Ngày 15/1/2007, Giám đốc Sở Tư pháp Ninh Bình đã ký ban hành Chương trình công tác Tư pháp năm 2007. Theo đó các Phòng, Trung tâm, đơn vị trực thuộc, các phòng Tư pháp huyện, thị xã, các Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn, tổ chức pháp chế sở, ngành, doanh nghiệp và các cơ quan bổ trợ tư pháp cần chủ động xây dựng triển khai kế hoạch công tác cụ thể của đơn vị mình theo những nội dung chủ yếu sau:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và các tầng lớp nhân dân; Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo cuả Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân" trên địa bàn tỉnh; Nâng cao chất lượng công tác phổi hợp phổ biến giáo dục pháp luật giữa các ngành thành viên trong Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp; Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Tuỳ từng điều kiện cụ thể về địa bàn, đối tượng mà lựa chọn hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cho phù hợp. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật phục vụ cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XII.
2. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản qui phạm pháp luật (QPPL) theo qui định của Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật của HĐND và UBND; Tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chế về công tác ban hành văn bản QPPL; tham mưu HĐND tỉnh quy định cụ thể về kinh phí cho công tác ban hành và kiểm tra văn bản QPPL tại địa phương; Giúp HĐND, UBND các cấp tổ chức việc lấy ý kiến tham gia các dự thảo văn bản QPPL theo yêu cầu cuả cơ quan Nhà nước cấp trên.
3. Tăng cường công tác Thi hành án dân sự, bảo đảm tính nghiêm minh trong việc thực hiện và thi hành các bản án dân sự; có giải pháp giảm án tồn đọng; phấn đấu đạt tỷ lệ thi hành án từ 95% về án có điều kiện thi hành. Trong đó thi hành xong về việc đạt từ 75% và về tiền đạt từ 60% trở lên; Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các bản án có giá trị dưới 500.000đ đã chuyển giao cho cấp xã. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế công vụ đối với công chức thi hành án và chú trọng công tác giải quyết khiếu nại tố cáo cuả công dân liên quan tới công tác thi hành án.
4. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực công chứng, chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP cuả Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; thực hiện cơ chế "một cửa" tại Sở Tư pháp trên các lĩnh vực hành chính, tư pháp bổ trợ.
5.Tổ chức triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành; Xây dựng Đề án đề nghị UBND tỉnh quyết định thành lập từ 2-3 Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tại các huyện, thị xã; Tiếp tục thực hiện tốt các nội dung của Dự án "Hỗ trợ hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam giai đoạn 2005-2009" tại Ninh Bình theo yêu cầu của Bộ Tư pháp. Đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa gắn với công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân.
6. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 18/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 05/2005/NĐ-CP về công tác Bán đấu giá tài sản, từng bước đưa hoạt động Bán đáu giá tài sản đi vào nề nếp.
7. Phối hợp với Đoàn Luật sư Ninh Bình chỉ đạo việc tổ chức Đại hội Đoàn Luật sư và triển khai thi hành Luật Luật sư; Tăng cường quản lý các Văn phòng Luật sư, các Công ty Luật hợp danh theo quy định của pháp luật. Tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan kiện toàn, củng cố về tổ chức các tổ chức giám định tư pháp, thực hiện việc cấp thẻ cho các Giám định viên tư pháp theo quy định của Pháp lệnh về Giám định Tư pháp năm 2004.
8. Về công tác thanh tra, giải quýêt khiếu nại tố cáo: Tập trung thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực công tác chứng thực, hộ tịch, thi hành án tại một số huyện, thị xã và Thi hành án tỉnh.Theo đó chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra về trách nhiệm công vụ, việc chấp hành pháp luật của cán bộ công chức ngành Tư pháp để xử lý, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, sách nhiễu, cố ý gây phiền hà cho dân. Đảm bảo giải quyết, xử lý kịp thời các đơn thư khiếu nại tố cáo cuả công dân theo đúng quy định của pháp luật.
9. Về công tác tổ chức cán bộ và xây dựng ngành: Hoàn thiện quy hoạch cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị thuộc sở và cơ quan thi hành án dân sự. Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm, thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động của ngành và chỉ đạo của Bộ, UBND tỉnh về thực hành tíết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách, mua sắm trang thíết bị tài sản công...
( Tạ Quý Dương - Phòng tuyên truyền Sở Tư pháp Ninh Bình)