Bảo vệ thành công Đề tài khoa học cấp Bộ “Hợp nhất văn VBQPPL ở Việt Nam hiện nay...Chiều ngày 20/10/2022, Bộ Tư pháp đã tổ chức nghiệm thu chính thức đề tài khoa học cấp bộ “Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do NCS. Nguyễn Thị Thu Hòe - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật làm chủ nhiệm, Học viện Tư pháp là Tổ chức chủ trì. GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp - Chủ tịch Hội đồng. Thay mặt Ban chủ nhiệm, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hòe đã báo cáo kết quả và quá trình nghiên cứu Đề tài trong 18 tháng qua với 02 báo cáo, 09 chuyên đề, 02 Hội thảo và thực hiện khảo sát đối với gần 300 đối tượng. Sản phẩm trung tâm là Đề tài nghiên cứu được kết cấu gồm 03 Chương, nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế cả về lý luận và thực tiễn của công tác này đồng thời chỉ rõ nguyên nhân là cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và sử dụng văn bản hợp nhất.
Các thành viên Hội đồng đã ghi nhận quá trình thực hiện công phu, nghiêm túc của Ban chủ nhiệm; đánh giá Đề tài đã hoàn thành tốt mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Phạm vi, nội dung nghiên cứu của Đề tài rất thiết thực. Ban Chủ nhiệm đã phân tích, đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng của hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật trên cả phương diện thể chế và hoạt động thực tiễn; chỉ ra được tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, Ban Chủ nhiệm đã đề xuất nhiều giải pháp hiệu quả, khả thi, giải quyết được những hạn chế, khó khăn đang tồn tại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.
Phát biểu kết luận buổi nghiệm thu, GS.TS Hoàng Thế Liên đánh giá cao giá trị lý luận, giá trị thực tiễn và sự cần thiết của Đề tài, Đề tài có kết cấu chặt chẽ, lô gích, có hướng tiếp cận đúng, đạt được mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Chủ tịch Hội đồng nhất trí với các nhận xét, đánh giá, phản biện của các thành viên Hội đồng và đề nghị Ban Chủ nhiệm tiếp thu đầy đủ các ý kiến phản biện, góp ý, nhận xét của các thành viên Hội đồng, tiếp tục hoàn thiện đề tài ở một số điểm như sau: Thứ nhất, về lý luận, cần tập trung làm rõ hơn về khái niệm hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật dưới góc độ khoa học lý luận gắn với giải pháp nâng cao giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất; tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về các hình thức hợp nhất văn bản và tập trung vào các giải pháp liên quan đến thẩm quyền, quy trình và kỹ thuật hợp nhất. Thứ hai, thực trạng hợp nhất văn bản QPPL cần có sự so sánh, gắn với quá trình xây dựng văn bản sửa đổi, bổ sung; gắn với việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật sau 10 năm triển khai (2013 - 2023). Thứ ba, về các giải pháp nâng cao chất lượng hợp nhất văn bản QPPL, Ban Chủ nhiệm cần tập trung nghiên cứu hoàn thiện thể chế về hợp nhất văn bản, nâng giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất thay thế được văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung, ứng dụng công nghệ thông tin trong hợp nhất văn bản QPPL.
Bảo vệ thành công Đề tài khoa học cấp Bộ “Hợp nhất văn VBQPPL ở Việt Nam hiện nay...
22/10/2022
Chiều ngày 20/10/2022, Bộ Tư pháp đã tổ chức nghiệm thu chính thức đề tài khoa học cấp bộ “Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do NCS. Nguyễn Thị Thu Hòe - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật làm chủ nhiệm, Học viện Tư pháp là Tổ chức chủ trì. GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp - Chủ tịch Hội đồng.
Thay mặt Ban chủ nhiệm, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hòe đã báo cáo kết quả và quá trình nghiên cứu Đề tài trong 18 tháng qua với 02 báo cáo, 09 chuyên đề, 02 Hội thảo và thực hiện khảo sát đối với gần 300 đối tượng. Sản phẩm trung tâm là Đề tài nghiên cứu được kết cấu gồm 03 Chương, nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế cả về lý luận và thực tiễn của công tác này đồng thời chỉ rõ nguyên nhân là cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và sử dụng văn bản hợp nhất.
|
|
Các thành viên Hội đồng đã ghi nhận quá trình thực hiện công phu, nghiêm túc của Ban chủ nhiệm; đánh giá Đề tài đã hoàn thành tốt mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Phạm vi, nội dung nghiên cứu của Đề tài rất thiết thực. Ban Chủ nhiệm đã phân tích, đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng của hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật trên cả phương diện thể chế và hoạt động thực tiễn; chỉ ra được tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, Ban Chủ nhiệm đã đề xuất nhiều giải pháp hiệu quả, khả thi, giải quyết được những hạn chế, khó khăn đang tồn tại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.
|
|
Phát biểu kết luận buổi nghiệm thu, GS.TS Hoàng Thế Liên đánh giá cao giá trị lý luận, giá trị thực tiễn và sự cần thiết của Đề tài, Đề tài có kết cấu chặt chẽ, lô gích, có hướng tiếp cận đúng, đạt được mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Chủ tịch Hội đồng nhất trí với các nhận xét, đánh giá, phản biện của các thành viên Hội đồng và đề nghị Ban Chủ nhiệm tiếp thu đầy đủ các ý kiến phản biện, góp ý, nhận xét của các thành viên Hội đồng, tiếp tục hoàn thiện đề tài ở một số điểm như sau: Thứ nhất, về lý luận, cần tập trung làm rõ hơn về khái niệm hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật dưới góc độ khoa học lý luận gắn với giải pháp nâng cao giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất; tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về các hình thức hợp nhất văn bản và tập trung vào các giải pháp liên quan đến thẩm quyền, quy trình và kỹ thuật hợp nhất. Thứ hai, thực trạng hợp nhất văn bản QPPL cần có sự so sánh, gắn với quá trình xây dựng văn bản sửa đổi, bổ sung; gắn với việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật sau 10 năm triển khai (2013 - 2023). Thứ ba, về các giải pháp nâng cao chất lượng hợp nhất văn bản QPPL, Ban Chủ nhiệm cần tập trung nghiên cứu hoàn thiện thể chế về hợp nhất văn bản, nâng giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất thay thế được văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung, ứng dụng công nghệ thông tin trong hợp nhất văn bản QPPL.