Rà soát, tháo gỡ “điểm nghẽn” trong hệ thống pháp luật tại Nghệ AnLần đầu tiên Sở Tư pháp Nghệ An báo cáo về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh trong chương trình họp báo định kỳ, thể hiện tính minh bạch trong công tác pháp chế, tăng cường trách nhiệm giải trình và giám sát xã hội đối với hoạt động lập quy của chính quyền địa phương.Chiều 14/7, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Họp báo về tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh 6 tháng đầu năm 2025.
Tại họp báo, Sở Tư pháp Nghệ An lần đầu tiên báo cáo về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh. Việc đưa nội dung này vào họp báo định kỳ thể hiện tính minh bạch trong công tác pháp chế, giúp báo chí, người dân có thêm kênh thông tin nắm bắt kịp thời các chính sách mới, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tăng cường trách nhiệm giải trình và giám sát xã hội đối với hoạt động lập quy của chính quyền địa phương.
Trình bày báo cáo, bà Hoàng Thị Thu Trang, Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành 46 văn bản quy phạm pháp luật (8 nghị quyết, 38 quyết định), tăng 28 văn bản so với cùng kỳ năm 2024.
Các văn bản được xây dựng, ban hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định; được tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động, các cơ quan, ban, ngành, địa phương liên quan; 100% đều được thẩm định trước khi ban hành. Đối với những vấn đề, chính sách lớn, phức tạp đã được khảo sát, đánh giá, sơ tổng kết thực tiễn kỹ lưỡng. Nhờ vậy, các nghị quyết, quyết định được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung phù hợp, thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đạo của Trung ương và tình hình thực tiễn tại địa phương. Đa số đảm bảo kịp thời, có tính khả thi cao, dễ tiếp cận và thi hành.
Sau khi ban hành, các văn bản đã được đăng tải đầy đủ trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, đảm bảo việc tiếp cận, khai thác văn bản của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện.
Về hạn chế, khó khăn, theo Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An, năm 2025 dự kiến danh mục xây dựng nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND tỉnh phải nhiều lần điều chỉnh, đưa ra, bổ sung danh mục. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính chủ động, tính khoa học cũng như chất lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Vẫn còn có chính sách quá trình xây dựng chưa có sự đánh giá, tổng kết đầy đủ, toàn diện nên còn có nội dung manh mún, dàn trải, tính dự báo không cao, mới ban hành trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi thay thế.
Nguyên nhân do năm 2025 thực hiện chủ trương sắp xếp hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã tác động to lớn đến dự kiến danh mục cũng như cơ sở pháp lý, nội dung của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật địa phương. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự tích cực, chủ động trong đề xuất, xây dựng cũng như trong phối hợp tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An cũng nêu 6 nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm: Tập huấn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành mới được ban hành năm 2025, trong đó chú trọng thẩm quyền được phân cấp khi chính quyền cấp xã mới đi vào hoạt động. Sở sẽ tham mưu Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, tập trung vào nhiệm vụ đổi mới tư duy, xây dựng pháp luật theo hướng vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển.
Đặc biệt, tiến hành rà soát xác định “điểm nghẽn” của thể chế trong hệ thống pháp luật của tỉnh để có giải pháp tháo gỡ những “điểm nghẽn” đó, nhất là những quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, các quy định bất hợp lý, không khả thi, các quy định không rõ ràng, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau trong hệ thống pháp luật...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long phát biểu kết luận Họp báo.
Phát biểu kết luận Họp báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc đồng hành cùng chính quyền, không chỉ là cầu nối thông tin giữa Nhà nước và Nhân dân, mà còn là lực lượng “đầu tàu” phản ánh thực tiễn, cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác.
Đồng chí mong muốn báo chí tiếp tục tham gia sâu vào quá trình góp ý, phản biện chính sách ngay từ đầu, nhất là đối với các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp và hiệu quả trong thi hành; đồng thời đồng hành trong tuyên truyền các chủ trương, cơ chế, chính sách mới của tỉnh, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và phục vụ nhân dân.
Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng trên địa bàn tỉnh Nghệ An ước đạt 8,24%, xếp thứ 12/34 tỉnh, thành phố; trong đó tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh ước đạt 8,24%, xếp thứ 12/34 tỉnh, thành phố. Khu vực công nghiệp - xây dựng giữ vai trò đầu tàu với mức tăng 13,45% (riêng công nghiệp đạt 14,42%), tiếp tục là trụ cột chính thúc đẩy tăng trưởng. Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 4,48%; dịch vụ tăng 6,72%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 25,1%; doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 87,3 nghìn tỷ đồng, tăng 14,8%. Thu ngân sách nhà nước đạt 13.909 tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán, tăng 14,7% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa chiếm 12.932 tỷ đồng, đạt 80,7% dự toán.Tuyết Lan
Rà soát, tháo gỡ “điểm nghẽn” trong hệ thống pháp luật tại Nghệ An
15/07/2025
Lần đầu tiên Sở Tư pháp Nghệ An báo cáo về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh trong chương trình họp báo định kỳ, thể hiện tính minh bạch trong công tác pháp chế, tăng cường trách nhiệm giải trình và giám sát xã hội đối với hoạt động lập quy của chính quyền địa phương.
Chiều 14/7, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Họp báo về tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh 6 tháng đầu năm 2025.
Tại họp báo, Sở Tư pháp Nghệ An lần đầu tiên báo cáo về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh. Việc đưa nội dung này vào họp báo định kỳ thể hiện tính minh bạch trong công tác pháp chế, giúp báo chí, người dân có thêm kênh thông tin nắm bắt kịp thời các chính sách mới, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tăng cường trách nhiệm giải trình và giám sát xã hội đối với hoạt động lập quy của chính quyền địa phương.
Trình bày báo cáo, bà Hoàng Thị Thu Trang, Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành 46 văn bản quy phạm pháp luật (8 nghị quyết, 38 quyết định), tăng 28 văn bản so với cùng kỳ năm 2024.
Các văn bản được xây dựng, ban hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định; được tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động, các cơ quan, ban, ngành, địa phương liên quan; 100% đều được thẩm định trước khi ban hành. Đối với những vấn đề, chính sách lớn, phức tạp đã được khảo sát, đánh giá, sơ tổng kết thực tiễn kỹ lưỡng. Nhờ vậy, các nghị quyết, quyết định được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung phù hợp, thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đạo của Trung ương và tình hình thực tiễn tại địa phương. Đa số đảm bảo kịp thời, có tính khả thi cao, dễ tiếp cận và thi hành.
Sau khi ban hành, các văn bản đã được đăng tải đầy đủ trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, đảm bảo việc tiếp cận, khai thác văn bản của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện.
Về hạn chế, khó khăn, theo Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An, năm 2025 dự kiến danh mục xây dựng nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND tỉnh phải nhiều lần điều chỉnh, đưa ra, bổ sung danh mục. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính chủ động, tính khoa học cũng như chất lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Vẫn còn có chính sách quá trình xây dựng chưa có sự đánh giá, tổng kết đầy đủ, toàn diện nên còn có nội dung manh mún, dàn trải, tính dự báo không cao, mới ban hành trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi thay thế.
Nguyên nhân do năm 2025 thực hiện chủ trương sắp xếp hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã tác động to lớn đến dự kiến danh mục cũng như cơ sở pháp lý, nội dung của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật địa phương. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự tích cực, chủ động trong đề xuất, xây dựng cũng như trong phối hợp tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An cũng nêu 6 nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm: Tập huấn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành mới được ban hành năm 2025, trong đó chú trọng thẩm quyền được phân cấp khi chính quyền cấp xã mới đi vào hoạt động. Sở sẽ tham mưu Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, tập trung vào nhiệm vụ đổi mới tư duy, xây dựng pháp luật theo hướng vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển.
Đặc biệt, tiến hành rà soát xác định “điểm nghẽn” của thể chế trong hệ thống pháp luật của tỉnh để có giải pháp tháo gỡ những “điểm nghẽn” đó, nhất là những quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, các quy định bất hợp lý, không khả thi, các quy định không rõ ràng, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau trong hệ thống pháp luật...
.jpg)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long phát biểu kết luận Họp báo.
Phát biểu kết luận Họp báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc đồng hành cùng chính quyền, không chỉ là cầu nối thông tin giữa Nhà nước và Nhân dân, mà còn là lực lượng “đầu tàu” phản ánh thực tiễn, cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác.
Đồng chí mong muốn báo chí tiếp tục tham gia sâu vào quá trình góp ý, phản biện chính sách ngay từ đầu, nhất là đối với các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp và hiệu quả trong thi hành; đồng thời đồng hành trong tuyên truyền các chủ trương, cơ chế, chính sách mới của tỉnh, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và phục vụ nhân dân.
Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng trên địa bàn tỉnh Nghệ An ước đạt 8,24%, xếp thứ 12/34 tỉnh, thành phố; trong đó tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh ước đạt 8,24%, xếp thứ 12/34 tỉnh, thành phố. Khu vực công nghiệp - xây dựng giữ vai trò đầu tàu với mức tăng 13,45% (riêng công nghiệp đạt 14,42%), tiếp tục là trụ cột chính thúc đẩy tăng trưởng. Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 4,48%; dịch vụ tăng 6,72%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 25,1%; doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 87,3 nghìn tỷ đồng, tăng 14,8%. Thu ngân sách nhà nước đạt 13.909 tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán, tăng 14,7% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa chiếm 12.932 tỷ đồng, đạt 80,7% dự toán. |
Tuyết Lan