Bảo đảm chất lượng, tiến độ góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luậtNgày 06/01, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội nghị.Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính cho biết, trong năm 2024, công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Vụ Pháp luật hình sự - hành chính được thực hiện sát sao, chủ động, quyết liệt bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đúng quy trình, quy định, bám sát Chương trình công tác năm 2024 của Ban Cán sự Đảng; Chương trình hành động của ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ; Kế hoạch công tác năm 2024 của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt ...
Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
Để triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Vụ đã xây dựng, xuất bản sách Bình luận Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm cụ thể; phối hợp với Toà án nhân dân tối cao xây dựng dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Đồng thời, Vụ cũng tổ chức tập huấn nội dung của Luật Tiếp cận thông tin, Nghị định số 13/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin và đang nghiên cứu, xây dựng Luật Ban hành quyết định hành chính.
Về công tác góp ý, thẩm định, chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với văn bản quy phạm pháp luật, tính đến nay, Vụ đã góp ý, thẩm định 12 đề nghị xây dựng Luật, Nghị quyết; 20 Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết; 70 đề nghị xây dựng Nghị định, dự thảo Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung góp ý, thẩm định bảo đảm thể chế hoá tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm yêu cầu về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm. Về cơ bản, các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến do Vụ chủ trì chuẩn bị bảo đảm tiến độ, chất lượng; các ý kiến của Bộ Tư pháp đã được cơ quan chủ trì lập đề nghị/soạn thảo tiếp thu. Đồng thời, Vụ cũng tham mưu, chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với một số văn bản Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cho ý kiến đối với các Đề án/Chương trình/Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các bộ, ngành...
Đồng chí Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính.
Các mặt công tác khác như: theo dõi thi hành pháp luật, đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; tổ chức cán bộ; Đảng, Đoàn thể... đều đạt kết quả đáng ghi nhận.
Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại Hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác của Vụ trong năm 2025 như: phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc của đơn vị; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành...
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng ghi nhận và đánh giá cao các kết quả Vụ Pháp luật hình sự - hành chính đã đạt được trong năm 2024.>Thứ trưởng nhấn mạnh, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, phấn đấu đạt được kết quả cao nhất, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, kế hoạch của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội 05 năm 2021-2025; là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, là năm có nhiều sự kiện trọng đại của Đảng, Nhà nước và của ngành Tư pháp, trong đó có kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp. Trong bối cảnh chung đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị năm 2025, Thứ trưởng đề nghị Vụ Pháp luật hình sự - hành chính bám sát chủ trương, định hướng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, của Quốc hội; các chương trình, kế hoạch, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời quán triệt, tập trung thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
Tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW 09/11/2022 của Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Chương trình hành động của Bộ, ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết; Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ;
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kết luận Hội nghị.
Chủ động, tích cực trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch công tác năm 2025 theo đúng tiến độ, bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, đúng tiến độ và hiệu quả, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đối với các nhiệm vụ chuyển tiếp từ năm 2024. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan, đặc biệt lưu ý trong quá trình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật các vấn đề về chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội và đổi mới sáng tạo, phân cấp phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, tinh gọn tổ chức bộ máy, xã hội hóa việc cung ứng các dịch vụ công, tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan Trung ương cũng như minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước;
Tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan trong việc tham mưu Lãnh đạo Bộ thực hiện tốt việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của đơn vị theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Bộ Chính trị để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ;
Tăng cường năng lực phản ứng chính sách; tích cực, chủ động tham mưu Lãnh đạo Bộ các vấn đề pháp lý phát sinh trong các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ. Kịp thời rà soát hoặc phối hợp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và của Lãnh đạo Bộ. Thực hiện tốt vai trò tham mưu giúp việc Lãnh đạo Bộ tham gia xây dựng các văn bản, đề án lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Ban chỉ đạo, Tổ công tác liên ngành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức của Vụ bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tăng cường đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành Vụ theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; quan tâm hơn nữa công tác thi đua - khen thưởng; giải quyết đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của đơn vị;
Tăng cường hoạt động phối hợp thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đơn vị trong và ngoài Bộ trong công tác góp ý, thẩm định, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông trong suốt quá trình xây dựng, thẩm định; kịp thời phản ứng chính sách đối với các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.Anh Thư - Trung tâm Thông tin
Bảo đảm chất lượng, tiến độ góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
06/01/2025
Ngày 06/01, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính cho biết, trong năm 2024, công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Vụ Pháp luật hình sự - hành chính được thực hiện sát sao, chủ động, quyết liệt bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đúng quy trình, quy định, bám sát Chương trình công tác năm 2024 của Ban Cán sự Đảng; Chương trình hành động của ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ; Kế hoạch công tác năm 2024 của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt ...
Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
Để triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Vụ đã xây dựng, xuất bản sách Bình luận Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm cụ thể; phối hợp với Toà án nhân dân tối cao xây dựng dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Đồng thời, Vụ cũng tổ chức tập huấn nội dung của Luật Tiếp cận thông tin, Nghị định số 13/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin và đang nghiên cứu, xây dựng Luật Ban hành quyết định hành chính.
Về công tác góp ý, thẩm định, chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với văn bản quy phạm pháp luật, tính đến nay, Vụ đã góp ý, thẩm định 12 đề nghị xây dựng Luật, Nghị quyết; 20 Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết; 70 đề nghị xây dựng Nghị định, dự thảo Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung góp ý, thẩm định bảo đảm thể chế hoá tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm yêu cầu về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm. Về cơ bản, các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến do Vụ chủ trì chuẩn bị bảo đảm tiến độ, chất lượng; các ý kiến của Bộ Tư pháp đã được cơ quan chủ trì lập đề nghị/soạn thảo tiếp thu. Đồng thời, Vụ cũng tham mưu, chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với một số văn bản Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cho ý kiến đối với các Đề án/Chương trình/Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các bộ, ngành...
Đồng chí Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính.
Các mặt công tác khác như: theo dõi thi hành pháp luật, đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; tổ chức cán bộ; Đảng, Đoàn thể... đều đạt kết quả đáng ghi nhận.
Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại Hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác của Vụ trong năm 2025 như: phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc của đơn vị; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành...
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng ghi nhận và đánh giá cao các kết quả Vụ Pháp luật hình sự - hành chính đã đạt được trong năm 2024.
Thứ trưởng nhấn mạnh, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, phấn đấu đạt được kết quả cao nhất, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, kế hoạch của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội 05 năm 2021-2025; là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, là năm có nhiều sự kiện trọng đại của Đảng, Nhà nước và của ngành Tư pháp, trong đó có kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp. Trong bối cảnh chung đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị năm 2025, Thứ trưởng đề nghị Vụ Pháp luật hình sự - hành chính bám sát chủ trương, định hướng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, của Quốc hội; các chương trình, kế hoạch, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời quán triệt, tập trung thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
Tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW 09/11/2022 của Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Chương trình hành động của Bộ, ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết; Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ;
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kết luận Hội nghị.
Chủ động, tích cực trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch công tác năm 2025 theo đúng tiến độ, bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, đúng tiến độ và hiệu quả, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đối với các nhiệm vụ chuyển tiếp từ năm 2024. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan, đặc biệt lưu ý trong quá trình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật các vấn đề về chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội và đổi mới sáng tạo, phân cấp phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, tinh gọn tổ chức bộ máy, xã hội hóa việc cung ứng các dịch vụ công, tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan Trung ương cũng như minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước;
Tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan trong việc tham mưu Lãnh đạo Bộ thực hiện tốt việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của đơn vị theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Bộ Chính trị để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ;
Tăng cường năng lực phản ứng chính sách; tích cực, chủ động tham mưu Lãnh đạo Bộ các vấn đề pháp lý phát sinh trong các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ. Kịp thời rà soát hoặc phối hợp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và của Lãnh đạo Bộ. Thực hiện tốt vai trò tham mưu giúp việc Lãnh đạo Bộ tham gia xây dựng các văn bản, đề án lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Ban chỉ đạo, Tổ công tác liên ngành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức của Vụ bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tăng cường đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành Vụ theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; quan tâm hơn nữa công tác thi đua - khen thưởng; giải quyết đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của đơn vị;
Tăng cường hoạt động phối hợp thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đơn vị trong và ngoài Bộ trong công tác góp ý, thẩm định, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông trong suốt quá trình xây dựng, thẩm định; kịp thời phản ứng chính sách đối với các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Anh Thư - Trung tâm Thông tin