Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong xây dựng VBQPPL

31/08/2023
Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong xây dựng VBQPPL
Ngày 30/8/2023, Sở Tư pháp – Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 07 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã, phường, thị trấn tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Tham dự Hội nghị tập huấn, có đồng chí Phan Hồng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp); đồng chí Trần Minh Đức - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu; đại diện lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; Công chức phụ trách công tác thanh tra, pháp chế các Sở, Ban, Ngành; Giảng viên Trường Chính trị Châu Văn Đặng;… Hội viên Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu; đại diện lãnh đạo các cơ quan là thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thị xã, thành phố.
Phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn, đồng chí Trần Minh Đức – Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu, nhấn mạnh: “Hoạt động truyền thông dự thảo chính sách là một phần trong hoạt động truyền thông Nhà nước nói chung và truyền thông Chính phủ nói riêng, hoạt động này có vai trò ý nghĩa sức quan trọng. Truyền thông dự thảo chính sách là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế, tính khả thi của VBQPPL, tạo đồng thuận xã hội đối với những chính sách, quy định pháp luật cần phải được ban hành hoặc điều chỉnh theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, cũng như nâng cao ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp.
Truyền thông chính sách còn là phương thức cơ bản để người dân được “hưởng thụ” quyền dân chủ của mình” và xây dựng pháp luật, quản lý nhà nước; bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, truyền thông dự thảo chính sách giúp củng cố, xây dựng niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước; phát huy dân chủ, đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước”.
 

Báo cáo viên Phan Hồng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) giới thiệu kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
 
Tại Hội nghị tập huấn, Báo cáo viên Phan Hồng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), đã cung cấp và làm rõ các nội dung cơ bản Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”, bao gồm: Một số kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách; Kỹ năng xây dựng một số tài liệu truyền thông dự thảo chính sách; Kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cơ bản, chủ yếu… nhằm hướng tới mục tiêu tổ chức hiệu quả truyền thông các chính sách từ xa, từ sớm, đa chiều, công khai, minh bạch.
Theo Báo cáo viên Phan Hồng Nguyên, để truyền thông dự thảo chính sách có hiệu quả hơn trong thời gian tới, phải phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp trong chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, địa phương thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cần chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch truyền thông dự thảo chính sách hàng năm, trong đó xác định nội dung dự thảo chính sách cần truyền thông, hình thức truyền thông, cơ quan báo chí phối hợp, nguồn lực bảo đảm thực hiện… phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, báo chí trong tổ chức truyền thông dự thảo chính sách.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cần tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội của các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp về dự thảo chính sách để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Song song đó, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở Trung ương, địa phương; báo cáo viên pháp luật, công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, sở, ngành địa phương; tuyên truyền viên pháp luật theo quy định tại Đề án,…
Thông qua Hội nghị tập huấn, lãnh đạo các ngành, các cấp, đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; công chức nhận chế các Sở, ban, ngành cũng như đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí thực hiện tốt công tác truyền thông dự thảo các chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương ngày càng tốt hơn./.
Trần Thái – Sở Tư pháp Bạc Liêu