Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp
16/12/2024
Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.
Nghiên cứu mở rộng thẩm quyền, rút gọn quy trình giải thích pháp luật
13/12/2024
Ngày 13/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và hướng dẫn áp dụng pháp luật”. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường; nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số cơ quan, bộ, ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: Cần sửa đổi, bổ sung 184 luật khi thực hiện tinh gọn bộ máy
11/12/2024
Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM vào ngày 11/12, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW. Qua rà soát sơ bộ, có tới 184 luật liên quan đến tổ chức bộ máy cần phải sửa đổi, bổ sung. Cùng với đó là khoảng 200 nghị định, thông tư hướng dẫn, chưa kể những quyết định của Thủ tướng, nghị quyết và nghị định của Chính phủ.
Qua rà soát bước đầu, việc phân cấp phân quyền liên quan đến khoảng 184 luật chuyên ngành cần phải sửa đổi, chưa kể những nghị định có liên quan và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tham mưu với Chính phủ, với Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội vào tháng 2 tới phải sửa đổi những luật bắt buộc phải sửa ngay để có thể vận hành thông suốt bộ máy.