Khánh Hòa: Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đìnhNgày 07-11, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (giai đoạn 2008 – 2018). Ông Nguyễn Đắc Tài - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và phát biểu chỉ đạo.
10 năm qua, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã ban hành 281 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Công tác thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình từ tỉnh đến cơ sở được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức và nội dung phong phú như: đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở; tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu; phát hành tài liệu tuyên truyền; treo băng rôn, khẩu hiệu; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình … Toàn tỉnh đã thành lập được 126 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; trong đó có 1.059 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; 1.059 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình và 2.599 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. Từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 2.455 vụ bạo lực gia đình mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Trong đó, bạo lực thân thể 1.501 vụ (chiếm tỷ lệ 61,1%), bạo lực tinh thần 731 vụ (chiếm 29,8%), bạo lực tình dục 14 vụ (chiếm 0,6%), bạo lực kinh tế 209 vụ (chiếm 8,5%); có 938 nạn nhân được tạm lánh tại các địa chỉ tin cậy, 384 nạn nhân được chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế, 1.563 nạn nhân được tư vấn hỗ trợ tâm lý. Số vụ bạo lực gia đình có xu hướng giảm qua các năm (năm 2008 là 330 vụ; năm 2017 là 126 vụ)...
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Đắc Tài ghi nhận, biểu dương những kết quả đã đạt được trong 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đề nghị thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, các hộ gia đình cần thực hiện lồng ghép các chương trình phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, nhất là những hộ nghèo, gia đình chính sách và những gia đình có nạn nhân bị bạo lực gia đình; xử lý nghiêm những trường hợp có hành vi bạo lực gia đình; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức và người làm công tác gia đình các cấp; tiếp tục duy trì và phát triển những mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, biểu dương, nhân rộng các điển hình làm tốt công tác này; xây dựng các hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với từng vùng, từng hoàn cảnh gia đình; chính quyền cấp xã, phường, thôn, tổ dân phố cần có chương trình hành động cụ thể và quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình...
Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 30 tập thể và 27 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
M.Tâm
Khánh Hòa: Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
08/11/2018
Ngày 07-11, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (giai đoạn 2008 – 2018). Ông Nguyễn Đắc Tài - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và phát biểu chỉ đạo.
10 năm qua, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã ban hành 281 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Công tác thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình từ tỉnh đến cơ sở được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức và nội dung phong phú như: đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở; tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu; phát hành tài liệu tuyên truyền; treo băng rôn, khẩu hiệu; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình … Toàn tỉnh đã thành lập được 126 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; trong đó có 1.059 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; 1.059 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình và 2.599 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. Từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 2.455 vụ bạo lực gia đình mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Trong đó, bạo lực thân thể 1.501 vụ (chiếm tỷ lệ 61,1%), bạo lực tinh thần 731 vụ (chiếm 29,8%), bạo lực tình dục 14 vụ (chiếm 0,6%), bạo lực kinh tế 209 vụ (chiếm 8,5%); có 938 nạn nhân được tạm lánh tại các địa chỉ tin cậy, 384 nạn nhân được chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế, 1.563 nạn nhân được tư vấn hỗ trợ tâm lý. Số vụ bạo lực gia đình có xu hướng giảm qua các năm (năm 2008 là 330 vụ; năm 2017 là 126 vụ)...
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Đắc Tài ghi nhận, biểu dương những kết quả đã đạt được trong 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đề nghị thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, các hộ gia đình cần thực hiện lồng ghép các chương trình phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, nhất là những hộ nghèo, gia đình chính sách và những gia đình có nạn nhân bị bạo lực gia đình; xử lý nghiêm những trường hợp có hành vi bạo lực gia đình; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức và người làm công tác gia đình các cấp; tiếp tục duy trì và phát triển những mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, biểu dương, nhân rộng các điển hình làm tốt công tác này; xây dựng các hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với từng vùng, từng hoàn cảnh gia đình; chính quyền cấp xã, phường, thôn, tổ dân phố cần có chương trình hành động cụ thể và quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình...
Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 30 tập thể và 27 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
M.Tâm