Bắc Kạn: Kết quả triển khai Đề án 4 giai đoạn 1(2006-2007)

24/07/2008

      Thực hiện Quyết định số 883/2006/QĐ-UBND ngày 05/5/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 của tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 373/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch liên ngành số 227  giữa Sở Tư Pháp -Sở Nội vụ - Công an tỉnh- Toà án nhân dân tỉnh- Trường Chính trị tỉnh về triển khai thực hiện đề án 4 “ Phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ Tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn.  

      Với vai trò là cơ quan chủ trì việc thực hiện đề án Sở Tư pháp đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 4 giai đoạn 2005-2010, kế hoạch chi tiết từng năm, kế hoạch cho từng hoạt động cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị đồng thời lập dự trù kinh phí triển khai cho cả giai đoạn. Kết quả các cơ quan tham gia đề án đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động.  

      Sở Tư pháp phát huy tích cực vai trò cơ quan thường trực của hội đồng phối hợp trong công tác tham mưu triển khai công tác PBGDPL. Tổ chức 8 lớp tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho 1.629 cán bộ Tư pháp cấp xã và tuyên truyền viên pháp luật thôn bản tổ chức tại 8/8huyện, thị xã. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, giới thiệu nội dung văn bản Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Công chứng, Luật Luật sư, Luật quản lý thuế, Luật Bình đẳng giới, Luật Giao thông đường bộ; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiểm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/7/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn đồng thời quán triệt Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính Phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và cấp phát hàng nghìn bộ tài liệu tuyên truyền cho 124 Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và gửi cho phòng Tư pháp phô tô cấp phát cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.  

     Tổ chức 8 lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật cấp xã cho 118 cán bộ điểm Bưu điện văn hoá xã và 122 Cán bộ Tư pháp cấp xã. Tham mưu UBND tỉnh kiện toàn thành viên Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh, các ban công tác và tổ thư ký giúp việc. Tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận 124 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh trong đó trong đó về trình độ chuyên môn có 03 thạc sỹ, 111 đại học, 07 cao đẳng và 03 trung cấp. Chỉ đạo HĐPHCTPBGDPL các huyện, thị xã kiện toàn thành viên Hội đồng phối hợp, Báo cáo viên, Tuyên truyền viên và hoà giải viên cơ sở. 

    Phối hợp phổ biến Luật Công an nhân dân, Luật an ninh quốc gia cho lực lượng công an xã tại lớp trung cấp công an xã do công an tỉnh tổ chức.  

    Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý duy trì hoạt động 12 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý;  in ấn và phát hành 29.000 tờ rơi với 8 nội dung pháp luật bằng tiếng dân tộc; tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý miễn phí lưu động từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2008 đã thực hiện tại 82 xã (riêng 6 tháng đầu năm 2008 tổ chức TGPL lưu động tại 30 xã, thị trấn với 36 điểm(tăng 17 điểm so với cùng kỳ năm 2007); thông qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động đã kết hợp tuyên truyền các văn bản pháp luật như: Luật trợ giúp pháp lý, Luật đất đai năm 2003, Luật hôn nhân và gia đình.... tới 8.134 lượt người nghe và cấp phát 20.165 tờ gấp, sổ tay pháp luật (tăng 7.318 lượt người nghe và 13.085 tờ rơi, tài liệu pháp luật so với cùng kỳ năm 2007).  

    Cử luật sư tham gia  bào chữa được 31 vụ việc; tiếp nhận và thụ lý tổng số 823 vụ việc/817 đối tượng (tăng 477 vụ việc/469 đối tượng so với cùng kỳ năm 2007).  

    Các cơ quan tham gia triển khai đề án:  

    - Công an tỉnh:  

      Tổ chức 02 lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho Trưởng, phó Công an xã và lớp Trung cấp công an xã. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội dung Luật Cư trú, Luật công an nhân dân, Luật an ninh quốc gia. Trong năm 2007 có 80% công an xã được tập huấn 2 nội dung này.  

      - Trường Chính trị tỉnh  

      Từ năm 2006 đến nay nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các hoạt động PBGDPL theo hướng dẫn chỉ đạo của UBND tỉnh cũng như các nội dung trong chương trình phối hợp triển khai đề án 4. Định kỳ đánh giá kết quả và chất lượng công tác PBGDPL thông qua hai hình thức: qua hoạt động của Báo cáo viên, hoạt động kiểm tra chất lượng chuyên môn của các giảng viên, qua việc nghiên cứu các đề tài khoa học liên quan đến pháp luật.  

      Từ năm 2006-2007 nhà trường tổ chức 6 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho 150 lượt cán bộ, giáo viên và lồng ghép, phổ biến kiến thức pháp luật vào các chương trình đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị – quản lý nhà nước cho cán bộ cấp xã (11lớp TCCC, 02lớp tiền công vụ, 01 lớp trung cấp đoàn, 03 lớp tạo nguồn vùng cao, 01 lớp trung cấp công an , 02 lớp  bồi dưỡng cho cán bộ chính quyền cơ sở với hơn 1.300 học viên tham gia) học viên được trang bị những vấn đề cơ bản về pháp luật như: Những vấn đề cơ bản về nhà nước, Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Hiến pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Luật kinh tế và các lĩnh vực quản lý nhà nước khác.  

      -Toà án nhân dân tỉnh  

      Với chức năng là cơ quan xét xử và thực hiện công tác chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động xét xử ở địa phương. Toà án nhân dân tỉnh luôn quan tâm triển khai kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của đảng, văn bản pháp luật của nhà nước, văn bản hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao tới toàn thể cán bộ trong ngành. Chỉ đạo toà án cấp huyện xây dựng kế hoạch công tác, cải cách hành chính và tăng cường xét xử lưu động những vụ án  điểm tại địa bàn xảy ra vụ án nhằm tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.  

      Tổ chức các phiên toà xét xử lưu động tại địa bàn xảy ra vụ án đồng thời phối hợp với các cơ quan Báo, Đài truyền hình đưa tin ghi hình và phối hợp với UBND các địa phương thông báo cho quần chúng nhân dân đến tham dự phiên toà xét xử lưu động 33 vụ án điểm. ừ quý IV/2006 đến 31/12/2007 toàn ngành đã tổ chức xét xử 831/902 vụ án các loại. Trong đó Toà án nhân dân tỉnh thụ lý 230 vụ, đã giải quyết 215 vụ = 93,47 %. Toà án huyện, thị xã thụ lý 672 vụ, đã giải quyết 598 vụ = 89%. Đã tiến hành hoà giải thành 85 vụ án dân sự, hôn nhân gia đình chiếm 30% tổng số án đã giải quyết.  

      Hàng năm toà án nhân dân tỉnh đều tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho thẩm phán, thư ký, hội thẩm nhân dân trong toàn ngành nhằm bồi dưỡng kỹ năng xét xử và nâng cao năng lực tuyên truyền PBGDPL tại phiên toà   

      - Sở Nội vụ  

      - Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức việc lồng ghép, phổ biến kiến thức pháp luật đưa vào các chương trình đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị – quản lý nhà nước cho cán bộ cấp xã.  

      - Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức 02 lớp tập huấn nghiệp vụ và tuyên truyền pháp luật cho lực lượng Công an xã.  

      - Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức 02 lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp xã.  

      Có thể thấy hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến mới, việc thực hiện Đề án 4 cơ bản đạt các mục tiêu đặt ra từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan tham gia đề án cũng như các cơ quan trong hệ thống chính trị góp phần đưa pháp luật hướng về cơ së.  

      Hiệu quả của việc triển khai đề án 4 thể hiện: Đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên và hoà giải viên được kiện toàn và tập huấn nghiệp vụ, đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân được bồi dưỡng bồi dưỡng kỹ năng xét xử và nâng cao năng lực tuyên truyền PBGDPL tại phiên toà,  năng lực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ các cơ quan Tư pháp được nâng lên, chủ động tham mưu ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và phát huy vai trò đầu mối trong hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.  

      Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ tỉnh đến cấp xã thường xuyên được củng cố kiện toàn và  ban hành quy chế hoạt động trong đó xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thành viên của hội đồng với các cơ quan hữu quan khác để triển khai hoạt động.  

      Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đã được triển khai đồng bộ thông qua các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoà giải cơ sở, sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đặc biệt trợ giúp pháp lý lưu động và xét xử lưu động đã tuyên truyền pháp luật kịp thời góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân biết vận dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

Hương Loan