Tiếp sức cho giám định tư pháp

01/12/2009
Thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về Chiến lược cải cách tư pháp cũng như khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay trong tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp, dự thảo Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo định tư pháp đã thẳng thắn nhìn nhận tình trạng hạn chế, yếu kém hiện nay của công tác giáo định tư pháp để từ đó đặt ra những nhiệm vụ cùng giải pháp thực hiện

Chuyên gia hàng đầu của các lĩnh vực giám định sẽ được tôn vinh

Một trong những vấn đề đau đầu của các tổ chức giám định tư pháp hiện nay là tình trạng đội ngũ giám định viên còn rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hầu hết các tổ chức giám định pháp y đều thiếu giám định viên pháp y chuyên trách, riêng đội ngũ giám định kỹ thuật hình sự toàn quốc còn thiếu trên 200 người so với yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh việc hơn 3/4 đội ngũ giám định viên tư pháp hiện có chưa được đào tạo một cách bài bản về nghiệp vụ giám định và kiến thức pháp lý cần thiết thì tình hình chảy máu nguồn nhân lực trong các tổ chức giám định tư pháp đang diễn ra ngày càng mạnh, mà chưa có giải pháp khắc phục.

Cũng nằm trong danh sách những bất cập của thực trạng giám định viên tư pháp hiện nay là việc bổ nhiệm giám định viên và lập danh sách người giám định tư pháp chưa trên cơ sở quy hoạch phát triển và chưa thực sự bám sát vào nhu cầu của hoạt động tố tụng, chưa mở rộng đến các chuyên gia giỏi ngoài khu vực nhà nước, chưa coi trọng khả năng nghiệp vụ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tiến hành tố tụng với tư cách là người sử dụng, đánh giá kết luận giám định. Mặt khác, việc lập danh dách người giám định tư pháp theo vụ việc trong phạm vi toàn quốc không được thực hiện đồng bộ, chủ động và thống nhất...

Từ chỗ thẳng thắn nhìn nhận yếu kém, Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo định tư pháp đã đặt ra nhiệm vụ phải nâng cao năng lực đội ngũ người giám định tư pháp với nhiều giải pháp cụ thể. Trong số đó có việc đổi mới tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm, lập danh sách người giám định tư pháp, đổi mới cách thức công bố danh sách, tổ chức, cá nhân người giám định tư pháp. Có thực mới vưc được đạo, vì thế vấn đề bảo đảm các lợi ích chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối các cá nhân tham gia hoạt động giám định cả ở phương diện vật chất (như ngạch lương riêng, phụ cấp trách nhiệm, chế độ bồi dưỡng...) lẫn phi vật chất ( tôn vinh các chuyên gia giỏi hàng đầu trong các lĩnh vực giám định)

Hoạt động giám định – đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp

Trong thời gian gần đây hiệu quả hoạt động giám định tư pháp còn dừng lại ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng theo tinh thần cải cách tư pháp. Điều này thể hiện qua việc trưng cầu giám định chưa đảm bảo đúng quy trình, chất lượng kết luận giám định tư pháp trong một số trường hợp chưa đảm bảo. Đó còn là chưa kể đến việc giám định do không được thực hiện theo quy trình, quy chuẩn thống nhất nên nảy sinh tình trạng kết quả mỗi nơi một khác, các kết luận giám định mâu thuẫn, “đá” lẫn nhau, điển hình nhất là trong hoạt động giám định pháp ý thương tích...Đặc biệt, có một vấn đề rất làm buồn lòng các tổ chức giám định và bản thân các giám định viên. Đó là việc họ ít có cơ hội tham gia phiên toàn để trình bày, bảo vệ kết luận giám định của mình. Điều này gây ra sự thiếu tương thích với yêu cầu nâng cao dân chủ và tranh tụng trong điều kiện cải cách tư pháp...

Nguyên nhân của những bất cập này chủ yếu nằm ở việc hệ thống văn bản pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và giám định tư pháp chưa đạt đến sự đồng bộ, liên thông cần thiết. Vì thế, Đề án đã chỉ ra vấn đề không những phải đổi mới hoạt động trưng cầu, yêu cầu và thực hiện giám định mà còn đổi mới cả hoạt động đánh giá kết luận giám định. Để làm được việc này, giải pháp trước nhất là phải tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định về tố tụng hình sự, dân sự và hành chính theo nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng của các bên tố tụng trong việc cũng cấp các kết luận giam định với tư cách là một loại chứng cứ; trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đánh giá kết luận giám định do các bên tố tụng đưa ra một cách khách quan, công bằng; tăng cường sự tham gia phiên tòa của người giám định tư pháp trong những trường hợp bắt buộc phải trưng caùa giám định, những trường hợp kết luận giám định là căn cứ duy nhất hoặc mấuc hốt để giải quyết vụ án. Đặc biệt, không thể xem nhẹ việc xây dựng quy chuẩn chuyên môn trong từng lĩnh vực giám định, để từ đó có thể tiến tới xây dựng quy trình, quy chuẩn thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Mặt khác, mục tiêu đổi mới hoạt động trưng cầu, yêu cầu và thực hiện giám định, hoạt động đánh giá kết luận giám định còn phải được thực hiện thông qua tư duy và hoạt động xây dựng, thực thi cơ chế “cung cấp dịch vụ chuyên môn” của các tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn phục vụ bình đẳng cho các bên tố tụng, đáp ứng nhu cầu giám định ngoài tố tụng của tổ chức, cá nhân trong xã hội phục vụ cho các giao dịch dân sự, kinh tế...

Hồng Minh 

Tính đến tháng 9/2009, Bộ Tư pháp đã cấp 2.461 thẻ giám định viên tư pháp, trong đó có 844 giám định viên pháp y, 517 giám định viên kỹ thuatạ hình sự, 152 giám định viên pháp y tâm thâng, 486 giám định viên tài chính – kết toán, 179 giám định viên văn hóa...Bên cạnh đó, có 237 người giám định tư pháp theo vụ việc ở các lĩnh vực cũng đã được các Bộ, ngành và địa phương đề nghị Bộ Tư pháp lập danh sách và công bố

 Tới đây, sau khi Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo định tư pháp được phê duyệt, các dự án cụ thể như thống kê, rà soát, đánh giá năng lực của các tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn và đội ngũ người giám định tư pháp ở các lĩnh vực; xây dựng quy chuẩn chuyên môn, quy trình giám định trong tưng lĩnh vực giám định; phổ biến tuyên truyền về công tác giám định tư pháp, xây dựng và phát triển trang thông tin điện tử về giám định tư pháp; đổi mới cơ chế tài chính bảo đảm việc trưng cầu và thực hiện giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng...sẽ được Bộ Tư pháp cùng các Bộ, ngành hữu quan, UBND phối hợp thực hiện trong khoảng thời gian từ 2010-2015.