Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm làm việc với Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF)Trong khuôn khổ Chương trình Đối thoại Nhà nước pháp quyền với Cộng hòa Liên bang Đức giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Chương trình Đối thoại đã được phê duyệt, sáng ngày 24/6/2024, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã có buổi làm việc với Viện Friedrich Naumann Foundation tại Việt Nam (Viện FNF) để thống nhất về tổ chức hoạt động được phê duyệt trong năm 2024.Tham dự cuộc họp, về phía Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có Cục trưởng Nguyễn Hồng Hải, Trưởng các đơn vị thuộc Cục, một số công chức thuộc Cục tham dự trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu của Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Về phía Viện FNF tại Việt Nam, có bà Vanessa Steinmetz - Giám đốc Viện FNF; ông Phạm Hùng Tiến - Phó Giám đốc Viện FNF và bà Lê Thị Thu Trang - Cán bộ quản lý Viện FNF.
Tại cuộc họp, bà Vanessa Steinmetz và các cán bộ của Viện FNF đã giới thiệu khái quát về Viện FNF, mong muốn trao đổi những thông tin liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản, cụ thể tài sản trí tuệ tại Việt Nam và tại thực tế hoạt động của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm để phục vụ hỗ trợ hiệu quả cho việc triển khai hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thay mặt Cục Đăng ký, ông Nguyễn Hồng Hải giới thiệu khái quát về chức năng, nhiệm vụ của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và của các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục liên quan đến quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công về đăng ký biện pháp bảo đảm; mối liên quan giữa bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đăng ký biện pháp bảo đảm, trong đó có bảo đảm bằng động sản, tài sản trí tuệ với sự phát triển ổn định, lành mạnh của các chuỗi cung ứng vốn cho nền kinh tế có độ mở cao ở Việt Nam, nhu cầu tham khảo kinh nghiệm của Công hòa Liên bang Đức về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, bà Nguyễn Quang Hương Trà - Trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ giới thiệu một số nội dung quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong điều chỉnh về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ - Nội dung liên quan đến hoạt động được phê duyệt do hai bên cùng phối hợp tổ chức trong năm 2024.
Qua trao đổi, hai bên nhận thấy, cơ chế pháp lý phù hợp, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, bền vững, ít rủi ro của các chuỗi cung ứng vốn được bảo đảm thực hiện bằng tài sản trí tuệ nói riêng, cung ứng hàng hóa có liên quan nói chung ở Việt Nam là lĩnh vực Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức cùng có thể trao đổi để học tập kinh nghiệp, tham khảo trong ứng dụng vào thực tiễn bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ; hai bên bước đầu trao đổi những nội dung liên quan chuẩn bị cho việc thực hiện hiệu quả, đúng mục tiêu, nội dung và kế hoạch của hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm 2024.
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm làm việc với Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF)
25/06/2024
Trong khuôn khổ Chương trình Đối thoại Nhà nước pháp quyền với Cộng hòa Liên bang Đức giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Chương trình Đối thoại đã được phê duyệt, sáng ngày 24/6/2024, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã có buổi làm việc với Viện Friedrich Naumann Foundation tại Việt Nam (Viện FNF) để thống nhất về tổ chức hoạt động được phê duyệt trong năm 2024.
Tham dự cuộc họp, về phía Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có Cục trưởng Nguyễn Hồng Hải, Trưởng các đơn vị thuộc Cục, một số công chức thuộc Cục tham dự trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu của Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Về phía Viện FNF tại Việt Nam, có bà Vanessa Steinmetz - Giám đốc Viện FNF; ông Phạm Hùng Tiến - Phó Giám đốc Viện FNF và bà Lê Thị Thu Trang - Cán bộ quản lý Viện FNF.
Tại cuộc họp, bà Vanessa Steinmetz và các cán bộ của Viện FNF đã giới thiệu khái quát về Viện FNF, mong muốn trao đổi những thông tin liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản, cụ thể tài sản trí tuệ tại Việt Nam và tại thực tế hoạt động của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm để phục vụ hỗ trợ hiệu quả cho việc triển khai hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thay mặt Cục Đăng ký, ông Nguyễn Hồng Hải giới thiệu khái quát về chức năng, nhiệm vụ của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và của các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục liên quan đến quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công về đăng ký biện pháp bảo đảm; mối liên quan giữa bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đăng ký biện pháp bảo đảm, trong đó có bảo đảm bằng động sản, tài sản trí tuệ với sự phát triển ổn định, lành mạnh của các chuỗi cung ứng vốn cho nền kinh tế có độ mở cao ở Việt Nam, nhu cầu tham khảo kinh nghiệm của Công hòa Liên bang Đức về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, bà Nguyễn Quang Hương Trà - Trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ giới thiệu một số nội dung quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong điều chỉnh về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ - Nội dung liên quan đến hoạt động được phê duyệt do hai bên cùng phối hợp tổ chức trong năm 2024.
Qua trao đổi, hai bên nhận thấy, cơ chế pháp lý phù hợp, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, bền vững, ít rủi ro của các chuỗi cung ứng vốn được bảo đảm thực hiện bằng tài sản trí tuệ nói riêng, cung ứng hàng hóa có liên quan nói chung ở Việt Nam là lĩnh vực Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức cùng có thể trao đổi để học tập kinh nghiệp, tham khảo trong ứng dụng vào thực tiễn bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ; hai bên bước đầu trao đổi những nội dung liên quan chuẩn bị cho việc thực hiện hiệu quả, đúng mục tiêu, nội dung và kế hoạch của hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm 2024.