Phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đôNgày 4/10/2022, Bộ Tư pháp đã phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô”. Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội và Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có Ông Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực, Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, và nhi đồng của Quốc hội; đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Văn phòng Quốc hội; đại diện một số đơn vị của các Bộ: Tư pháp; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội và các chuyên gia, nhà khoa học.Phát biểu khai mạc, ông Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, Thành phố luôn xác định, coi trọng phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là trung tâm trong chính sách phát triển bền vững của Hà Nội; công nghiệp văn hóa Thủ đô đã đã có nhiều bước phát triển nhất định. Về giáo dục, Thủ đô luôn dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, về chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn,… Tuy nhiên, việc phát triển văn hóa, giáo dục của Thủ đô còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô hiện nay. Do vậy, Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm trong phát triển văn hóa, giáo dục để giúp xây dựng chính sách, quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi) được khả thi, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong thời gian tới.>
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và bà Nguyễn Lan Anh - Trưởng phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã trình bày 02 Báo cáo về đề xuất chính sách về phát triển văn hóa và giáo dục. Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội đã phối hợp với Tổ công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) triển khai thu thập thông tin, xây dựng báo cáo đánh giá tác động chính sách với các giải pháp được lựa chọn như: (i) Thành phố bố trí tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm để chi đầu tư cho văn hóa, kết hợp với huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội nhằm nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; (ii) khuyến khích người dân, doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa, đầu tư, đầu tư lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Thủ đô; (iii) Thủ đô được quy định chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, tôn vinh đối với nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể; (iv) Thành phố được điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông đối với một số môn học, hoạt động giáo dục để phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô theo hướng tiệm cận nền giáo dục của khu vực và quốc tế; (vi) Thành phố lập một số quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách phục vụ việc phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô.
Hội thảo cũng được nghe 06 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục về các chính sách, giải pháp nhằm: tham vấn cơ chế, chính sách đầu tư cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội; tham vấn việc hình thành quỹ bảo vệ di sản và phát triển văn hóa Thủ đô với mục tiêu bảo vệ di sản, hỗ trợ các hoạt động giáo dục, quảng bá và sáng tạo dưa trên di sản văn hóa; tham vấn chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, chính sách liên quan đến giáo dục phổ thông đang được đề xuất xây dựng Luật Thủ đô sửa đổi,…>
Kết luận Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ VĐCXDPL đánh giá cao ý kiến tham luận tâm huyết, trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học; trong đó có nhiều ý kiến phản biện và đề xuất giải pháp cho các chính sách mang tính xây dựng cao, thiết thực. Qua đây, Bộ Tư pháp sẽ tiếp phục phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội để tổng hợp đầy đủ, nghiên cứu tiếp thu thấu đáo các ý kiến của đại biểu tham gia; đồng thời mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tiếp tục đồng hành cùng Bộ và Ủy ban để chuẩn bị hồ sơ xây dựng đề nghị Luật Thủ đô sửa đổi và chuẩn bị dự thảo Luật sửa đổi theo hướng đảm bảo có các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, xứng đáng vị thế vai trò Thủ đô ngàn năm văn hiến.>Phòng Đánh giá tác động TTHC và Tổng hợp, Vụ VĐCXDPL
Phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô
05/10/2022
Ngày 4/10/2022, Bộ Tư pháp đã phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô”. Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội và Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có Ông Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực, Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, và nhi đồng của Quốc hội; đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Văn phòng Quốc hội; đại diện một số đơn vị của các Bộ: Tư pháp; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội và các chuyên gia, nhà khoa học.
Phát biểu khai mạc, ông Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, Thành phố luôn xác định, coi trọng phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là trung tâm trong chính sách phát triển bền vững của Hà Nội; công nghiệp văn hóa Thủ đô đã đã có nhiều bước phát triển nhất định. Về giáo dục, Thủ đô luôn dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, về chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn,… Tuy nhiên, việc phát triển văn hóa, giáo dục của Thủ đô còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô hiện nay. Do vậy, Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm trong phát triển văn hóa, giáo dục để giúp xây dựng chính sách, quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi) được khả thi, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong thời gian tới.
|
|
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và bà Nguyễn Lan Anh - Trưởng phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã trình bày 02 Báo cáo về đề xuất chính sách về phát triển văn hóa và giáo dục. Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội đã phối hợp với Tổ công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) triển khai thu thập thông tin, xây dựng báo cáo đánh giá tác động chính sách với các giải pháp được lựa chọn như: (i) Thành phố bố trí tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm để chi đầu tư cho văn hóa, kết hợp với huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội nhằm nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; (ii) khuyến khích người dân, doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa, đầu tư, đầu tư lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Thủ đô; (iii) Thủ đô được quy định chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, tôn vinh đối với nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể; (iv) Thành phố được điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông đối với một số môn học, hoạt động giáo dục để phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô theo hướng tiệm cận nền giáo dục của khu vực và quốc tế; (vi) Thành phố lập một số quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách phục vụ việc phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô.
Hội thảo cũng được nghe 06 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục về các chính sách, giải pháp nhằm: tham vấn cơ chế, chính sách đầu tư cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội; tham vấn việc hình thành quỹ bảo vệ di sản và phát triển văn hóa Thủ đô với mục tiêu bảo vệ di sản, hỗ trợ các hoạt động giáo dục, quảng bá và sáng tạo dưa trên di sản văn hóa; tham vấn chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, chính sách liên quan đến giáo dục phổ thông đang được đề xuất xây dựng Luật Thủ đô sửa đổi,…
Kết luận Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ VĐCXDPL đánh giá cao ý kiến tham luận tâm huyết, trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học; trong đó có nhiều ý kiến phản biện và đề xuất giải pháp cho các chính sách mang tính xây dựng cao, thiết thực. Qua đây, Bộ Tư pháp sẽ tiếp phục phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội để tổng hợp đầy đủ, nghiên cứu tiếp thu thấu đáo các ý kiến của đại biểu tham gia; đồng thời mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tiếp tục đồng hành cùng Bộ và Ủy ban để chuẩn bị hồ sơ xây dựng đề nghị Luật Thủ đô sửa đổi và chuẩn bị dự thảo Luật sửa đổi theo hướng đảm bảo có các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, xứng đáng vị thế vai trò Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Phòng Đánh giá tác động TTHC và Tổng hợp, Vụ VĐCXDPL