Phải cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thựcĐó là yêu cầu của Bộ trưởng Hà Hùng Cường, Trưởng Ban soạn thảo tại phiên họp Ban soạn thảo dự án Luật chứng thực ngày 18/3.Tình trạng lạm dụng bản sao “giảm nhưng không đáng kể”
Báo cáo tại phiên họp, Cục trưởng Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chứng thực còn một số tồn tại hạn chế. Đó là chưa có văn bản ở cấp độ luật điều chỉnh hoạt động chứng thực, nên giá trị pháp lý chưa cao, thiếu tính tương thích, đồng bộ giữa các văn bản liên quan. Tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao chứng thực từ bản chính chưa có chiều hướng giảm, gây phiền hà cho người dân và lãng phí xã hội không nhỏ. Mặc dù Nghị định 23/CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch đã quy định rõ về vấn đề này. Năm 2014 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị 17 về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính tuy nhiên tình trạng lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực trong năm 2015 có giảm nhưng không đáng kể. Nhu cầu chứng thực thì nhiều nhưng do chủ trương không tăng biên chế nên vấn đề này thực sự là áp lực lớn đối với đội ngũ làm công tác chứng thực tại cấp huyện và xã. Đáng chú ý, cũng theo ông Khanh, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện chứng thực chưa đổi mới, còn nhiều bất cập.
Một trong những định hướng lớn trong xây dựng Luật chứng thực là phân cấp mạnh mẽ về thẩm quyền chứng thực, nhằm giảm tải cho các cơ quan thực hiện chứng thực, đặc biệt là UBND cấp xã. Theo đề xuất của Tổ biên tập, cần nghiên cứu chuyển việc chứng thực của Phòng Tư pháp xuống UBND cấp xã là cần thiết và hợp lý (Phòng Tư pháp sẽ chỉ thực hiện chữ ký người dịch). Bởi, Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện, phải đảm đương rất nhiều công việc quản lý nhà nước khác nhau. Bên cạnh đó, kể từ ngày 1/1/2016 Phòng Tư pháp còn được giao thực hiện các việc về hộ tịch có yếu tố nước ngoài, đây là công tác khá phức tạp nên cần đầu tư nhiều thời gian, công sức. Do đó, nếu đồng thời cùng giao cho Phòng Tư pháp nhiều việc sự vụ sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý của các Phòng Tư pháp.
Rõ trách nhiệm của người chứng thực
Cho ý kiến vào những định hướng lớn của dự án luật, nhiều thành viên Ban soạn thảo đã chỉ ra những vấn đề bất cập trong công tác chứng thực hiện nay, đặc biệt là tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân của một số cơ quan, tổ chức, chính quyền cơ sở. Vì thế, nhiều thành viên kỳ vọng Luật này sẽ xây dựng các cơ chế để người dân được thuận lợi hơn khi có yêu cầu về chứng thực. Ông Trần Thất, nguyên Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp cho rằng, nên mở rộng hơn phạm vi chứng thực đến một số cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền cấp bản chính: “Hiệu trưởng một trường Đại học được cấp bằng tốt nghiệp thì sao lại chỉ quy định anh được cấp bản sao bằng đó từ sổ gốc mà không phải là chứng thực vào bản sao đã phô tô?” Ông Thất cũng đề nghị cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tổ chức khi tiếp nhận hồ sơ giấy tờ. Khi công dân xuất trình bản chính thì không được yêu cầu bản sao có chứng thực.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Kiều Đình Thụ cho rằng, mục tiêu mà Luật chứng thực hướng tới phải đảm bảo sự an toàn cho các giao dịch, đỡ tốn kém cho dân, bớt nhũng nhiễu, không phình bộ máy. Đặc biệt, theo ông Thụ “Phải làm rõ chứng thực có thể chuyển sang phi nhà nước như công chứng không (hiện bản dịch và hợp đồng công chứng đã được giao về cho các tổ chức hành nghề công chứng trong đó có các Văn phòng công chứng -PV). Nếu có thì chuyển cho ai”. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cũng đồng tình phải giảm tối đa các loại thủ tục, giấy tờ và giảm các việc phải chứng thực. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thanh Cao đề nghị cần làm rõ khái niệm chứng thực, vì thực tế người dân đến yêu cầu thì chỉ biết việc đó cơ quan nhà nước chứng thực chứ không hiểu rõ giá trị của việc chứng thực đó như thế nào (chứng về nội dung hay hình thức).
Phát biểu kết luận phiên họp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường yêu cầu Luật Chứng thực cần quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự và trách nhiệm của người thực hiện chứng thực; quy định rõ việc chứng thực và việc không được chứng thực, việc không được yêu cầu chứng thực (ví dụ như đã xuất trình bản chính còn yêu cầu bản sao có chứng thực). Bộ trưởng ủng hộ phương án về phân cấp Tổ biên tập đề nghị nhưng lưu ý “nếu có yếu tố nước ngoài phải tính thêm”. Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh Luật chứng thực “phải cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính”.
Thu Hằng
Phải cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực
18/03/2016
Đó là yêu cầu của Bộ trưởng Hà Hùng Cường, Trưởng Ban soạn thảo tại phiên họp Ban soạn thảo dự án Luật chứng thực ngày 18/3.
Tình trạng lạm dụng bản sao “giảm nhưng không đáng kể”
Báo cáo tại phiên họp, Cục trưởng Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chứng thực còn một số tồn tại hạn chế. Đó là chưa có văn bản ở cấp độ luật điều chỉnh hoạt động chứng thực, nên giá trị pháp lý chưa cao, thiếu tính tương thích, đồng bộ giữa các văn bản liên quan. Tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao chứng thực từ bản chính chưa có chiều hướng giảm, gây phiền hà cho người dân và lãng phí xã hội không nhỏ. Mặc dù Nghị định 23/CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch đã quy định rõ về vấn đề này. Năm 2014 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị 17 về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính tuy nhiên tình trạng lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực trong năm 2015 có giảm nhưng không đáng kể. Nhu cầu chứng thực thì nhiều nhưng do chủ trương không tăng biên chế nên vấn đề này thực sự là áp lực lớn đối với đội ngũ làm công tác chứng thực tại cấp huyện và xã. Đáng chú ý, cũng theo ông Khanh, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện chứng thực chưa đổi mới, còn nhiều bất cập.
Một trong những định hướng lớn trong xây dựng Luật chứng thực là phân cấp mạnh mẽ về thẩm quyền chứng thực, nhằm giảm tải cho các cơ quan thực hiện chứng thực, đặc biệt là UBND cấp xã. Theo đề xuất của Tổ biên tập, cần nghiên cứu chuyển việc chứng thực của Phòng Tư pháp xuống UBND cấp xã là cần thiết và hợp lý (Phòng Tư pháp sẽ chỉ thực hiện chữ ký người dịch). Bởi, Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện, phải đảm đương rất nhiều công việc quản lý nhà nước khác nhau. Bên cạnh đó, kể từ ngày 1/1/2016 Phòng Tư pháp còn được giao thực hiện các việc về hộ tịch có yếu tố nước ngoài, đây là công tác khá phức tạp nên cần đầu tư nhiều thời gian, công sức. Do đó, nếu đồng thời cùng giao cho Phòng Tư pháp nhiều việc sự vụ sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý của các Phòng Tư pháp.
Rõ trách nhiệm của người chứng thực
Cho ý kiến vào những định hướng lớn của dự án luật, nhiều thành viên Ban soạn thảo đã chỉ ra những vấn đề bất cập trong công tác chứng thực hiện nay, đặc biệt là tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân của một số cơ quan, tổ chức, chính quyền cơ sở. Vì thế, nhiều thành viên kỳ vọng Luật này sẽ xây dựng các cơ chế để người dân được thuận lợi hơn khi có yêu cầu về chứng thực. Ông Trần Thất, nguyên Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp cho rằng, nên mở rộng hơn phạm vi chứng thực đến một số cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền cấp bản chính: “Hiệu trưởng một trường Đại học được cấp bằng tốt nghiệp thì sao lại chỉ quy định anh được cấp bản sao bằng đó từ sổ gốc mà không phải là chứng thực vào bản sao đã phô tô?” Ông Thất cũng đề nghị cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tổ chức khi tiếp nhận hồ sơ giấy tờ. Khi công dân xuất trình bản chính thì không được yêu cầu bản sao có chứng thực.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Kiều Đình Thụ cho rằng, mục tiêu mà Luật chứng thực hướng tới phải đảm bảo sự an toàn cho các giao dịch, đỡ tốn kém cho dân, bớt nhũng nhiễu, không phình bộ máy. Đặc biệt, theo ông Thụ “Phải làm rõ chứng thực có thể chuyển sang phi nhà nước như công chứng không (hiện bản dịch và hợp đồng công chứng đã được giao về cho các tổ chức hành nghề công chứng trong đó có các Văn phòng công chứng -PV). Nếu có thì chuyển cho ai”. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cũng đồng tình phải giảm tối đa các loại thủ tục, giấy tờ và giảm các việc phải chứng thực. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thanh Cao đề nghị cần làm rõ khái niệm chứng thực, vì thực tế người dân đến yêu cầu thì chỉ biết việc đó cơ quan nhà nước chứng thực chứ không hiểu rõ giá trị của việc chứng thực đó như thế nào (chứng về nội dung hay hình thức).
Phát biểu kết luận phiên họp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường yêu cầu Luật Chứng thực cần quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự và trách nhiệm của người thực hiện chứng thực; quy định rõ việc chứng thực và việc không được chứng thực, việc không được yêu cầu chứng thực (ví dụ như đã xuất trình bản chính còn yêu cầu bản sao có chứng thực). Bộ trưởng ủng hộ phương án về phân cấp Tổ biên tập đề nghị nhưng lưu ý “nếu có yếu tố nước ngoài phải tính thêm”. Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh Luật chứng thực “phải cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính”.
Thu Hằng