫn chưa cụ thể. Vì vậy, Bộ Tư pháp cần nhanh chóng làm việc với Bộ Tài chính để hoạch định rõ ràng, hợp lý từng khoản kinh phí cho từng phần việc cụ thể và quan trọng hơn cả là việc phân bổ kinh phí này nên giành quyền cho các tổ chức pháp chế. Nếu được như vậy, tôi tin rằng, nguồn kinh phí đó sẽ phát huy được tối đa tác dụng của mình: đãi ngộ, thu hút cán bộ và góp phần tạo ra các sản phẩm pháp luật có chất lượng. Bà Nguyễn Mai Phương – Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Tổng Cục Dạy nghề:Hiện nay, Vụ Pháp chế của chúng tôi mới đang dừng lại ở con số 4 nhân sự, mặc dù Tổng Cục đã rất quan tâm dành cho số biên chế 6 nhân sự. Công việc pháp chế là công việc rất khó, lại đòi hỏi một trình độ, kiến thức về pháp luật, chuyên ngành nhất định nên chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng. Vì thế, có được một dàn cán bộ đủ về số lượng, đồng đều về chất lượng để làm việc tốt luôn là mong muốn của chúng tôi. Bên cạnh đó, cũng như các tổ chức pháp chế khác, chúng tôi luôn mong nhận được sự chia sẻ, sát cánh hỗ trợ hợp tác từ Bộ Tư pháp trong các hoạt động đặc thù của pháp chế và nhất là trong việc đào tạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ pháp chế, để giúp cho chất lượng của cán bộ pháp chế ngày càng tốt hơn. Ông Nguyễn Văn Việt – Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ NN và PTNT: Mong muốn đầu xuân của tôi là các tổ chức pháp chế sớm có được một nguồn lực đủ mạnh để phát triển. Nguồn lực ở đây bao gồm hai yếu tố con người và chế độ, chính sách đãi ngộ. Riêng về chế độ đãi ngộ, nếu không sớm có một chính sách phù hợp, tạo sự yên tâm công tác, chúng ta sẽ mất đi các cán bộ pháp chế giỏi, yêu nghề và qua đó chất lượng của việc xây dựng, theo dõi thực thi pháp luật cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Muốn các tổ chức pháp chế có được một nguồn lực như vậy, thì trọng trách không nhỏ thuộc về Bộ Tư pháp, cơ quan rất am hiểu về công tác pháp chế, cũng như có nhiệm vụ hỗ trợ các tổ chức pháp chế. Những cán bộ pháp chế chúng tôi luôn mong rằng Bộ Tư pháp sẽ sớm nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để công tác xây dựng và thực thi pháp luật sớm được hỗ trợ bằng một chính sách tài chính đủ mạnh. Có như vậy, chất lượng của VBQPPL mới được đảm bảo và các đạo luật mới đủ mạnh để len lỏi vào cuộc sống, chứ không rơi vào tình trạng sớm ”án binh bất động”. X.Hthực hiện
Năm 2009, Bộ Tư pháp sẽ sát cánh cùng pháp chế Bộ, ngành
03/02/2009
Giai đoạn phát triển chính trị, kinh tế - xã hội hiện nay đã và đang đặt ra rất nhiều các yêu cầu, nhiệm vụ mới cho ngành Tư pháp, trong đó có việc đổi mới, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, ban hành VBQPPL và theo dõi việc hành pháp luật. Thực tế đã cho thấy, chìa khoá để làm tốt nhiệm vụ này luôn nằm trong tay các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương cùng với sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp. Và năm 2009, sẽ là năm Bộ Tư pháp sát cánh cùng pháp chế Bộ, ngành để cùng nhau khởi sắc.
Công đầu thuộc về các tổ chức pháp chế
Tại Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2009, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho ngành Tư pháp là tập trung nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, thể chế, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác này nhằm thực hiện tốt việc Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Thủ tướng cũng chỉ rõ muốn làm tốt được nhiệm vụ này thì các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương phải thực sự trở thành bộ phận tham mưu, chỗ dựa đáng tin cậy cho Chính phủ, các Bộ, ngành, HĐND, UBND các cấp trong việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật.
Thời gian vừa qua, có thể nói công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật của từng Bộ, ngành, địa phương nói riêng và trong cả nước nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực, hình thành được sự liên ngành đối với cả hệ thống pháp luật, gắn với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế... Công đầu của thành công này chính là sự nỗ lực của các tổ chức pháp chế trên bước đường khẳng định vị thế, vai trò của mình. Các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương đã từng bước khắc phục khó khăn nội tại, khách quan để chủ động tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng pháp luật ở Bộ, ngành, địa phương mình, thực sự trở thành bộ phận tham mưu, chỗ dựa đáng tin cậy cho các Bộ, ngành, HĐND, UBND trong việc xây dựng chính sách, pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, các tổ chức pháp chế hiện nay vẫn chưa thể tự vươn mình thoát khỏi ”chiếc vòng kim cô” đang đè nặng. Đó là thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Trong khi đó, xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đòi hỏi chất lượng công tác xây dựng pháp luật nhất thiết phải được đổi mới, nâng cao cả về tiến độ lẫn chất lượng. Cùng với đó, công tác theo dõi việc thi hành cũng phải riết róng thực hiện nhằm hướng tới mục đích một xã hội thượng tôn pháp luật. Và, thực tế đã chứng minh, “chìa khoá” để giúp thực thi tốt các yêu cầu, nhiệm vụ này chính các tổ chức pháp chế.
Tổng công trình sư của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Ngày 22/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 93/2008/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Theo tinh thần của Nghị định, một loạt các nhiệm vụ mới đã được bổ sung để giúp cho Bộ Tư pháp thực sự trở thành cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về pháp luật, thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Trong số những nhiệm vụ mới của Bộ Tư pháp được Nghị định 93 đề cập tới có một “bộ ba chân kiềng” rất quan trọng, đó là: kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng pháp luật - thống nhất quản lý nhà nước về thi hành pháp luật – hướng dẫn nghiệp vụ công tác pháp chế Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Và, để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cuối năm 2008 Bộ Tư pháp cũng đã ra mắt hẳn một vụ chuyên môn mới – Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật. “Bộ ba chân kiềng” nhiệm vụ nói trên cũng là chức năng, nhiệm vụ chính của Vụ.
Như vậy, có thể nói, việc sát cánh cùng các tổ chức pháp chế là một trong những yêu cầu của các cán bộ toàn ngành Tư pháp năm nay và những năm về sau. Trước mắt, trong năm 2009, như lời Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường kết luận tại Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2009, lãnh đạo Bộ sẽ xúc tiến làm việc với các Bộ, ngành để bàn về sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành, đặc biệt là với bộ phận pháp chế trong công tác xây dựng pháp luật. Để từ đó, gắn công tác theo dõi thi hành pháp luật với công tác xây dựng pháp luật; phát hiện những vấn đề liên ngành, những chồng chéo, không hiệu quả trong công tác thực thi pháp luật để tham mưu trở lại công tác xây dựng pháp luật, tạo thành một vòng tròn khép kín. Phấn đấu trong thời gian tới, Bộ Tư pháp cùng các tổ chức pháp chế Bộ, ngành sẽ đóng vai trò là Tổng công trình sư tham mưu chủ yếu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong việc thiết kế mô hình tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam.
Xuân Hoa
Xông đất Pháp chế đầu xuân Nhân dịp đầu xuân mới, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn nhanh một số Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ, ngành. Có được một bộ máy pháp chế lớn mạnh và sự hợp tác, sát cánh hỗ trợ của Bộ Tư pháp là mong muốn đầu xuân của hầu hết các ”đầu tàu” pháp chế này. Bà Trịnh Minh Hiền – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Giao thông – Vận tải: Theo tôi, năm nay yêu cầu cấp thiết của các tổ chức pháp chế đối với Bộ Tư pháp là việc nhanh chóng hướng dẫn cụ thể, chi tiết, kỹ càng các giai đoạn của công tác xây dựng văn bản theo tinh thần của Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 vừa mới có hiệu lực đầu năm 2009 vì đây chính là một trong những nhiệm vụ xương sống của pháp chế. Còn vấn đề kinh phí cho công tác xây dựng chính sách pháp luật, mặc dù luật đã có quy định nhưng vẫn chưa cụ thể. Vì vậy, Bộ Tư pháp cần nhanh chóng làm việc với Bộ Tài chính để hoạch định rõ ràng, hợp lý từng khoản kinh phí cho từng phần việc cụ thể và quan trọng hơn cả là việc phân bổ kinh phí này nên giành quyền cho các tổ chức pháp chế. Nếu được như vậy, tôi tin rằng, nguồn kinh phí đó sẽ phát huy được tối đa tác dụng của mình: đãi ngộ, thu hút cán bộ và góp phần tạo ra các sản phẩm pháp luật có chất lượng. Bà Nguyễn Mai Phương – Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Tổng Cục Dạy nghề: Hiện nay, Vụ Pháp chế của chúng tôi mới đang dừng lại ở con số 4 nhân sự, mặc dù Tổng Cục đã rất quan tâm dành cho số biên chế 6 nhân sự. Công việc pháp chế là công việc rất khó, lại đòi hỏi một trình độ, kiến thức về pháp luật, chuyên ngành nhất định nên chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng. Vì thế, có được một dàn cán bộ đủ về số lượng, đồng đều về chất lượng để làm việc tốt luôn là mong muốn của chúng tôi. Bên cạnh đó, cũng như các tổ chức pháp chế khác, chúng tôi luôn mong nhận được sự chia sẻ, sát cánh hỗ trợ hợp tác từ Bộ Tư pháp trong các hoạt động đặc thù của pháp chế và nhất là trong việc đào tạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ pháp chế, để giúp cho chất lượng của cán bộ pháp chế ngày càng tốt hơn. Ông Nguyễn Văn Việt – Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ NN và PTNT: Mong muốn đầu xuân của tôi là các tổ chức pháp chế sớm có được một nguồn lực đủ mạnh để phát triển. Nguồn lực ở đây bao gồm hai yếu tố con người và chế độ, chính sách đãi ngộ. Riêng về chế độ đãi ngộ, nếu không sớm có một chính sách phù hợp, tạo sự yên tâm công tác, chúng ta sẽ mất đi các cán bộ pháp chế giỏi, yêu nghề và qua đó chất lượng của việc xây dựng, theo dõi thực thi pháp luật cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Muốn các tổ chức pháp chế có được một nguồn lực như vậy, thì trọng trách không nhỏ thuộc về Bộ Tư pháp, cơ quan rất am hiểu về công tác pháp chế, cũng như có nhiệm vụ hỗ trợ các tổ chức pháp chế. Những cán bộ pháp chế chúng tôi luôn mong rằng Bộ Tư pháp sẽ sớm nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để công tác xây dựng và thực thi pháp luật sớm được hỗ trợ bằng một chính sách tài chính đủ mạnh. Có như vậy, chất lượng của VBQPPL mới được đảm bảo và các đạo luật mới đủ mạnh để len lỏi vào cuộc sống, chứ không rơi vào tình trạng sớm ”án binh bất động”. X.H thực hiện |