Bà Rịa - Vũng Tàu: Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 trên địa bàn tỉnh

02/04/2018
Bà Rịa - Vũng Tàu: Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 trên địa bàn tỉnh

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được Quốc hội khóa XIV (sau đây gọi là Luật TNBTCNN năm 2017) thông qua ngày 20/6/2017 và có hiệu lực từ 01/07/2018. Để Luật được thực thi đầy đủ, đi vào cuộc sống, đòi hỏi mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người dân phải quấn triệt, triển khai, nghiên cứu Luật, các nghị định và văn bản hướng dẫn. Đồng thời nhất là cán bộ, công chức cần trau dồi kiến thức chuyên sâu, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt. Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và phục vụ Nhân dân tốt hơn nữa, hạn chế thấp nhất trách nhiệm bồi thường khi thi hành công vụ.
Thực hiện Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 28 tháng 3 năm 2018 Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị quán triệt, trển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 . Hội nghị nhằm  giới thiệu, phổ biến sâu rộng các nội dung mới của LTNBTCNN năm 2017 đến toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh qua đó góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, ý thức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tại hội nghị các đại biểu được nghe bà Nguyễn Thị Thanh Xuân - Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh trình bày một số điểm mới cơ bản của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 so với Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 và các bài tham luận về Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động các cơ quan Toàn án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục tthi hành án tỉnh và tham luận thực tiễn công tác giải quyết yêu cầu bồi thường, chi trả tiền bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.
Phát biểu bế mạc hội nghị, ông Phạm Hồng Phúc - Phó giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh: “Trong những năm qua, thực tiễn quản lý công tác Bồi thường nhà nước (BTNN) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy các vụ yêu cầu bồi thường nhà nước thường là những vụ việc phức tạp; quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, quá trình xác minh vụ việc…. rất khó khăn, kéo dài, khi quản lý công tác bồi thường nhà nước đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành và của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Đồng thời mong các quý vị đại biểu tham dự Hội nghị lĩnh hội được các quy định mới của Luật và tiếp tục nghiên cứu kỹ, nghiên cứu sâu các quy định của Luật để khi có phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường của nhà nước sẽ chủ động, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện có hiệu quả”.
Quốc Đạt