Hội thảo phổ biến kết quả rà soát, đối chiếu VBQPPL Việt Nam với các cam kết WTOThực hiện Nghị Quyết số 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới và Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững khi Việt Nam là Thành viên của WTO, Bộ Tư pháp được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện hoạt động rà soát pháp luật Việt Nam với các nghĩa vụ, cam kết của Việt Nam với tư cách là thành viên của WTO. Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết WTO thuộc Chương trình hỗ trợ kỹ thuật Hậu gia nhập WTO, ngày 20/6/2008 Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo phổ biến kết quả rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Việt Nam với WTO. Đồng thời, Hội thảo cũng tổng kết công tác thực hiện rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết WTO, rút kinh nghiệm và hướng dẫn công tác rà soát văn bản để thực thi cam kết WTO cho các Bộ, ngành và địa phương.Hội thảo do Thứ trưởng thường trực Hoàng Thế Liên chủ trì, thành phần tham dự là đại diện của các Bộ, ngành và Sở Tư pháp. Mục đích, yêu cầu của rà soát là: rà soát các nội dung cam kết thực hiện theo lộ trình đối chiếu với các văn bản pháp luật hiện hành, đề xuất chương trình sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh để trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn; rà soát các nội dung cam kết sẽ được thực hiện ngay và áp dụng trực tiếp để Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước khi Chính phủ ban hành nghị định hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thực hiện; rà soát để loại bỏ sự chồng chéo, những quy định không phù hợp với cam kết, không bảo đảm tự do kinh doanh.Đối với văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành có liên quan đến cam kết của Việt Nam với WTO, tại Hội thảo đồng chí Hoàng Phước Hiệp, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế cho biết việc rà soát pháp luật Việt Nam với cam kết WTO được tiến hành từ đầu năm 2007 đến hết năm 2007 và được chia làm hai giai đoạn, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực quan trọng như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, minh bạch, công khai và khiếu kiện hành chính. Giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2007, có 568 văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành có liên quan đến cam kết của Việt nam trong WTO được rà soát, trong đó đó số lượng văn bản cần sửa đổi bổ sung là 46 văn bản, số lượng văn bản đề nghị huỷ bỏ là 9 văn bản, số lượng văn bản đề nghị ban hành mới là 47 văn bản. Giai đoạn 2 bắt đầu từ tháng 07/2007 đến tháng 12/2007, có 432 văn bản, trong đó lượng văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung là 44 văn bản bao gồm 10 Luật, 01 Pháp lệnh, 15 Nghị định, 08 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 06 Thông tư và 04 Quyết định cấp Bộ. Số lượng văn bản kiến nghị ban hành mới là 51 văn bản bao gồm 01 Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 11 Luật, 12 Nghị định, 09 Quyết định/Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 13 Thông tư và 05 Quyết định cấp Bộ. Nhìn chung kếtquảRà soát pháp luật của cả hai giai đoạn cho thấy, nhìn tổng thể, pháp luật Việt Nam đã thống nhất với các cam kết của Việt Nam trong WTO. Kết quả này có được là do chúng ta đã tích cực chủ động điều chỉnh pháp luật từ khi chưa phải là thành viên WTO.Đối với văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành có liên quan đến cam kết với WTO, việc rà soát được tiến hành trong phạm vicác văn bản quy phạm pháp luật và thủ tục hành chính áp dụng chung được ban hành ở cấp tỉnh. Việc rà soát ở địa phương cũng được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ tháng 4-6/2007 và có 35/64địa phương được yêu cầu rà soát có báo cáo kết quả bước đầu với 1067 văn bản, trong đó số lượng văn bản cần sửa đổi bổ sung là 60 văn bản, số lượng văn bản đề nghị huỷ bỏ là 21 văn bản, số lượng văn bản đề nghị ban hành mới là 26 văn bản. Giai đoạn 2 được tiến hành từ tháng 7 – 12/2007 và có 25 địa phương có báo cáo với 161 văn bản được rà soát bổ sung, trong đókiến nghị ban hành mới là 8 văn bản, cần sửa đổi bổ sung là 10 văn bản, số lượng văn bản đề nghị huỷ bỏ là 3 văn bản. Kết quả rà soátvăn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành trên một số lĩnh vực như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ... cũng cho thấycác quy định của pháp luật ở địa phương liên quan đến các cam kết WTO của Việt Nam về cơ bản đã thống nhất với các quy định chung của WTO, tuy nhiên cũng còn một số quy địnhtrong văn bản quy phạm pháp luật ở một vài địa phương trong một số lĩnh vực cụ thể chưa hoàn toàn phù hợp với các cam kết WTO.Đại diện các Bộ, ngành ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Vụ phó Vụ Pháp chế Bộ Công Thương phát biểu tại Hội thảo: Những vấn đề được rà soát là những vấn đề chủ yếu trong cam kết của Việt Nam với WTO, do vậy việc rà soát có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực thi cam kết của Việt Nam, hoạt động này gắn liền với đánh giá tác động hệ thống văn bản, điều ước quốc tế đến tình hình phát triển kinh tế xã hội nói chung, kết quả rà soát cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bởi nó đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới.Ngoài ra, một số đại biểu các Bộ, ngành, địa phương cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành, địa phương minh có liên quan đến cam kết với WTO.Nhìn chung, kết quả rà soátvăn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương ban hành có liên quan đến cam kết của Việt Nam với WTO qua cả hai giai đoạn cho thấy việc tiến hành rà soát là cần thiết để đảm bảo thực thi đúng cam kết của Việt Nam với WTO, kết quả rà soát cũng cho thấy cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật hơn nữa khi Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn.Trần Thị Tuý - Vụ Pháp luật quốc tế
Hội thảo phổ biến kết quả rà soát, đối chiếu VBQPPL Việt Nam với các cam kết WTO
20/06/2008
Thực hiện Nghị Quyết số 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới và Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững khi Việt Nam là Thành viên của WTO, Bộ Tư pháp được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện hoạt động rà soát pháp luật Việt Nam với các nghĩa vụ, cam kết của Việt Nam với tư cách là thành viên của WTO.
Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết WTO thuộc Chương trình hỗ trợ kỹ thuật Hậu gia nhập WTO, ngày 20/6/2008 Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo phổ biến kết quả rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Việt Nam với WTO. Đồng thời, Hội thảo cũng tổng kết công tác thực hiện rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết WTO, rút kinh nghiệm và hướng dẫn công tác rà soát văn bản để thực thi cam kết WTO cho các Bộ, ngành và địa phương.
Hội thảo do Thứ trưởng thường trực Hoàng Thế Liên chủ trì, thành phần tham dự là đại diện của các Bộ, ngành và Sở Tư pháp. Mục đích, yêu cầu của rà soát là: rà soát các nội dung cam kết thực hiện theo lộ trình đối chiếu với các văn bản pháp luật hiện hành, đề xuất chương trình sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh để trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn; rà soát các nội dung cam kết sẽ được thực hiện ngay và áp dụng trực tiếp để Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước khi Chính phủ ban hành nghị định hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thực hiện; rà soát để loại bỏ sự chồng chéo, những quy định không phù hợp với cam kết, không bảo đảm tự do kinh doanh.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành có liên quan đến cam kết của Việt Nam với WTO, tại Hội thảo đồng chí Hoàng Phước Hiệp, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế cho biết việc rà soát pháp luật Việt Nam với cam kết WTO được tiến hành từ đầu năm 2007 đến hết năm 2007 và được chia làm hai giai đoạn, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực quan trọng như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, minh bạch, công khai và khiếu kiện hành chính. Giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2007, có 568 văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành có liên quan đến cam kết của Việt nam trong WTO được rà soát, trong đó đó số lượng văn bản cần sửa đổi bổ sung là 46 văn bản, số lượng văn bản đề nghị huỷ bỏ là 9 văn bản, số lượng văn bản đề nghị ban hành mới là 47 văn bản. Giai đoạn 2 bắt đầu từ tháng 07/2007 đến tháng 12/2007, có 432 văn bản, trong đó lượng văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung là 44 văn bản bao gồm 10 Luật, 01 Pháp lệnh, 15 Nghị định, 08 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 06 Thông tư và 04 Quyết định cấp Bộ. Số lượng văn bản kiến nghị ban hành mới là 51 văn bản bao gồm 01 Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 11 Luật, 12 Nghị định, 09 Quyết định/Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 13 Thông tư và 05 Quyết định cấp Bộ. Nhìn chung kết quả Rà soát pháp luật của cả hai giai đoạn cho thấy, nhìn tổng thể, pháp luật Việt Nam đã thống nhất với các cam kết của Việt Nam trong WTO. Kết quả này có được là do chúng ta đã tích cực chủ động điều chỉnh pháp luật từ khi chưa phải là thành viên WTO.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành có liên quan đến cam kết với WTO, việc rà soát được tiến hành trong phạm vi các văn bản quy phạm pháp luật và thủ tục hành chính áp dụng chung được ban hành ở cấp tỉnh. Việc rà soát ở địa phương cũng được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ tháng 4-6/2007 và có 35/64 địa phương được yêu cầu rà soát có báo cáo kết quả bước đầu với 1067 văn bản, trong đó số lượng văn bản cần sửa đổi bổ sung là 60 văn bản, số lượng văn bản đề nghị huỷ bỏ là 21 văn bản, số lượng văn bản đề nghị ban hành mới là 26 văn bản. Giai đoạn 2 được tiến hành từ tháng 7 – 12/2007 và có 25 địa phương có báo cáo với 161 văn bản được rà soát bổ sung, trong đó kiến nghị ban hành mới là 8 văn bản, cần sửa đổi bổ sung là 10 văn bản, số lượng văn bản đề nghị huỷ bỏ là 3 văn bản. Kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành trên một số lĩnh vực như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ... cũng cho thấy các quy định của pháp luật ở địa phương liên quan đến các cam kết WTO của Việt Nam về cơ bản đã thống nhất với các quy định chung của WTO, tuy nhiên cũng còn một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật ở một vài địa phương trong một số lĩnh vực cụ thể chưa hoàn toàn phù hợp với các cam kết WTO.
Đại diện các Bộ, ngành ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Vụ phó Vụ Pháp chế Bộ Công Thương phát biểu tại Hội thảo: Những vấn đề được rà soát là những vấn đề chủ yếu trong cam kết của Việt Nam với WTO, do vậy việc rà soát có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực thi cam kết của Việt Nam, hoạt động này gắn liền với đánh giá tác động hệ thống văn bản, điều ước quốc tế đến tình hình phát triển kinh tế xã hội nói chung, kết quả rà soát cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bởi nó đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới.
Ngoài ra, một số đại biểu các Bộ, ngành, địa phương cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành, địa phương minh có liên quan đến cam kết với WTO.
Nhìn chung, kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương ban hành có liên quan đến cam kết của Việt Nam với WTO qua cả hai giai đoạn cho thấy việc tiến hành rà soát là cần thiết để đảm bảo thực thi đúng cam kết của Việt Nam với WTO, kết quả rà soát cũng cho thấy cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật hơn nữa khi Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn.
Trần Thị Tuý - Vụ Pháp luật quốc tế