Kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam từ 2003 đến nay

13/11/2006
Ngày 05/10/2006 Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật Chính Phủ do đồng chí Nguyễn Thế Doanh - Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ làm trưởng đoàn đã về kiểm tra tại tỉnh Hà Nam việc thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến 2007 và Quyết định 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010.
Trong 3 năm qua, công tác công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, thể hiện qua Báo cáo của UBND tỉnh trong đợt kiểm tra công tác này cụ thể như sau:
Công tác kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện thường xuyên khi có thay đổi về công tác cán bộ.
 Về Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật:
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh được kiện toàn theo Quyết định 1004/QĐ-UBND ngày 5/10/2006 ,Đến nay 100% Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) đã được kiện toàn về tổ chức, hoạt động.
Về củng cố tổ chức, đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên
Hàng năm các cấp đều có sự củng cố về tổ chức, bỗi dưỡng về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền.Báo cáo viên được các cơ quan cử đều có trình độ pháp lý tốt, đáp ứng nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật. Tuyên truyền viên được xây dựng đến tổ dân phố, các thôn (trên cơ sở tổ hoà giải) .Đến nay toàn tỉnh đã có 421báo cáo viên, trong qua trình hoạt động luôn được kiên toàn bổ sung thay thế kịp thời.
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai đa dạng, phong phú. Trong đó chủ yếu dưới các hình thức cụ thể như sau:
Thứ nhất: Tuyên truyền thông qua các hội nghị
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức 1425 Hội nghị chuyên đề (Ở cấp tỉnh tổ chức 250 Hội nghị; Cấp huyện: 500 Hội nghị; Cấp xã: 725 hội nghị), với sự tham gia của hơn 159.550 lượt người với 15 luật, 11 Pháp lệnh, 23 Nghị định về những vấn đề có liên quan tới cán bộ và nhân dân .
Thứ hai: thông qua tủ sách pháp luật tại các xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp.
 Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 116/116 xã, phường, thị trấn (100%) đã xây dựng tủ sách pháp luật, trung bình mỗi tủ sách có từ 120 đến 150 đầu sách. Hàng năm UBND tỉnh chỉ đạo phối hợp giữa Sở Tư pháp với Sở Tài chính có kế hoạch trang bị, bổ sung thêm đầu sách pháp luật, dự trù kinh phí để phục vụ có hiệu quả cho cán bộ và nhân dân tìm hiểu pháp luật.Nhiều cơ quan, ban, ngành của tỉnh cũng đã chú trọng đầu tư xây dựng tủ sách pháp luật, bổ sung trang bị sách pháp luật phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật trong cơ quan, đơn vị
Thứ ba: phổ biến pháp luật thông qua trợ giúp pháp lý lưu động.
Trong 3 năm Trung tâm đã trợ giúp cho hàng nghìn trường hợp gồm: trợ giúp lưu động về đến cơ sở thôn xóm bốn lần trên một tháng (ước tính khoảng trên một trăm người trên tháng), trợ giúp tại Trụ sở Trung tâm cho trên 3000lượt người, không kể việc mời luật sư bào chữa trước Tòa,… kết hợp các buổi trợ giúp để phổ biến các văn bản pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của nhân dân.
Thư tư: Tuyên truyền thông qua hoạt động các câu lạc bộ
Việc tuyên truyền, phổ biến thông qua cả hai loại hình câu lạc bộ: Câu lạc bộ pháp luật như Câu lạc bộ thanh niên với pháp luật, Câu lạc bộ phòng chống tội phạm, Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý … và loại hình câu lạc bộ khác trong đó có lồng ghép nội dung pháp luật vào các buổi sinh hoạt, như: Câu lạc bộ những người không sinh con thứ ba, Câu lạc bộ tiền hôn nhân, câu lạc bộ gia đình không người nghiện … hình thức tuyên truyền, phổ biến thông qua các loại hình câu lạc bộ đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm, hiện tại đã có 87 xã/116 xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ pháp luật với tổng số hội viên trên 2400 người; 107 xã, phường, thị trấn có loại hình câu lạc bộ có lồng ghép nội dung pháp luật trong sinh hoạt của câu lạc bộ.Thực tiễn đã khẳng định tính hiệu quả cao của các câu lạc bộ pháp luật
Thứ năm Phổ biến, giáo dục pháp luật qua công tác hòa giải ở cơ sở:
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 1299 tổ hòa giải với hơn bảy nghìn tổ viên, trong năm năm các tổ hòa giải đã tiến hành thụ lý và hòa giải trên hàng nghìn vụ việc theo thẩm quyền tập trung vào các lĩnh vực tranh chấp dân sự, các vi phạm nhỏ, hôn nhân và gia đình, tranh chấp đất đai, chế độ chính sách, góp phần quan trọng giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong nhân dân, trong quá trình hòa giải, kết hợp tuyên truyền, giải thích chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.
Thư sáu: Tuyên truyền, phổ biến thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.
 Từ năm 2004 đến nay, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh và các ngành đã tổ chức 23 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thu hút hàng triệu lượt người tham gia, điển hình như: cuộc thi tìm hiều luật phòng chống ma tuý và luật an toàn giao thông, cuộc thi phòng chống mại dâm do Công an tỉnh tổ chức thu hút đông đảo giáo viên, học sinh, sinh viên người dân tham gia;
 Đặc biệt là vừa qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã mạnh dạn chỉ đạo đổi mới đi đầu trong các địa phương của cả nước, tiến hành tổ chức Cuộc thi Tìm hiểu Bộ Luật Dân sự năm 2005, đã và đang được triển khai, thực hiện đồng bộ ở các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, ước tính có khoảng 260.000 người tham gia. Hiện tại cấp xã và cấp huyện đã tổ chức chấm thi xong, tại hội nghị kiểm tra ngày 05/10/2006 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ đã đánh giá cao cuộc thi này.
Thứ bảy: Giáo dục pháp luật trong trường học
Giáo dục pháp luật trong trường học là một giải pháp mang tính cơ bản lâu dài để nâng cao hiểu biết pháp lý cho các đối tượng là học sinh, sinh viên . Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp đã tổ chức việc giáo dục pháp luật theo hai loại hình chính khóa và ngoại khóa.
Thứ tám:Tuyên truyền, phổ biến thông qua báo nói báo hình Báo viết
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã chỉ đạo Đài phát thanh truyền hình tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các chuyên mục về pháp luật trên truyền hình để nhân dân dễ dàng tiếp tận, cùng lúc nhiều người dân được tìm hiểu pháp luật.
Sở Tư pháp có chuyên mục nâng cao công tác đăng ký và quản lý hộ tịch (tập trung vào việc đăng ký khai sinh cho trẻ em), cho đến nay 97% trẻ em được đăng ký khai sinh đúng hạn; Xây dựng chuyên mục tìm hiểu Bộ luật dân sự năm 2005. Công an tỉnh xây dựng chuyên mục an ninh nhân dân qua đó giúp nhân dân có tinh thần cảnh giác, đấu tranh phòng chống tội phạm
Đài phát thanh của 6 huyện, thị xã và 116 xã, phường thị trấn thường xuyên phát sóng truyền tải các nội dung pháp luật có liên quan tới đời sống nhân dân.
Trong những năm vừa qua, Báo Hà nam, tạp chí Sông Châu, Bản tin chuyên về pháp luật của Tư pháp Hà Nam, và bản tin nội bộ của các ngành với số lượng lên đến hàng nghìn bài viết đã được khẳng định là một trong những công cụ phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả, phát hành sâu rộng trên toàn tỉnh. Thông qua việc phát hành các ấn phẩm này đã phản ánh được   tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, đồng thời chuyển tải chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, công chức và một bộ phận nhân dân.
Thứ chín: Biên soạn, cung cấp đề cương, các tờ gấp pháp luật
Tỉnh đã biên soạn hơn sáu mươi vạn tài liệu, cung cấp trên tám vạn đề cương, và gần năm mươi vạn tờ gấp, tờ rơi, tờ bướm pháp luật .
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác như: tổ chức các phiên toà xét xử lưu động; các buổi học ngoại khoá của học sinh, sinh viên, kết hợp phổ biến giáo dục pháp luật với việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước, hướng dẫn, giải thích thuyết phục cho đối tượng thi hành làm tốt công tác tư tưởng của họ
 Đánh giá về công tác phổ biến giáo dục pháp luật trước và sau khi có Chỉ thị 32 có thể khẳng định rằng :Trước khi có Chỉ thị 32/CT-TW kết quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế, tình trạng xem nhẹ vai trò công tác này ở nhiều cấp uỷ,chính quyền ;tính hình thức trong phổ biến giáo dục pháp luật …đã gây ra nhiều hạn chế trong hoạt động thực hiện pháp luật. Từ khi có Chỉ thị 32/CT-TW đến nay công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã có chuyển biến tích cực, được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của cấp ủy và chính quyền từ tỉnh đến cơ sở góp phần không nhỏ thực hiện thắng lợi chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội. Việc thành lập, hoạt động của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh và các cấp huyện, xã đã tạo cơ chế phối hợp thống nhất, sức mạnh tập thể giữa các ngành, các cấp, cơ quan đơn vị trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
 Nội dung pháp luật tuyên truyền đa dạng trên mọi mặt của đời sống đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật trong nhân dân.Thông qua việc phổi biến liên tục các quy định của pháp luật mà nhân dân hiểu biết được quyền, nghĩa vụ cơ bản của mình, chế độ chính sách mà người dân được hưởng, thực hiện tốt quyền tham gia quản lý Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan, công chức Nhà nước.
Hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ngày càng phong phú đa dạng, dễ hiểu, dễ nhớ. Các cuộc tuyên truyền với quy mô lớn gây được sự quan tâm đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân tạo ra phong trào tìm hiểu pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật.
Nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ngày càng được nâng cao. Những vụ việc do cán bộ chính quyền giải quyết không đúng theo quy định của pháp luật được giảm bớt. Hiện tượng khiếu kiện vượt cấp, dây dưa, kéo dài, phức tạp của nhân dân giảm. Nhân dân tin tưởng vào đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương.
Bên cạnh các kết quả đạt ở trên công tác thực hiện cũng còn hạn chế nhất định như:
 - Nhận thức, xác định vai trò phổ biến giáo dục pháp luật ở một số cấp uỷ đảng chính quyền chưa tốt, thiếu quan tâm chỉ đạo, nên phổ biến giáo dục pháp luật đôi khi mang tính phong trào, chưa gắn kết tốt giữa phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật, các đánh giá về hoạt động này đôi khi chưa sát thực, bố trí kế hoạch bị động, khi có văn bản của cấp trên mới xây dựng kế hoạch của đơn vị, địa phương. Do đó kế hoạch tài chính, nhân sự, nội dung chuẩn bị để phổ biến giáo dục pháp luật chưa chu đáo, sơ sài, thiếu khoa học.
Thứ hai Đội ngũ báo cáo viên pháp luật- nguồn nhân lực thực thi, nhất là ở cấp cơ sở còn yếu về năng lực, thiếu về số lượng , kiến thức tổng hợp, khả năng sư phạm để tuyên truyền pháp luật còn hạn chế.
Thứ ba là Kinh phí cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế chưa đáp ứng được nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ chính trị ở địa phương ,việc bố trí kinh phí tản mát, không tập trung theo đầu mối,thiếu dự trù trong kế hoạch tài chính, do kinh phí thấp lại không chủ động nên việc chuẩn bị tài liệu, xây dựng nội dung phổ biến giáo dục pháp luật còn nghèo nàn chưa đáp ứng được mục tiêu công tác này.
 Nguyên nhân của những tồn tại trên là do:
Thành viên của các Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ tỉnh xuống các huyện, thị chủ yếu là kiêm nhiệm, không có thành viên chuyên trách. kinh phí tổ chức hạn hẹp nên việc tổ chức các buổi tập huấn để tuyên truyền miệng trực tiếp không thể tổ chức thường xuyên tại nhiều địa phương, hiệu quả qua việc tuyên truyền miệng chưa cao.
Một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa nêu cao tinh thần học hỏi, trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật. Sự chuyển biến về chất của nhân dân đối với pháp luật chưa mạnh mẽ, ý thức, hiện tượng vi phạm pháp luật còn nhiều và có chiều hướng phức tạp.
Hệ thống pháp luật nước ta giai đoạn vừa qua thương xuyên có nhiều sửa đổi bổ sung, lại đang trong quá trình hoàn thiện cũng gây nhiều khó khăn cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Tại hội nghị kiểm tra do Hội đông PHCTPBPL của chính phủ tiến hành Đồng chí Nguyễn Như Lâm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng PHCTPBPL tỉnh chỉ rõ nhiệm vụ và phương hướng cho công tác phổ biến pháp luật trong thời gian tới, với nội dung cụ thể là:
 Tiếp tục phát huy, kế thừa quá trình tổ chức, thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ . Tổ chức quán triệt, chỉ đạo, xây dựng các văn bản cụ thể triển khai thực hiện tốt về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
 Phát huy sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đưa công tác này là nhiệm vụ, quyền lợi của mọi cán bộ và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh
 Tiếp tục kiện toàn tổ chức, hoàn thiện cơ chế phối hợp, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở. Đổi mới tổ chức, hoạt động phối hợp theo hướng phân định rõ đặc thù của từng thành viên Hội đồng, từng cấp hội đồng. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan thường trực. Phát huy vai trò của Hội đồng các cấp trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở.
Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được đổi mới nội dung nhằm nâng cao chất lượng phổ biến, phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng quý, cả năm.Từng bước chuyển hoá tới giai đoạn cao hơn: không chỉ để cán bộ và nhân dân hiểu luật mà tiến đến quan tâm, muốn tìm hiểu pháp luật, tham gia xây dựng pháp luật, tiến hành xã hội hoá phổ biến pháp luật, động viên người dân mua tủ sách gia đình, hiến tặng sách cho nhà văn hoá thôn xóm
 Đẩy mạnh các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật thực sự mang lại hiệu quả cao như: Tăng thời lượng phát sóng trên đài phát thanh ở các địa phương, đài phát thanh truyền hình tỉnh; báo Hà Nam phải xây dựng chuyên mục riêng để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động, không ngừng đổi mới hình thức, nội dung,đúc rút kinh nghiệm,có biện pháp chuyên sâu.
Với dân trí ngày càng được nâng cao, hội nhập quốc tế trở lên sâu rộng,tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền đang diễn ra mạnh mẽ, công tác phổ biến pháp luật thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh theo sát tiến trình phát triển chung của xã hội.
                                                                     Lưu Trần Sơn - Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam