Tập huấn pháp luật về ĐKBPBĐ bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tỉnh Vĩnh PhúcNgày 19/11/2020, Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị huấn pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Về phía Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp, có bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Cục trưởng và ông Phùng Bá Đáng - Phó trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ là báo cáo viên của Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đại biểu là lãnh đạo Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh; lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và cán bộ thực hiện nhiệm vụ đăng ký biện pháp bảo đảm của Chi nhánh; cán bộ phòng Tư pháp các huyện, thành phố; các công chứng viên đang hành nghề tại các tổ chức hành nghề công chứng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, việc tổ chức Hội nghị là hết sức cần thiết nhằm kịp thời phổ biến những quy định mới về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của Thông tư số 07/2019/TT-BTP ngày 25/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, qua đó góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký biện pháp bảo đảm, công chức thi hành án, công chứng viên, cán bộ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm, qua đó góp phần thực hiện tốt công tác này tại địa phương.
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hằng đã giới thiệu những điểm mới và nội dung cơ bản của Thông tư số 07/2019/TT-BTP, trong đó tập trung vào một số nội dung như nguyên tắc đăng ký; từ chối đăng ký; đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng, tài sản chung của hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân... Nhằm triển khai thi hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, Thông tư số 07/2019/TT-BTP đã cụ thể hóa và hướng dẫn chi tiết quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP theo hướng, trong đó tập trung xử lý những vướng mắc trong thực tiễn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất cho người dân do, ví dụ như trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân… Những sửa đổi, bổ sung của Thông tư số 07/2019/TT-BTP nêu trên đã góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này tại các địa phương.
Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Thu Hằng cũng đã trao đổi những tình huống pháp lý về đăng ký thế chấp quyền sử đất, tài sản gắn liền với đất cần lưu ý, qua đó giúp học viên thống nhất cách hiểu quy định của pháp luật cũng như giúp có được kỹ năng giải quyết được từng tính huống phát sinh trong thực tiễn đăng ký thế chấp (ví dụ vấn đề về nguyên tắc đăng ký, đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, đăng ký trong trường hợp có sự thay đổi hiện trạng tài sản thế chấp, một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký…). Bên cạnh việc giới thiệu nội dung của Thông tư số 07/2019/TT-BTP và trao đổi tình huống pháp lý, các báo cáo viên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm còn trao đổi, giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được các đại biểu nêu tại Hội nghị.
Việc tổ chức Hội nghị tập huấn có ý nghĩa quan trọng giúp các đại biểu có cơ hội lắng nghe, chia sẻ những kiến thức cơ bản của pháp luật về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Thông qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý nghĩa và vai trò của công tác đăng ký biện pháp bảo đảm trong đời sống xã hội, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của cán bộ làm công tác đăng ký tại địa phương.
Tập huấn pháp luật về ĐKBPBĐ bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tỉnh Vĩnh Phúc
20/11/2020
Ngày 19/11/2020, Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị huấn pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Về phía Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp, có bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Cục trưởng và ông Phùng Bá Đáng - Phó trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ là báo cáo viên của Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đại biểu là lãnh đạo Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh; lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và cán bộ thực hiện nhiệm vụ đăng ký biện pháp bảo đảm của Chi nhánh; cán bộ phòng Tư pháp các huyện, thành phố; các công chứng viên đang hành nghề tại các tổ chức hành nghề công chứng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, việc tổ chức Hội nghị là hết sức cần thiết nhằm kịp thời phổ biến những quy định mới về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của Thông tư số 07/2019/TT-BTP ngày 25/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, qua đó góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký biện pháp bảo đảm, công chức thi hành án, công chứng viên, cán bộ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm, qua đó góp phần thực hiện tốt công tác này tại địa phương.
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hằng đã giới thiệu những điểm mới và nội dung cơ bản của Thông tư số 07/2019/TT-BTP, trong đó tập trung vào một số nội dung như nguyên tắc đăng ký; từ chối đăng ký; đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng, tài sản chung của hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân... Nhằm triển khai thi hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, Thông tư số 07/2019/TT-BTP đã cụ thể hóa và hướng dẫn chi tiết quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP theo hướng, trong đó tập trung xử lý những vướng mắc trong thực tiễn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất cho người dân do, ví dụ như trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân… Những sửa đổi, bổ sung của Thông tư số 07/2019/TT-BTP nêu trên đã góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này tại các địa phương.
Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Thu Hằng cũng đã trao đổi những tình huống pháp lý về đăng ký thế chấp quyền sử đất, tài sản gắn liền với đất cần lưu ý, qua đó giúp học viên thống nhất cách hiểu quy định của pháp luật cũng như giúp có được kỹ năng giải quyết được từng tính huống phát sinh trong thực tiễn đăng ký thế chấp (ví dụ vấn đề về nguyên tắc đăng ký, đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, đăng ký trong trường hợp có sự thay đổi hiện trạng tài sản thế chấp, một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký…). Bên cạnh việc giới thiệu nội dung của Thông tư số 07/2019/TT-BTP và trao đổi tình huống pháp lý, các báo cáo viên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm còn trao đổi, giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được các đại biểu nêu tại Hội nghị.
Việc tổ chức Hội nghị tập huấn có ý nghĩa quan trọng giúp các đại biểu có cơ hội lắng nghe, chia sẻ những kiến thức cơ bản của pháp luật về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Thông qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý nghĩa và vai trò của công tác đăng ký biện pháp bảo đảm trong đời sống xã hội, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của cán bộ làm công tác đăng ký tại địa phương.