Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quảĐây là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 vào ngày 12/11. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng dự.Xây dựng Chính phủ năng động, kiến tạo phát triển
Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Nội vụ cho biết, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã cụ thể hóa địa vị pháp lý của Chính phủ; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động và mối quan hệ công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ trong thực hiện quyền hành pháp; xây dựng, phát triển và quản lý nền hành chính nhà nước; quản lý chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long.
Bên cạnh đó, Luật cũng góp phần xây dựng một Chính phủ năng động, kiến tạo phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập và phát triển; tiếp tục duy trì tổ chức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực hợp lý và bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, phát huy quyền tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện, Luật Tổ chức Chính phủ đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như: chưa cụ thể hóa toàn bộ nội hàm về “quyền hành pháp”; các nội dung về kiểm soát quyền lực giữa cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp chưa được quy định rõ...
Đại diện Bộ Nội vụ trình bày tóm tắt nội dung Tờ trình.
Vì vậy, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 là cần thiết nhằm hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của bộ máy hành chính nhà nước; phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cần làm rõ vị trí, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Chính phủ
Tham gia cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi, các thành viên Hội đồng thẩm định đều tán thành cao với việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ lần này, đáp ứng yêu cầu cấp bách trong việc tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước hiện nay.
Đồng chí Bùi Công Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức nhà nước và công vụ, Văn phòng Chính phủ đề nghị, lần sửa đổi này cần làm rõ khái niệm về phân cấp, phân quyền hoặc ủy quyền giữa Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương; hoàn thiện quy định về cơ chế, phương thức hoạt động của Chính phủ hướng tới xây dựng mô hình quản trị hiện đại và Chính phủ số. Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về vị trí, vai trò của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực hiện quyền hành pháp; làm rõ mối quan hệ của Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, tư pháp và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo quy định của Hiến pháp 2013.
Đại diện Bộ Công an.
Đại diện Bộ Công an cho biết dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 dự kiến sửa đổi, bổ sung 11 nhóm vấn đề liên quan đến 30 điều/50 điều của Luật Tổ chức Chính phủ. Theo đồng chí, phạm vi sửa đổi, bổ sung như trên là rất lớn; vì vậy đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) thay vì chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ.
Về các quy định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ, theo đồng chí, địa vị pháp lý của Tổng cục chưa được quy định rõ ràng; chính sách đối với cấp Cục trực thuộc Bộ và Cục trực thuộc Tổng cục như nhau nên chưa khuyến khích tinh gọn bộ máy. Do đó, đồng chí đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu theo hướng bỏ cấp “Tổng cục” trong cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất nghiên cứu, bổ sung các quy định về cơ quan thuộc Chính phủ theo hướng mở để đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ với tính chất cơ quan thực thi chính sách, hoạt động độc lập với các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ khái niệm “hướng mở”, cơ quan thực thi chính sách hoạt động độc lập như thế nào.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo đã khẩn trương, quyết liệt trong việc báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi, đáp ứng yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống đặt ra và chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước nói chung và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm nói riêng trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát các văn bản của Đảng mới được ban hành thời gian qua, đặc biệt là các nội dung liên quan đến việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chính phủ, đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ. Thứ trưởng cũng yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết minh rõ, lấy ví dụ cụ thể về các vướng mắc, bất cập trong việc thi hành Luật Tổ chức Chính phủ để làm sâu sắc hơn nữa sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật; đồng thời cân nhắc việc sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ để đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong công tác tổ chức bộ máy.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kết luận phiên họp.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quy định cụ thể vị trí, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Chính phủ ngay tại dự thảo Luật. Trong đó chú trọng làm rõ định hướng quy định về phân cấp, phân quyền giữa các chủ thể: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và chính quyền địa phương (những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà không phân cấp, phân quyền; những vấn đề có thể phân cấp, phân quyền; phạm vi phân cấp, phân quyền…).
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ một số nội dung như: cách tiếp cận “quản lý theo quy trình” sang “quản lý theo kết quả”; phương thức tổ chức hoạt động của Chính phủ phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số…; nghiên cứu các quy định có liên quan đến việc đánh giá tác động của chính sách, mỗi chính sách cần đánh giá tác động trên các phương diện; điều chỉnh tên gọi của chính sách phù hợp với nội dung đề xuất…
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ dự kiến sửa đổi, bổ sung 11 nhóm vấn đề, chia thành 5 chính sách lớn gồm:
- Hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả.
- Hoàn thiện quy định về mối quan hệ phân công, phối hợp trong thực hiện quyền lực nhà nước; cơ chế kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ, giữa Chính phủ với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, bảo đảm đề cao trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với các nội dung được phân cấp, phân quyền theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện các quy định để đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của Chính phủ phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số, bảo đảm tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước.
- Hoàn thiện các quy định về tổ chức của Chính phủ để tạo khung pháp lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Anh Thư - Trung tâm Thông tin
Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
12/11/2024
Đây là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh tại phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 vào ngày 12/11. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng dự.
Xây dựng Chính phủ năng động, kiến tạo phát triển
Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Nội vụ cho biết, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã cụ thể hóa địa vị pháp lý của Chính phủ; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động và mối quan hệ công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ trong thực hiện quyền hành pháp; xây dựng, phát triển và quản lý nền hành chính nhà nước; quản lý chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long.
Bên cạnh đó, Luật cũng góp phần xây dựng một Chính phủ năng động, kiến tạo phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập và phát triển; tiếp tục duy trì tổ chức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực hợp lý và bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, phát huy quyền tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện, Luật Tổ chức Chính phủ đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như: chưa cụ thể hóa toàn bộ nội hàm về “quyền hành pháp”; các nội dung về kiểm soát quyền lực giữa cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp chưa được quy định rõ...
Đại diện Bộ Nội vụ trình bày tóm tắt nội dung Tờ trình.
Vì vậy, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 là cần thiết nhằm hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của bộ máy hành chính nhà nước; phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cần làm rõ vị trí, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Chính phủ
Tham gia cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi, các thành viên Hội đồng thẩm định đều tán thành cao với việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ lần này, đáp ứng yêu cầu cấp bách trong việc tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước hiện nay.
Đồng chí Bùi Công Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức nhà nước và công vụ, Văn phòng Chính phủ đề nghị, lần sửa đổi này cần làm rõ khái niệm về phân cấp, phân quyền hoặc ủy quyền giữa Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương; hoàn thiện quy định về cơ chế, phương thức hoạt động của Chính phủ hướng tới xây dựng mô hình quản trị hiện đại và Chính phủ số. Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về vị trí, vai trò của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực hiện quyền hành pháp; làm rõ mối quan hệ của Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, tư pháp và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo quy định của Hiến pháp 2013.
Đại diện Bộ Công an.
Đại diện Bộ Công an cho biết dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 dự kiến sửa đổi, bổ sung 11 nhóm vấn đề liên quan đến 30 điều/50 điều của Luật Tổ chức Chính phủ. Theo đồng chí, phạm vi sửa đổi, bổ sung như trên là rất lớn; vì vậy đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) thay vì chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ.
Về các quy định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ, theo đồng chí, địa vị pháp lý của Tổng cục chưa được quy định rõ ràng; chính sách đối với cấp Cục trực thuộc Bộ và Cục trực thuộc Tổng cục như nhau nên chưa khuyến khích tinh gọn bộ máy. Do đó, đồng chí đề nghị
cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu theo hướng bỏ cấp “Tổng cục” trong cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất nghiên cứu, bổ sung các quy định về cơ quan thuộc Chính phủ theo hướng mở để đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ với tính chất cơ quan thực thi chính sách, hoạt động độc lập với các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ khái niệm “hướng mở”, cơ quan thực thi chính sách hoạt động độc lập như thế nào.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo đã khẩn trương, quyết liệt trong việc báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi, đáp ứng yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống đặt ra và chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước nói chung và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm nói riêng trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát các văn bản của Đảng mới được ban hành thời gian qua, đặc biệt là các nội dung liên quan đến việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chính phủ, đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ. Thứ trưởng cũng yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết minh rõ, lấy ví dụ cụ thể về các vướng mắc, bất cập trong việc thi hành Luật Tổ chức Chính phủ để làm sâu sắc hơn nữa sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật; đồng thời cân nhắc việc sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ để đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong công tác tổ chức bộ máy.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kết luận phiên họp.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quy định cụ thể vị trí, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Chính phủ ngay tại dự thảo Luật. Trong đó chú trọng làm rõ định hướng quy định về phân cấp, phân quyền giữa các chủ thể: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và chính quyền địa phương (những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà không phân cấp, phân quyền; những vấn đề có thể phân cấp, phân quyền; phạm vi phân cấp, phân quyền…).
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ một số nội dung như: cách tiếp cận “quản lý theo quy trình” sang “quản lý theo kết quả”; phương thức tổ chức hoạt động của Chính phủ phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số…; nghiên cứu các quy định có liên quan đến việc đánh giá tác động của chính sách, mỗi chính sách cần đánh giá tác động trên các phương diện; điều chỉnh tên gọi của chính sách phù hợp với nội dung đề xuất…
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ dự kiến sửa đổi, bổ sung 11 nhóm vấn đề, chia thành 5 chính sách lớn gồm:
- Hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả.
- Hoàn thiện quy định về mối quan hệ phân công, phối hợp trong thực hiện quyền lực nhà nước; cơ chế kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ, giữa Chính phủ với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, bảo đảm đề cao trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với các nội dung được phân cấp, phân quyền theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện các quy định để đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của Chính phủ phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số, bảo đảm tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước.
- Hoàn thiện các quy định về tổ chức của Chính phủ để tạo khung pháp lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. |
Anh Thư - Trung tâm Thông tin