Đổi mới công tác pháp điển hệ thống QPPL nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Bộ pháp điểnChiều ngày 16/12/2021, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã chủ trì Hội đồng nghiệm thu chính thức đề tài khoa học cấp bộ “Đổi mới công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Bộ pháp điển” do TS. Đồng Ngọc Ba - Uỷ viên Thường trực, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội làm chủ nhiệm, Viện Khoa học pháp lý là Tổ chức chủ trì. Tại Hội đồng, được sự ủy quyền của Chủ nhiệm Đề tài, Ths. Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Thư ký Đề tài đã báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài.
Đề tài được kết cấu gồm 03 Chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về công tác pháp điển; Chương 2. Thực trạng về công tác pháp điển của Việt Nam; Chương 3. Các giải pháp đổi mới công tác pháp điển nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Bộ pháp điển. Ban chủ nhiệm Đề tài đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác pháp điển nhằm đưa ra các luận cứ khoa học về cấu trúc của Bộ pháp điển, các tiêu chí và nguyên tắc xây dựng Bộ pháp điển của Việt Nam bảo đảm chất lượng, dễ khai thác, dễ sử dụng. Đề tài đã nêu và đánh giá thực trạng công tác pháp điển của Việt Nam hiện nay trên các mặt như: cấu trúc Bộ pháp điển; công tác tổ chức triển khai xây dựng Bộ pháp điển; công tác quản lý, duy trì, cập nhật Bộ pháp điển và công tác tuyên truyền, giới thiệu Bộ pháp điển. Từ đó, đề xuất các giải pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Bộ pháp điển, sớm đưa Bộ pháp điển vào cuộc sống.
Các thành viên Hội đồng đã ghi nhận Ban Chủ nhiệm đã thực hiện công phu, nghiêm túc, hoàn thành tốt mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Phạm vi, nội dung nghiên cứu của Đề tài rất thiết thực. Ban Chủ nhiệm đã phân tích, đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng của công tác pháp điển và Bộ pháp điển trên cả phương diện thể chế và phương diện hoạt động thực tiễn; chỉ ra được hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân. Từ đó, Ban Chủ nhiệm đã đề xuất nhiều giải pháp hiệu quả, khả thi, giải quyết được những hạn chế, khó khăn đang tồn tại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Bộ pháp điển.
Phát biểu kết luận buổi nghiệm thu, TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao giá trị lý luận, giá trị thực tiễn và sự cần thiết của Đề tài, Đề tài có kết cấu chặt chẽ, lô gich, có hướng tiếp cận đúng, cơ bản đạt được mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Chủ tịch Hội đồng nhất trí với các nhận xét, đánh giá, phản biện của các thành viên Hội đồng và đề nghị Ban Chủ nhiệm tiếp thu đầy đủ các ý kiến phản biện, góp ý, nhận xét của các thành viên Hội đồng, tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đề tài ở một số điểm như sau: Phần lý luận cần tập trung làm rõ hơn về khái niệm pháp điển hệ thống QPPL; tiếp tục hoàn thiện kinh nghiệm pháp điển nước ngoài và mở rộng các giải pháp đổi mới công tác pháp điển ở Việt Nam theo hướng trước mắt và lâu dài… để Bộ pháp điển bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong việc tìm kiếm, tra cứu các quy định pháp luật.
Đề tài đã được Hội đồng đánh giá xếp loại: Đạt./.
Đổi mới công tác pháp điển hệ thống QPPL nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Bộ pháp điển
18/12/2021
Chiều ngày 16/12/2021, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã chủ trì Hội đồng nghiệm thu chính thức đề tài khoa học cấp bộ “Đổi mới công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Bộ pháp điển” do TS. Đồng Ngọc Ba - Uỷ viên Thường trực, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội làm chủ nhiệm, Viện Khoa học pháp lý là Tổ chức chủ trì.
Tại Hội đồng, được sự ủy quyền của Chủ nhiệm Đề tài, Ths. Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Thư ký Đề tài đã báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài.
|
|
Đề tài được kết cấu gồm 03 Chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về công tác pháp điển; Chương 2. Thực trạng về công tác pháp điển của Việt Nam; Chương 3. Các giải pháp đổi mới công tác pháp điển nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Bộ pháp điển. Ban chủ nhiệm Đề tài đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác pháp điển nhằm đưa ra các luận cứ khoa học về cấu trúc của Bộ pháp điển, các tiêu chí và nguyên tắc xây dựng Bộ pháp điển của Việt Nam bảo đảm chất lượng, dễ khai thác, dễ sử dụng. Đề tài đã nêu và đánh giá thực trạng công tác pháp điển của Việt Nam hiện nay trên các mặt như: cấu trúc Bộ pháp điển; công tác tổ chức triển khai xây dựng Bộ pháp điển; công tác quản lý, duy trì, cập nhật Bộ pháp điển và công tác tuyên truyền, giới thiệu Bộ pháp điển. Từ đó, đề xuất các giải pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Bộ pháp điển, sớm đưa Bộ pháp điển vào cuộc sống.
|
|
Các thành viên Hội đồng đã ghi nhận Ban Chủ nhiệm đã thực hiện công phu, nghiêm túc, hoàn thành tốt mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Phạm vi, nội dung nghiên cứu của Đề tài rất thiết thực. Ban Chủ nhiệm đã phân tích, đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng của công tác pháp điển và Bộ pháp điển trên cả phương diện thể chế và phương diện hoạt động thực tiễn; chỉ ra được hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân. Từ đó, Ban Chủ nhiệm đã đề xuất nhiều giải pháp hiệu quả, khả thi, giải quyết được những hạn chế, khó khăn đang tồn tại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Bộ pháp điển.
|
|
Phát biểu kết luận buổi nghiệm thu, TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao giá trị lý luận, giá trị thực tiễn và sự cần thiết của Đề tài, Đề tài có kết cấu chặt chẽ, lô gich, có hướng tiếp cận đúng, cơ bản đạt được mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Chủ tịch Hội đồng nhất trí với các nhận xét, đánh giá, phản biện của các thành viên Hội đồng và đề nghị Ban Chủ nhiệm tiếp thu đầy đủ các ý kiến phản biện, góp ý, nhận xét của các thành viên Hội đồng, tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đề tài ở một số điểm như sau: Phần lý luận cần tập trung làm rõ hơn về khái niệm pháp điển hệ thống QPPL; tiếp tục hoàn thiện kinh nghiệm pháp điển nước ngoài và mở rộng các giải pháp đổi mới công tác pháp điển ở Việt Nam theo hướng trước mắt và lâu dài… để Bộ pháp điển bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong việc tìm kiếm, tra cứu các quy định pháp luật.
Đề tài đã được Hội đồng đánh giá xếp loại: Đạt./.