Nghiệm thu cơ sở Đề tài khoa học cấp bộ “Hợp nhất VBQPPL ở Việt Nam hiện nay..."Sáng ngày 29/8/2022, tại trụ sở Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp đã tổ chức nghiệm thu cơ sở Đề tài khoa học cấp bộ “Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do NCS. Nguyễn Thị Thu Hòe - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp làm chủ nhiệm. Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cơ sở Đề tài có 05 thành viên do PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp làm Chủ tịch. Tại Hội đồng, Chủ nhiệm Đề tài, NCS. Nguyễn Thị Thu Hòe, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài. Theo đó, Đề tài đã phân tích, đánh giá khách quan, đúng thực trạng cũng như đề ra các giải pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Sau hơn 08 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh Hợp nhất, một số quy định trong Pháp lệnh đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định, đặc biệt là vấn đề giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất. Những hạn chế này tồn tại trong cả vấn đề lý luận và thực tiễn hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn.
Đánh giá kết quả đạt được của Đề tài, Hội đồng cho rằng Ban Chủ nhiệm đã thực hiện công phu, nghiêm túc, hoàn thành tốt mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Phạm vi, nội dung nghiên cứu của Đề tài rất thiết thực. Bố cục, kết cấu của Đề tài bảo đảm tính khoa học, trình bày đầy đủ 03 phần chính: Phần mở đầu, nội dung và kết luận. Đề tài có nêu tính cấp thiết, tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, mục tiêu, nội dung, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.
Ban Chủ nhiệm đã phân tích, đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng của công tác hợp nhất văn bản QPPL trên cả phương diện thể chế và phương diện hoạt động thực tiễn; chỉ ra được hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân. Từ đó, Ban Chủ nhiệm đã đề xuất nhiều giải pháp hiệu quả, khả thi, giải quyết được những hạn chế, khó khăn đang tồn tại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hợp nhất văn bản QPPL tại Việt Nam.
Bên cạnh kết quả đạt được, các thành viên Hội đồng cũng có các ý kiến góp ý như: Ban Chủ nhiệm nghiên cứu bổ sung những nội dung được kế thừa từ các công trình khoa học trước đây; bổ sung đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài và làm rõ hơn khái niệm hợp nhất văn bản QPPL…
Trên cơ sở thống nhất ý kiến của các thành viên Hội đồng, kết luận buổi làm việc, PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng, Chủ tịch Hội đồng đã đánh giá cao việc thực hiện Đề tài của Ban Chủ nhiệm, Đề tài đã cơ bản đạt được mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, đề nghị Ban Chủ nhiệm cần nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng để tiếp tục hoàn thiện các nội dung của Đề tài, làm cơ sở cho việc ứng dụng những kết quả nghiên cứu trong thực tiễn thực hiện hoạt động hợp nhất văn bản và hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này./.
Nghiệm thu cơ sở Đề tài khoa học cấp bộ “Hợp nhất VBQPPL ở Việt Nam hiện nay..."
31/08/2022
Sáng ngày 29/8/2022, tại trụ sở Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp đã tổ chức nghiệm thu cơ sở Đề tài khoa học cấp bộ “Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do NCS. Nguyễn Thị Thu Hòe - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp làm chủ nhiệm. Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cơ sở Đề tài có 05 thành viên do PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp làm Chủ tịch.
Tại Hội đồng, Chủ nhiệm Đề tài, NCS. Nguyễn Thị Thu Hòe, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài. Theo đó, Đề tài đã phân tích, đánh giá khách quan, đúng thực trạng cũng như đề ra các giải pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Sau hơn 08 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh Hợp nhất
, một số quy định trong Pháp lệnh
đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định, đặc biệt là vấn đề giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất. Những hạn chế này tồn tại trong cả vấn đề lý luận và thực tiễn hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn.
Đánh giá kết quả đạt được của Đề tài, Hội đồng cho rằng Ban Chủ nhiệm đã thực hiện công phu, nghiêm túc, hoàn thành tốt mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Phạm vi, nội dung nghiên cứu của Đề tài rất thiết thực. Bố cục, kết cấu của Đề tài bảo đảm tính khoa học, trình bày đầy đủ 03 phần chính: Phần mở đầu, nội dung và kết luận. Đề tài có nêu tính cấp thiết, tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, mục tiêu, nội dung, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.
Ban Chủ nhiệm đã phân tích, đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng của công tác hợp nhất văn bản QPPL trên cả phương diện thể chế và phương diện hoạt động thực tiễn; chỉ ra được hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân. Từ đó, Ban Chủ nhiệm đã đề xuất nhiều giải pháp hiệu quả, khả thi, giải quyết được những hạn chế, khó khăn đang tồn tại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hợp nhất văn bản QPPL tại Việt Nam.
Bên cạnh kết quả đạt được, các thành viên Hội đồng cũng có các ý kiến góp ý như: Ban Chủ nhiệm nghiên cứu bổ sung những nội dung được kế thừa từ các công trình khoa học trước đây; bổ sung đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài và làm rõ hơn khái niệm hợp nhất văn bản QPPL…
Trên cơ sở thống nhất ý kiến của các thành viên Hội đồng, kết luận buổi làm việc, PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng, Chủ tịch Hội đồng đã đánh giá cao việc thực hiện Đề tài của Ban Chủ nhiệm, Đề tài đã cơ bản đạt được mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, đề nghị Ban Chủ nhiệm cần nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng để tiếp tục hoàn thiện các nội dung của Đề tài, làm cơ sở cho việc ứng dụng những kết quả nghiên cứu trong thực tiễn thực hiện hoạt động hợp nhất văn bản và hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này./.