Sở Tư pháp Lạng Sơn với kết quả công tác An toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2007

09/07/2007

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ về thực hiện các biện pháp kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Chỉ thị 41/CT-TU ngày 03/9/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2007 Sở Tư pháp đã triển khai quán triệt các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông đến 100% cán bộ, công chức, viên chức của Sở, các đơn vị trực thộc và Thi hành án dân sự tỉnh. Thường xuyên nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia giao thông thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Ban chấp hành Chi đoàn Sở ngay từ đầu năm cũng tổ chức cho Đoàn viên ký cam kết không vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.

Là cơ quan thường trực của Hội đồng PHCTPBGDPL, ngay từ đầu năm Sở đã tham mưu cho Hội đồng đưa nội đung pháp luật An toàn giao thông như Luật Giao thông đường bộ và Nghị định hướng dẫn thi hành vào Kế hoạch PBGDPL của Hội đồng, kế hoạch phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý và xây dựng cơ quan có nếp sống văn hoá năm 2007 của Sở Tư pháp.

6 tháng đầu năm công tác An toàn giao thông đã được Sở Tư pháp triển khai và đạt được một số kết quả nhất định:

Trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức của Sở: Ngay từ đầu năm tết dương lịch Sở đã quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về việc vui tết tiết kiệm nhưng phải đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian đón tết nguyên đán. Trong 6 tháng đầu năm 2007, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan được phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, 100% cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan không gây tai nạn giao thông, không bị xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

 

Tuyên truyền, PBGDPL về an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: Sở Tư pháp đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng Trang tịn điện tử của Sở Tư pháp, trong đó có chuyên mục Phổ biến, giáo dục pháp luật đăng tải nhiều văn bản pháp luật về an toàn giao thông tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã trợ giúp pháp lý tại văn phòng cho 167 đối tượng đến yêu cầu với nhiều nội dung pháp luật, qua các vụ việc thụ lý giải quyết đã tư vấn, phổ biến nhiều văn bản pháp luật về an toàn giao thông đến các đối tượng được trợ giúp, đại diện mời Luật sư bào chữa cho 04 đối tượng, kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho 1 đối tượng, ngoài ra Trung tâm còn trợ giúp lưu động được 03 đợt tại các huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn và Lộc Bình.

 

Tuyên truyền, PBGDPL về an toàn giao thông qua Câu lạc bộ và biên soạn, cấp phát tờ gấp pháp luật: Chỉ đạo, duy trì hoạt động có hiệu quả 04 Câu lạc bộ “tuổi trẻ phòng chống tội phạm”, 10 Câu lạc bộ “trợ giúp pháp lý” và 01 Câu lạc bộ “ nông dân với pháp luật”. 6 tháng đầu năm, Sở đã chỉ đạo, hướng dẫn các Câu lạc bộ  tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động theo tháng, quý, năm, tổ chức kiện toàn Ban chủ nhiệm khi có sự thay đổi. Thông qua việc sinh hoạt Câu lạc bộ, đã tuyên truyền, phổ biến  nhiều văn bản, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cho các hội viên Câu lạc bộ và nhân dân trên địa bàn, trong đó có pháp luật về an toàn giao thông như Luật Giao thông đường bộ; Nghị định 152/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ …

          Biên soạn và phát hành 15.000 tờ gấp pháp luật, in sao 119 băng catsette tuyên truyền pháp luật gửi các xã, phường, thị trấn có hệ thống loa truyền thanh làm tài liệu tuyên truyền đến nhân dân trong đó có nội dung tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông. 

          Tuyên truyền, PBGDPL về an toàn giao thông qua hình thức tuyên truyền miệng: Sở Tư pháp đã phối hợp với Phòng Tư pháp các huyện: Bắc Sơn, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng, Lộc Bình tổ chức được 13 Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho gần 1000 lượt người, phát 900 bộ đề cương tuyên truyền tới đại biểu dự Hội nghị làm tài liệu tuyên truyền, đồng thời trợ giúp pháp lý trực tiếp qua các phiếu hỏi, trong đó trả lời nhiều nội dung liên quan đến tình hình an ninh, chính trị tại địa bàn cơ sở, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tại cơ sở và pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. 

Công tác hoà giải ở cơ sở luôn được quan tâm và kiện toàn, các Tổ hoà giải đã góp phần hạn chế những tranh chấp phát sinh ra Toà án đồng thời tích cực tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông đến nhân dân. 

Kết hợp công tác tuyên truyền về an toàn giao thông với công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em với cuộc vận động xây dựng cơ quan, đơn vị có nếp sống văn hoá.

Tuy nhiên kết quả tuyên truyền công tác An toàn giao thông vẫn còn gặp phảI những khó khăn, hiệu quả chưa cao Do nhận thức của một bộ phận nhân dân cón nhiều hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông chưa cao, công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông còn chưa đến được các xã, thôn bản vùng sâu, vùng dân tộc ít người nên trình độ pháp luật của nhân dân nói chung, pháp luật về an toàn giao thông nói riêng vẫn chưa được nâng cao; Công tác PBGDPL về an toàn giao thông đôi lúc còn chưa được thường xuyên, cơ chế phối hợp giữa các ngành chưa được chặt chẽ và liên tục. Do đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông; Kỹ năng tuyên truyền PBGDPL của cán bộ làm công tác tuyên truyền chưa được nâng cao do chưa được tập huấn riêng về nghiệp vụ tuyên truyền an toàn giao thông do đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền an toàn giao thông; Do kinh phí dành cho công tác này còn nhiều hạn chế nên công tác tuyên truyền về an toàn giao thông chủ yếu được lồng ghép với các chương trình, đề án tuyên truyền khác nên hiệu quả còn chưa cao./.

Đức Khoa