Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật: Tự tin bước tiếp, gặt hái thành côngCách đây 10 năm, triển khai Nghị định số 93/2008/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã quyết định thành lập Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (CVĐCVXDPL). Nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Vụ CVĐCVXDPL và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu.Đi từ “không” đến “có”
* Xin Thứ trưởng đánh giá về chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển của Vụ CVĐCVXDPL?
- Thứ trưởng Phan Chí Hiếu: Tôi còn nhớ vào những ngày này cách đây 10 năm về trước, trên cơ sở Nghị định số 93/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, ngày 04/11/2008, Bộ trưởng Bộ Tư pháp lúc bấy giờ là đồng chí Hà Hùng Cường đã ký Quyết định số 2101/QĐ-BTP để thành lập một đơn vị mới của Bộ Tư pháp - Vụ CVĐCVXDPL. Chủ trương của Ban Cán sự Đảng và đồng chí Bộ trưởng lúc bấy giờ là có một đơn vị đầu mối để tham mưu giúp Bộ trưởng hoạch định chiến lược, chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về xây dựng, thẩm định VBQPPL; thực hiện quản lý nhà nước về công tác pháp chế và triển khai nhiệm vụ Bộ mới được giao là theo dõi chung việc thi hành pháp luật.
Thời gian đầu, Vụ CVĐCVXDPL gặp rất nhiều khó khăn, thách thức: tính chất công việc thì phức tạp, có nhiệm vụ hoàn toàn mới; đội ngũ cán bộ mỏng, được điều động từ nhiều đơn vị khác nhau; thể chế liên quan đến một số lĩnh vực hoạt động của Vụ gần như chưa có gì; cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Vụ, mặc dù đã được lãnh đạo Bộ hết sức quan tâm, nhưng còn rất khó khăn.
Trong những ngày đầu bỡ ngỡ, tập thể công chức của Vụ, từ các đồng chí lãnh đạo đến từng chuyên viên đã rất vất vả, trăn trở tìm tòi, nghiên cứu, làm quen với những công việc mới được giao; vừa làm, vừa học hỏi, vừa tự rút kinh nghiệm. Và rồi cùng với thời gian, những nhiệm vụ chuyên môn khó khăn, phức tạp của Vụ CVĐCVXDPL đã dần được tháo gỡ và bắt đầu có chuyển biến, đem lại kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề quan trọng, tiếp nối cho những công việc về sau. Đến nay, Vụ đã trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt: thể chế cho các lĩnh vực hoạt động của Vụ khá đầy đủ và thường xuyên được hoàn thiện; tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ được kiện toàn mạnh, trình độ, năng lực xử lý công việc của cán bộ không ngừng được nâng cao, đặc biệt tập thể cán bộ luôn phát huy được sự đoàn kết, nhất trí; hoạt động chuyên môn của Vụ ngày càng bài bản, sắc nét hơn, có những đóng góp quan trọng cho Bộ, cho ngành. Có thể nói với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong và ngoài ngành Tư pháp, sự nỗ lực, cố gắng của các thế hệ cán bộ, công chức, Vụ CVĐCVXDPL đã đi từ “không” đến “có”, trở thành một đơn vị lớn, có vị trí quan trọng của Bộ, được Lãnh đạo Bộ tin tưởng; các đơn vị thuộc Bộ, các bộ, ngành và địa phương đánh giá cao.
Thời gian 10 năm, tuy chưa phải là dài, nhưng với kết quả đã đạt được cũng đã khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương thành lập Vụ của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ. Mỗi cán bộ, công chức của Vụ có quyền tự hào với những gì đã làm được; cũng là tiền đề và sự tự tin để bước tiếp chặng đường trước mặt. Tất nhiên kỳ vọng thì còn nhiều, song từ góc độ cá nhân, tôi đánh giá cao những đóng góp quan trọng vừa qua của Vụ CVĐCVXDPL. Tôi tin tưởng trong thời gian tới, Vụ sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mới, nổi bật hơn.
Từng bước khắc phục tình trạng “ghi danh” trong xây dựng luật
* PV: Thứ trưởng nhận định như thế nào về vai trò của Vụ CVĐCVXDPL trong công tác tham mưu nhằm định hình phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam?
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu: Trong những năm qua, Vụ CVĐCVXDPL đã thể hiện khá tốt vai trò của mình trong việc góp phần định hình phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật, với những kết quả nổi bật như:
Thứ nhất, qua công tác đánh giá, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Vụ CVĐCVXDPL đã tham mưu cho Bộ đề xuất với Đảng, với Chính phủ nhiều định hướng chiến lược quan trọng trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; qua đó đã được ghi nhận, làm cơ sở cho việc tiếp tục phát triển thành quan điểm chỉ đạo chính thức trong các Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng, Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW nêu trên…
Thứ hai, công tác lập và triển khai thực hiện các chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm của Chính phủ đã được Vụ tham mưu thực hiện bài bản, chuyên nghiệp hơn; đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá tác động chính sách để bảo đảm tính hợp lý, tính khả thi, từng bước khắc phục tính hình thức “ghi danh” vào chương trình; mạnh dạn đề xuất nhiều giải pháp lựa chọn lĩnh vực trọng điểm, xác định thứ tự ưu tiên, tạo sức bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời kịp thời đề nghị điều chỉnh chương trình cho sát với đòi hỏi, yêu cầu thực tiễn. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm đã được triển khai kịp thời hơn, bài bản hơn, giảm thiểu tối đa tình trạng xin lùi, xin rút ra khỏi chương trình các dự án, bảo đảm tiến độ, chất lượng soạn thảo, trình; cơ bản đáp ứng được những yêu cầu đề ra; từng bước giảm luật khung, luật ống; hạn chế việc ủy quyền lập pháp, thể hiện tư duy lập pháp mới; phát triển cân đối, đồng bộ giữa thể chế về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường với bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Việc theo dõi tình hình soạn thảo văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh được thực hiện thường xuyên hơn; đề xuất cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhiều giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, qua đó tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết đã giảm xuống mức thấp nhất trong những năm gần đây.
Thứ ba, công tác tham mưu hoàn thiện đồng bộ thể chế về công tác xây dựng pháp luật đã được Vụ đặc biệt chú trọng, quan tâm. Theo đó, Vụ đã kịp thời tổ chức tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) 2008 và Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004; đồng thời soạn thảo, trình các cấp có thẩm quyền thông qua Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (trên cơ sở thống nhất hai Luật nêu trên) và ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Luật mới (2015) đã tạo bước đột phá về quy trình xây dựng pháp luật, bằng việc tách bạch quy trình chính sách và quy trình quy phạm hóa chính sách, nhằm mục đích nâng cao chất lượng của hệ thống VBQPPL.
Thứ tư, việc kiểm soát chất lượng đề nghị xây dựng và dự án, dự thảo văn bản thông qua quy trình lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thẩm định; góp ý do Vụ thực hiện đã được cải thiện nhiều, khắc phục tính pháp lý thuần túy, coi trọng tính hợp lý, tính khả thi, nhờ đó chất lượng các VBQPPL ban hành ngày càng được nâng cao, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về công tác xây dựng pháp luật.
Thứ năm, Vụ đã phối hợp chặt chẽ cùng với các đơn vị thuộc Bộ tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tích cực tham gia vào quá trình xây dựng Hiến pháp năm 2013, tạo tiền đề vững chắc cho việc đẩy mạnh công cuộc cải cách lập pháp, cải cách tư pháp, và cải cách hành chính; thực hiện hiệu quả vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo, trình ban hành nhiều đạo luật quan trọng, rường cột của hệ thống pháp luật quốc gia như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Ban hành VBQPPL, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Thi hành án dân sự…
Tham mưu đúng và trúng những vấn đề mang tầm chiến lược
* Lãnh đạo Bộ đặt ra kỳ vọng gì với Vụ CVĐCVXDPL trong thời gian tới, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu: Như chúng ta đã biết, qua nhiều diễn đàn tổng kết, đánh giá liên quan đến công tác xây dựng pháp luật gần đây cho thấy: Hệ thống pháp luật của nước ta vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh, đồng bộ; hiệu lực và tính khả thi chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Pháp luật trên một số lĩnh vực còn thiếu ổn định, tính dự báo chưa cao, chất lượng chưa bảo đảm; việc sửa đổi, bổ sung còn nhiều. Quy trình xây dựng VBQPPL qua nhiều tầng nấc, làm chậm tiến độ ban hành và tổ chức thực hiện. Công tác tổ chức thi hành pháp luật vẫn là khâu yếu nhất. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ quản lý nhà nước… Trước bối cảnh như vậy thì vai trò của Bộ Tư pháp nói chung và Vụ CVĐCVXDPL nói riêng trong việc tham mưu giúp cho Đảng, Nhà nước về công tác pháp luật là vô cùng quan trọng. Vì vậy, Lãnh đạo Bộ và cá nhân đồng chí Bộ trưởng tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng vào các đơn vị xây dựng pháp luật, trong đó có Vụ CVĐCVXDPL.
Để đáp ứng được kỳ vọng đó, theo tôi, Vụ cần chủ động nghiên cứu thật kỹ, nhận diện cho được những vấn đề lớn đặt ra cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phục vụ công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; thực hiện đi vào chiều sâu Hiến pháp năm 2013, chiến lược cải cách pháp luật, cải cách tư pháp; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp; hội nhập quốc tế sâu rộng; tiếp cận kỷ nguyên số hóa với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0… Qua đó, có thể vận dụng, tham mưu đề xuất cho Đảng, Chính phủ đúng và trúng những vấn đề mang tầm chiến lược trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật.
Bên cạnh đó, Vụ cần tham mưu cho Lãnh đạo Bộ, cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp căn cơ để tăng cường năng lực cho các bộ, ngành, địa phương trong công tác xây dựng pháp luật. Công tác xây dựng pháp luật mang tính liên ngành rất cao, do đó một mình Bộ Tư pháp làm tốt thì chưa đủ, mà phải làm thế nào để các Bộ, ngành, địa phương cũng làm thật tốt công tác này. Mình làm tốt đã là quan trọng, đã là khó rồi, nhưng làm cho người khác cũng làm tốt như mình, thậm chí làm tốt hơn mình còn quan trọng và khó hơn rất nhiều.
Để làm được điều này thì tập thể công chức của Vụ cần nỗ lực nhiều hơn, phát huy hơn nữa năng lực, trách nhiệm; sức mạnh đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái; xây dựng một tập thể vững mạnh; tập thể lãnh đạo Vụ cần thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, năng lực chuyên môn; kỹ năng thực hiện công việc cho công chức trong Vụ, đặc biệt là truyền cảm hứng sáng tạo và khát vọng vươn lên cho đội ngũ công chức trẻ. Đặc biệt, Vụ cần tranh thủ tối đa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ; sự phối hợp, ủng hộ, giúp đỡ của các đơn vị, có nghĩa là phải làm thế nào để Vụ thực sự trở thành một quan tâm chung, một “vấn đề chung về xây dựng pháp luật” của Bộ, ngành Tư pháp chúng ta.
* Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Hoàng Thư
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật: Tự tin bước tiếp, gặt hái thành công
02/11/2018
Cách đây 10 năm, triển khai Nghị định số 93/2008/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã quyết định thành lập Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (CVĐCVXDPL). Nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Vụ CVĐCVXDPL và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu.
Đi từ “không” đến “có”
* Xin Thứ trưởng đánh giá về chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển của Vụ CVĐCVXDPL?
- Thứ trưởng Phan Chí Hiếu: Tôi còn nhớ vào những ngày này cách đây 10 năm về trước, trên cơ sở Nghị định số 93/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, ngày 04/11/2008, Bộ trưởng Bộ Tư pháp lúc bấy giờ là đồng chí Hà Hùng Cường đã ký Quyết định số 2101/QĐ-BTP để thành lập một đơn vị mới của Bộ Tư pháp - Vụ CVĐCVXDPL. Chủ trương của Ban Cán sự Đảng và đồng chí Bộ trưởng lúc bấy giờ là có một đơn vị đầu mối để tham mưu giúp Bộ trưởng hoạch định chiến lược, chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về xây dựng, thẩm định VBQPPL; thực hiện quản lý nhà nước về công tác pháp chế và triển khai nhiệm vụ Bộ mới được giao là theo dõi chung việc thi hành pháp luật.
Thời gian đầu, Vụ CVĐCVXDPL gặp rất nhiều khó khăn, thách thức: tính chất công việc thì phức tạp, có nhiệm vụ hoàn toàn mới; đội ngũ cán bộ mỏng, được điều động từ nhiều đơn vị khác nhau; thể chế liên quan đến một số lĩnh vực hoạt động của Vụ gần như chưa có gì; cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Vụ, mặc dù đã được lãnh đạo Bộ hết sức quan tâm, nhưng còn rất khó khăn.
Trong những ngày đầu bỡ ngỡ, tập thể công chức của Vụ, từ các đồng chí lãnh đạo đến từng chuyên viên đã rất vất vả, trăn trở tìm tòi, nghiên cứu, làm quen với những công việc mới được giao; vừa làm, vừa học hỏi, vừa tự rút kinh nghiệm. Và rồi cùng với thời gian, những nhiệm vụ chuyên môn khó khăn, phức tạp của Vụ CVĐCVXDPL đã dần được tháo gỡ và bắt đầu có chuyển biến, đem lại kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề quan trọng, tiếp nối cho những công việc về sau. Đến nay, Vụ đã trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt: thể chế cho các lĩnh vực hoạt động của Vụ khá đầy đủ và thường xuyên được hoàn thiện; tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ được kiện toàn mạnh, trình độ, năng lực xử lý công việc của cán bộ không ngừng được nâng cao, đặc biệt tập thể cán bộ luôn phát huy được sự đoàn kết, nhất trí; hoạt động chuyên môn của Vụ ngày càng bài bản, sắc nét hơn, có những đóng góp quan trọng cho Bộ, cho ngành. Có thể nói với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong và ngoài ngành Tư pháp, sự nỗ lực, cố gắng của các thế hệ cán bộ, công chức, Vụ CVĐCVXDPL đã đi từ “không” đến “có”, trở thành một đơn vị lớn, có vị trí quan trọng của Bộ, được Lãnh đạo Bộ tin tưởng; các đơn vị thuộc Bộ, các bộ, ngành và địa phương đánh giá cao.
Thời gian 10 năm, tuy chưa phải là dài, nhưng với kết quả đã đạt được cũng đã khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương thành lập Vụ của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ. Mỗi cán bộ, công chức của Vụ có quyền tự hào với những gì đã làm được; cũng là tiền đề và sự tự tin để bước tiếp chặng đường trước mặt. Tất nhiên kỳ vọng thì còn nhiều, song từ góc độ cá nhân, tôi đánh giá cao những đóng góp quan trọng vừa qua của Vụ CVĐCVXDPL. Tôi tin tưởng trong thời gian tới, Vụ sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mới, nổi bật hơn.
Từng bước khắc phục tình trạng “ghi danh” trong xây dựng luật
* PV: Thứ trưởng nhận định như thế nào về vai trò của Vụ CVĐCVXDPL trong công tác tham mưu nhằm định hình phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam?
- Thứ trưởng Phan Chí Hiếu: Trong những năm qua, Vụ CVĐCVXDPL đã thể hiện khá tốt vai trò của mình trong việc góp phần định hình phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật, với những kết quả nổi bật như:
Thứ nhất, qua công tác đánh giá, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Vụ CVĐCVXDPL đã tham mưu cho Bộ đề xuất với Đảng, với Chính phủ nhiều định hướng chiến lược quan trọng trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; qua đó đã được ghi nhận, làm cơ sở cho việc tiếp tục phát triển thành quan điểm chỉ đạo chính thức trong các Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng, Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW nêu trên…
Thứ hai, công tác lập và triển khai thực hiện các chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm của Chính phủ đã được Vụ tham mưu thực hiện bài bản, chuyên nghiệp hơn; đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá tác động chính sách để bảo đảm tính hợp lý, tính khả thi, từng bước khắc phục tính hình thức “ghi danh” vào chương trình; mạnh dạn đề xuất nhiều giải pháp lựa chọn lĩnh vực trọng điểm, xác định thứ tự ưu tiên, tạo sức bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời kịp thời đề nghị điều chỉnh chương trình cho sát với đòi hỏi, yêu cầu thực tiễn. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm đã được triển khai kịp thời hơn, bài bản hơn, giảm thiểu tối đa tình trạng xin lùi, xin rút ra khỏi chương trình các dự án, bảo đảm tiến độ, chất lượng soạn thảo, trình; cơ bản đáp ứng được những yêu cầu đề ra; từng bước giảm luật khung, luật ống; hạn chế việc ủy quyền lập pháp, thể hiện tư duy lập pháp mới; phát triển cân đối, đồng bộ giữa thể chế về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường với bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Việc theo dõi tình hình soạn thảo văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh được thực hiện thường xuyên hơn; đề xuất cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhiều giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, qua đó tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết đã giảm xuống mức thấp nhất trong những năm gần đây.
Thứ ba, công tác tham mưu hoàn thiện đồng bộ thể chế về công tác xây dựng pháp luật đã được Vụ đặc biệt chú trọng, quan tâm. Theo đó, Vụ đã kịp thời tổ chức tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) 2008 và Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004; đồng thời soạn thảo, trình các cấp có thẩm quyền thông qua Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (trên cơ sở thống nhất hai Luật nêu trên) và ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Luật mới (2015) đã tạo bước đột phá về quy trình xây dựng pháp luật, bằng việc tách bạch quy trình chính sách và quy trình quy phạm hóa chính sách, nhằm mục đích nâng cao chất lượng của hệ thống VBQPPL.
Thứ tư, việc kiểm soát chất lượng đề nghị xây dựng và dự án, dự thảo văn bản thông qua quy trình lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thẩm định; góp ý do Vụ thực hiện đã được cải thiện nhiều, khắc phục tính pháp lý thuần túy, coi trọng tính hợp lý, tính khả thi, nhờ đó chất lượng các VBQPPL ban hành ngày càng được nâng cao, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về công tác xây dựng pháp luật.
Thứ năm, Vụ đã phối hợp chặt chẽ cùng với các đơn vị thuộc Bộ tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tích cực tham gia vào quá trình xây dựng Hiến pháp năm 2013, tạo tiền đề vững chắc cho việc đẩy mạnh công cuộc cải cách lập pháp, cải cách tư pháp, và cải cách hành chính; thực hiện hiệu quả vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo, trình ban hành nhiều đạo luật quan trọng, rường cột của hệ thống pháp luật quốc gia như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Ban hành VBQPPL, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Thi hành án dân sự…
Tham mưu đúng và trúng những vấn đề mang tầm chiến lược
* Lãnh đạo Bộ đặt ra kỳ vọng gì với Vụ CVĐCVXDPL trong thời gian tới, thưa Thứ trưởng?
- Thứ trưởng Phan Chí Hiếu: Như chúng ta đã biết, qua nhiều diễn đàn tổng kết, đánh giá liên quan đến công tác xây dựng pháp luật gần đây cho thấy: Hệ thống pháp luật của nước ta vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh, đồng bộ; hiệu lực và tính khả thi chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Pháp luật trên một số lĩnh vực còn thiếu ổn định, tính dự báo chưa cao, chất lượng chưa bảo đảm; việc sửa đổi, bổ sung còn nhiều. Quy trình xây dựng VBQPPL qua nhiều tầng nấc, làm chậm tiến độ ban hành và tổ chức thực hiện. Công tác tổ chức thi hành pháp luật vẫn là khâu yếu nhất. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ quản lý nhà nước… Trước bối cảnh như vậy thì vai trò của Bộ Tư pháp nói chung và Vụ CVĐCVXDPL nói riêng trong việc tham mưu giúp cho Đảng, Nhà nước về công tác pháp luật là vô cùng quan trọng. Vì vậy, Lãnh đạo Bộ và cá nhân đồng chí Bộ trưởng tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng vào các đơn vị xây dựng pháp luật, trong đó có Vụ CVĐCVXDPL.
Để đáp ứng được kỳ vọng đó, theo tôi, Vụ cần chủ động nghiên cứu thật kỹ, nhận diện cho được những vấn đề lớn đặt ra cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phục vụ công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; thực hiện đi vào chiều sâu Hiến pháp năm 2013, chiến lược cải cách pháp luật, cải cách tư pháp; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp; hội nhập quốc tế sâu rộng; tiếp cận kỷ nguyên số hóa với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0… Qua đó, có thể vận dụng, tham mưu đề xuất cho Đảng, Chính phủ đúng và trúng những vấn đề mang tầm chiến lược trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật.
Bên cạnh đó, Vụ cần tham mưu cho Lãnh đạo Bộ, cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp căn cơ để tăng cường năng lực cho các bộ, ngành, địa phương trong công tác xây dựng pháp luật. Công tác xây dựng pháp luật mang tính liên ngành rất cao, do đó một mình Bộ Tư pháp làm tốt thì chưa đủ, mà phải làm thế nào để các Bộ, ngành, địa phương cũng làm thật tốt công tác này. Mình làm tốt đã là quan trọng, đã là khó rồi, nhưng làm cho người khác cũng làm tốt như mình, thậm chí làm tốt hơn mình còn quan trọng và khó hơn rất nhiều.
Để làm được điều này thì tập thể công chức của Vụ cần nỗ lực nhiều hơn, phát huy hơn nữa năng lực, trách nhiệm; sức mạnh đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái; xây dựng một tập thể vững mạnh; tập thể lãnh đạo Vụ cần thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, năng lực chuyên môn; kỹ năng thực hiện công việc cho công chức trong Vụ, đặc biệt là truyền cảm hứng sáng tạo và khát vọng vươn lên cho đội ngũ công chức trẻ. Đặc biệt, Vụ cần tranh thủ tối đa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ; sự phối hợp, ủng hộ, giúp đỡ của các đơn vị, có nghĩa là phải làm thế nào để Vụ thực sự trở thành một quan tâm chung, một “vấn đề chung về xây dựng pháp luật” của Bộ, ngành Tư pháp chúng ta.
* Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Hoàng Thư