Bình Định: Thẩm tra kết quả công tác thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2023.Ngày 27/6, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) Bình Định, do đồng chí Phạm Hồng Sơn, Trưởng ban chủ trì buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự tỉnh về kết quả công tác thi hành án dân sự (THADS) trong 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2023. Đây là buổi làm việc nhằm thẩm tra báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự để báo cáo tại kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII, dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 7 năm 2023.Theo báo cáo của Cục Thi hành án dân sự trong tỉnh, trong 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đã thụ lý thi hành tăng 475 việc (tăng 6,89%); về tiền tăng 926.572.069.000 đồng (tăng 41,64%). Trong tổng số phải thi hành là 7.342 việc, đã giải quyết xong: 3.179 việc/5.418 việc số có điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ 58,67%, tăng 485 việc (tăng 18%) và tăng 4,33% về tỷ lệ so với cùng kỳ năm 2022. Về tiền, trong tổng số phải thi hành là 2.758.568.752.000 đồng, đã thi hành xong: 188.678.995.000 đồng trên 1.265.921.913.000 đồng có điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ 16,95%, tăng 88.217.852.000 đồng (tăng 87,81%) và tăng 4,28% về tỷ lệ so với cùng kỳ năm 2022. Về bán đấu giá tài sản, trong 6 tháng đã bán đấu giá thành là 25 việc, tương ứng với 51.604.422.000 đồng; đã giao tài sản cho người mua trúng đấu giá: 20 việc, tương ứng 28.346.791.000 đồng. Số vụ việc đã tổ chức bán đấu giá nhưng chưa thành là 15 việc, tương ứng 68.940.799.000 đồng, trong thời gian tới, cơ quan THADS tiếp tục tổ chức bán đấu giá để thi hành án theo đúng qui định. Về kết quả theo dõi THAHC, đã thực hiện theo dõi là 13 bản án, quyết định, theo dõi thi hành xong 04 vụ việc (tăng 01 việc so cùng kỳ), đang tiếp tục theo dõi 09 vụ việc.
Về tiếp công dân, các cơ quan THADS luôn quan tâm thực hiện đúng theo quy chế đã được ban hành, trong 6 tháng đã tiếp 24 lượt, tổng số 24 người với 21 vụ việc; đoàn đông người: 02 đoàn, 10 người, 01 vụ việc; trong tổng số lượt tiếp công dân, Lãnh đạo cơ quan tiếp 15 lượt, 22 người với 12 vụ việc; kết quả đã giải quyết 22/22 việc thuộc thẩm quyền. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã tiếp nhận 18 đơn (11 đơn khiếu nại, 07 đơn tố cáo) thuộc thẩm quyền giải quyết (Cục: 06 đơn, Chi cục: 12 đơn); đã giải quyết xong 17/18 đơn.
Tại buổi làm việc, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã báo cáo một số vướng mắc, khó khăn trong công tác THADS, như: Một số trường hợp bản án của Tòa án tuyên xử lý tài sản đảm bảo để thi hành án hoặc buộc người phải thi hành án tháo gỡ để giao lại đất cho người được thi hành án nhưng không đúng với thực tế, có phát sinh tài sản khác trên đất nên khi cơ quan THADS tiến hành tổ chức thi hành án gặp rất nhiều khó khăn, phải phối hợp nhiều cơ quan có liên quan, chính quyền cơ sở để xác minh, nắm bắt thông tin, làm việc các bên liên quan, tổ chức họp liên ngành để thống nhất giải quyết (vụ DNTN Sơn Hải; vụ Trần Cang). Một số trường hợp, tài sản thế chấp là nhà ở, quyền sử dụng đất giữa thực tế và giấy tờ có sự khác nhau về hiện trạng, diện tích; tài sản thế chấp có sự chồng lấn rất khó xác định, có trường hợp một thửa có 02 Giấy chứng nhận QSD đất khác nhau cùng tồn tại (Vụ Công ty TNHH Đúc Minh Đạt). Có vụ việc tài sản bán đấu giá và hạ giá nhiều lần không có người mua; giá trị tài sản sau khi bán rất thấp so với số tiền phải thi hành (điển hình là xử lý các vụ việc tàu cá theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP).
Trên cơ sở nội dung báo cáo, các thành viên Ban Pháp chế, các cơ quan có liên quan tham dự hội nghị cơ bản đồng tình, thống nhất dự thảo báo cáo trình bày trước hội nghị; qua đó, các đại biểu đã tham gia bổ sung thêm một số nội dung để làm rõ hơn báo cáo đã đề cập, trong đó đã đề nghị Cục Thi hành án dân sự tỉnh làm rõ một số nội dung về kết quả thi hành đạt tỷ lệ còn thấp, như: các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, kết quả thu hồi tiền tài sản trong các vụ việc tham nhũng, kinh tế; thi hành án hành chính còn có vụ việc kéo dài chưa theo dõi thi hành xong và các nội dung khác có liên quan. Đại diện lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã giải trình, báo cáo làm rõ một số nội dung mà các đại biểu quan tâm; qua đó đã đề ra các nhiệm vụ giải pháp để tổ chức thi hành án trong 6 tháng còn lại của năm, như: Tiếp tục chỉ đạo rà soát, lập danh sách các loại việc thi hành án, tập trung công tác xác minh, phân loại án, lập kế hoạch tổ chức thi hành án, nhất là các vụ việc thi hành án trọng điểm, phức tạp, khó thi hành, kịp thời phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức thi hành án dứt điểm các vụ việc có điều kiện; lập kế hoạch tổ chức cưỡng chế giao tài sản đối với các vụ việc đã bán đấu giá thành và các vụ việc có đủ điều kiện tổ chức cưỡng chế thi hành án; có phương án giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, nhất là các vụ việc thi hành án có số tiền phải thi hành án lớn; các loại việc có điều kiện trên 01 năm chưa thi hành xong; các vụ việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; các vụ việc liên quan đến tín dụng; phối hợp với các cơ quan ban ngành trong tỉnh họp bàn phương án, giải quyết các vụ việc có khó khăn, vướng mắc, báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo THADS để chỉ đạo giải quyết; theo dõi đầy đủ, kịp thời các vụ việc thi hành án hành chính (THAHC), kịp thời kiến nghị xử lý trách nhiệm người phải thi hành án chậm THA, không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ, không đúng bản án, quyết định của Tòa án. Công Hoàng
Bình Định: Thẩm tra kết quả công tác thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2023.
28/06/2023
Ngày 27/6, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) Bình Định, do đồng chí Phạm Hồng Sơn, Trưởng ban chủ trì buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự tỉnh về kết quả công tác thi hành án dân sự (THADS) trong 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2023. Đây là buổi làm việc nhằm thẩm tra báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự để báo cáo tại kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII, dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 7 năm 2023.
Theo báo cáo của Cục Thi hành án dân sự trong tỉnh, trong 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đã thụ lý thi hành tăng 475 việc (tăng 6,89%); về tiền tăng 926.572.069.000 đồng (tăng 41,64%). Trong tổng số phải thi hành là 7.342 việc, đã giải quyết xong: 3.179 việc/5.418 việc số có điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ 58,67%, tăng 485 việc (tăng 18%) và tăng 4,33% về tỷ lệ so với cùng kỳ năm 2022. Về tiền, trong tổng số phải thi hành là 2.758.568.752.000 đồng, đã thi hành xong: 188.678.995.000 đồng trên 1.265.921.913.000 đồng có điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ 16,95%, tăng 88.217.852.000 đồng (tăng 87,81%) và tăng 4,28% về tỷ lệ so với cùng kỳ năm 2022. Về bán đấu giá tài sản, trong 6 tháng đã bán đấu giá thành là 25 việc, tương ứng với 51.604.422.000 đồng; đã giao tài sản cho người mua trúng đấu giá: 20 việc, tương ứng 28.346.791.000 đồng. Số vụ việc đã tổ chức bán đấu giá nhưng chưa thành là 15 việc, tương ứng 68.940.799.000 đồng, trong thời gian tới, cơ quan THADS tiếp tục tổ chức bán đấu giá để thi hành án theo đúng qui định. Về kết quả theo dõi THAHC, đã thực hiện theo dõi là 13 bản án, quyết định, theo dõi thi hành xong 04 vụ việc (tăng 01 việc so cùng kỳ), đang tiếp tục theo dõi 09 vụ việc.
Về tiếp công dân, các cơ quan THADS luôn quan tâm thực hiện đúng theo quy chế đã được ban hành, trong 6 tháng đã tiếp 24 lượt, tổng số 24 người với 21 vụ việc; đoàn đông người: 02 đoàn, 10 người, 01 vụ việc; trong tổng số lượt tiếp công dân, Lãnh đạo cơ quan tiếp 15 lượt, 22 người với 12 vụ việc; kết quả đã giải quyết 22/22 việc thuộc thẩm quyền. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã tiếp nhận 18 đơn (11 đơn khiếu nại, 07 đơn tố cáo) thuộc thẩm quyền giải quyết (Cục: 06 đơn, Chi cục: 12 đơn); đã giải quyết xong 17/18 đơn.
Tại buổi làm việc, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã báo cáo một số vướng mắc, khó khăn trong công tác THADS, như: Một số trường hợp bản án của Tòa án tuyên xử lý tài sản đảm bảo để thi hành án hoặc buộc người phải thi hành án tháo gỡ để giao lại đất cho người được thi hành án nhưng không đúng với thực tế, có phát sinh tài sản khác trên đất nên khi cơ quan THADS tiến hành tổ chức thi hành án gặp rất nhiều khó khăn, phải phối hợp nhiều cơ quan có liên quan, chính quyền cơ sở để xác minh, nắm bắt thông tin, làm việc các bên liên quan, tổ chức họp liên ngành để thống nhất giải quyết (vụ DNTN Sơn Hải; vụ Trần Cang). Một số trường hợp, tài sản thế chấp là nhà ở, quyền sử dụng đất giữa thực tế và giấy tờ có sự khác nhau về hiện trạng, diện tích; tài sản thế chấp có sự chồng lấn rất khó xác định, có trường hợp một thửa có 02 Giấy chứng nhận QSD đất khác nhau cùng tồn tại (Vụ Công ty TNHH Đúc Minh Đạt). Có vụ việc tài sản bán đấu giá và hạ giá nhiều lần không có người mua; giá trị tài sản sau khi bán rất thấp so với số tiền phải thi hành (điển hình là xử lý các vụ việc tàu cá theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP).
Trên cơ sở nội dung báo cáo, các thành viên Ban Pháp chế, các cơ quan có liên quan tham dự hội nghị cơ bản đồng tình, thống nhất dự thảo báo cáo trình bày trước hội nghị; qua đó, các đại biểu đã tham gia bổ sung thêm một số nội dung để làm rõ hơn báo cáo đã đề cập, trong đó đã đề nghị Cục Thi hành án dân sự tỉnh làm rõ một số nội dung về kết quả thi hành đạt tỷ lệ còn thấp, như: các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, kết quả thu hồi tiền tài sản trong các vụ việc tham nhũng, kinh tế; thi hành án hành chính còn có vụ việc kéo dài chưa theo dõi thi hành xong và các nội dung khác có liên quan. Đại diện lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã giải trình, báo cáo làm rõ một số nội dung mà các đại biểu quan tâm; qua đó đã đề ra các nhiệm vụ giải pháp để tổ chức thi hành án trong 6 tháng còn lại của năm, như: Tiếp tục chỉ đạo rà soát, lập danh sách các loại việc thi hành án, tập trung công tác xác minh, phân loại án, lập kế hoạch tổ chức thi hành án, nhất là các vụ việc thi hành án trọng điểm, phức tạp, khó thi hành, kịp thời phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức thi hành án dứt điểm các vụ việc có điều kiện; lập kế hoạch tổ chức cưỡng chế giao tài sản đối với các vụ việc đã bán đấu giá thành và các vụ việc có đủ điều kiện tổ chức cưỡng chế thi hành án; có phương án giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, nhất là các vụ việc thi hành án có số tiền phải thi hành án lớn; các loại việc có điều kiện trên 01 năm chưa thi hành xong; các vụ việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; các vụ việc liên quan đến tín dụng; phối hợp với các cơ quan ban ngành trong tỉnh họp bàn phương án, giải quyết các vụ việc có khó khăn, vướng mắc, báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo THADS để chỉ đạo giải quyết; theo dõi đầy đủ, kịp thời các vụ việc thi hành án hành chính (THAHC), kịp thời kiến nghị xử lý trách nhiệm người phải thi hành án chậm THA, không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ, không đúng bản án, quyết định của Tòa án.
Công Hoàng