Hà Tây: Xét miễn, giảm thi hành án – Nhiều bất cập cần được tháo gỡ

12/07/2006
Ngày 17-6-2005, TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 02 hương dẫn việc miễn, giảm thi hành án (THA) đối với khoản tiền phạt, án phí. Sau khi Thông tư có hiệu lực thi hành đã tạo nhiều thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc xét miễn THA. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn khá nhiều vướng mắc cần được tháo dỡ từ nhiều các cơ quan có thẩm quyền.

Theo báo cáo về công tác THA dân sự, kết thúc năm 2005, số án phải thi hành trên toàn tỉnh là 7.65S vụ, việc. Các cơ quan THA đã giải quyết xong 4.269 vụ, việc. Năm 2006, sơ án tồn từ các năm trước chuyển sang phải giải quyết tiếp là 3.354 vụ, việc. Trong đó, có 2.575 vụ, việc chưa có điều kiện thi hành. Nguyên nhân chủ yếu là do người phải THA chưa có điều kiện thi hành hoặc họ phải chấp hành hình phạt tù, hay bỏ đi khỏi nơi cư trú và có cả những trường hợp thuộc diện miễn, giảm THA mà pháp luật (PL) quy định.

Thực hiện các quy định của Pháp lệnh THA dân sự năm 2004 và Thông tư liên tịch số 02, các cơ quan THA trong tỉnh đã lập hồ sơ đề nghị TAND cùng cặp xét miễn, giảm trong năm 2005 được 164 vụ việc, với số tiền là 1.295.736.000 đồng. Một số huyện như: Thường Tín, Ba Vì, Chương Ma do có nhiều cố gắng nên trong năm qua đã thực hiện được 2 đợt xét miễn, giảm về các khoản tiền phạt, án phí trong thi hành án. Đồng thời, ở 14 huyện, thị xã từ đầu năm 2006 đến nay đã rà soát được 420 vụ, việc có đơn đề nghị miễn, giảm THA, với số tiền miễn, giảm gần 2 tỷ đồng, đang được các cơ quan THA ở các địa phương lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn, giảm.

Với kết quả này, đã tạo đà khích lệ các cơ quan THA xử lý và giải quyết được nhanh hơn các vụ việc phải THA đang còn tồn đọng kéo dài, tiến tới giải quyết dứt điểm các vụ, việc mà người phải THA không có điều kiện thi hành được hưởng các quy định của pháp luật. Song hiện nay; bên cạnh thuận lợi, quá trình thực hiện miễn, giảm THA vẫn còn có những vướng mắc cần được xử lý, đó là: Việc tổ chức tập huấn các văn bản hướng đẫn thi hành về việc miễn, giảm cho các chấp hành viên (CHV), kiểm sát viên (KSV), thẩm phán trực tiếp tham gia quá trình lập hồ sơ và xét miễn, giảm chưa được quan tâm đúng mức. Việc áp dụng các quy định của pháp luật chưa có sự thống nhất cao giữa các ngành nên kết quả còn hạn chế. Theo quy định thì đầu tháng, cơ quan THA có trách nhiệm chuyến hồ sơ đề nghị xét miễn, giâm tiền phạt được lập trong quý trước cho Viện Kiểm sát (VKS) cùng cấp (kèm theo văn bản) đề nghị Tòa án (TA) xét miễn, giảm THA. Trong 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, VKS phải xem xét và chuyển hồ sơ cho TA cùng cấp nêu rõ ý kiến của VKS về các hồ sơ đề nghị miễn, giảm hoặc văn bản đề nghị xét miễn, giảm THA và thông báo cho cơ quan THA dân sự biết. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm THA của VKS hoặc cơ quan THA dân sự, Chánh án TA chỉ định một thẩm phán thụ lý hồ sơ và giải quyết việc xét miễn, giảm và thông báo bằng văn bản cho VKS và cơ quan THA biết để cử KSV, CHV tham gia phiên họp. Song, trên thực tế, việc thực hiện các quy định này của các cơ quan liên quan chưa nghiêm túc và chặt chẽ. Do đó, công tác tiếp nhận hồ sơ và tổ chức xét miễn, giảm THA có lúc, có nơi còn chậm. Mặt khác, Thông tư liên tịch số 02 quy định: Khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày ra quyết định THA lần đầu, người phải thi hành tiền phạt trong các vụ án ma túy được miễn hoặc giảm THA khi có đủ các điều kiện như: Không thuộc phạm tội ''có tổ chức, phạm tội nhiều lần''. Nhưng hiểu như thế nào là phạm tội có “tổ chức, phạm tội nhiều lần''?, hiện nay còn có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ: Tại hồ sơ THA số 55, ngày 10-11-1997 của THA huyện Thanh Oai, Đỗ Đăng Đinh và Nguyễn Văn Tư (ở xã Dân Hòa) phải thi hành số tiền phạt sung công quỹ Nhà nước mỗi đương sự 5 triệu đồng về hành vi phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Căn cứ quy định của pháp luật về miễn, giảm THA (từ năm 1997 đến nay) đã quá 5 năm, cơ quan THA huyện Thanh Oai lập hồ sơ xét miễn tiền phạt cho Đinh và Tư, vì cho rằng trong trường hợp này cả Tư và Đinh đều không phải phạm tội ''có tổ chức''. Trái lại, TA huyện Thanh Oai lại vẫn khẳng định 2 đối tượng này phạm tội ''có tổ chức'' nên đã ra quyết định bác đề nghị miễn THA do THA dân sự huyện Thanh Oai trình.

Bên cạnh đó còn có một vấn đề khác nữa là, trong các bản án, quyết định của TA, ngoài việc tuyên mức tiền phạt thì TA còn tuyên cả phần lãi suất chậm THA. Vậy trong trường hợp này có gộp khoản lãi vào số tiền phạt để xét hay không? Trên thực tế, nếu đương sự không có khả năng để THA, mà lại tính gộp cả phần lãi suất chậm THA vào khoản tiền phạt thì họ sẽ càng không có điều kiện thi hành. Mặt khác, việc tính lãi suất chậm THA sẽ làm kéo dài thời hạn và làm thay đổi điều kiện để xét miễn giảm của đương sự. Ví dụ: Nguyễn Văn A phạm tội về ma túy, bị Tòa án tuyên phạt 19 triệu đồng, nhưng A không có điều kiện để THA căn cứ vào mức phạt thì A thuộc diện được miễn THA đối với khoản tiền phạt này khi đủ 5 năm. Tuy nhiên, nếu tính lãi suất thì khoản tiền phạt của A sẽ có giá trị trên 20 triệu đồng và như vậy A phạt 10 năm mới được xét. Đồng thời, khoản tiền phạt phải THA của A chỉ được xét giảm chứ không được miễn. Ngoài ra, có những trường hợp khi không xác định được họ đang ở đâu. Theo quy định của pháp luật Cơ quan THA là soát thấy đủ điều kiện miễn, giảm THA nên có văn bản đề nghị xét miễn, giám nhưng lại chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là ''không xác định được nơi cư trú'' nên khi thực hiện cơ quan THA, VKS cũng như TA vẫn còn những quan điểm khác nhau, dẫn đến việc giải quyết hồ sơ xét miễn, giảm có nhiều lúng túng.

Trên đây là một số bất cập khi thực hiện Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC. Mong rằng các cơ quan có thẩm quyền sớm có hướng dẫn hoặc giải thích bổ sung kịp thời để việc áp dụng các quy định của pháp luật về miễn, giảm tiền phạt, án phí trong quá trình THA được thống nhất, tránh có nhiều cách hiểu khác nhau về một vấn đề./.

 

(Theo Báo Hà Tây)