Tham gia Tọa đàm góp ý dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm tại tỉnh Ninh BìnhNgày 07 tháng 4 năm 2022, tại tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở được hỗ trợ bởi Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Văn phòng Chính phủ tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm. Phía cơ quan soạn thảo có sự tham gia của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định.Tham dự Tọa đàm, về phía Văn phòng Chính phủ có bà Phạm Thúy Hạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ; ông Phạm Tuấn Ngọc Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao địch bảo đảm, Phó trưởng Ban soạn thảo xây dựng Nghị định cùng nhóm thường trực Tổ biên tập thuộc Cục Đăng ký quốc gia dịch bảo đảm; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự); đại diện các Bộ, cơ quan liên quan (Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban chứng khoán nhà nước); đại diện các tổ chức là đối tượng chịu tác động trực tiếp quy định của Nghị định (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, một số tổ chức tín dụng, tổ chức hành nghề công chứng, Văn phòng Đăng ký đất đai); đại diện IFC thuộc Worldbank và một số chuyên gia.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, bà Phạm Thúy Hạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ bày tỏ mong muốn các đại diện đến từ các cơ quan thuộc Bộ Tư pháp, các chuyên gia, những người hoạt động thực tiễn liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định tích cực góp ý trực tiếp vào nội dung dự thảo Nghị định để cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục hoàn thiện các quy định của dự thảo Nghị định, đồng thời để Văn phòng Chính phủ nắm bắt, có cơ sở để xem xét khi thực hiện việc trình Chính phủ sớm ban hành Nghị định để mang lại hiệu quả cao cho xã hội trong quá trình triển khai, thực hiện. Bên cạnh đó, bà Phạm Thúy Hạnh cũng đánh giá cao sự phối hợp của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời gian qua đã phối hợp chủ động, tích cực với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng dự thảo Nghị định.
Mở đầu Tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Tổ trưởng Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định giới thiệu một số nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định và một số tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, ý kiến của các cơ quan, tổ chức cá nhân. Bên cạnh đó, Tọa đàm được nghe bà Phạm Thị Thịnh (Phó Cục trưởng Cục Đăng ký đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường), bà Vũ Ngọc Lan (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng nhà nước Việt Nam), ông Tuấn Đạo Thanh (Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam), bà Lê Thị Hoàng Thành (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp) và bà Nguyễn Thị Phương (Giám đốc Ban Pháp chế Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) đã có tham luận trực tiếp vào nội dung cụ thể trong dự thảo Nghị định.
Tại Tọa đàm, các ý kiến cơ bản đánh giá dự thảo Nghị định đã được xây dựng công phu, theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đã có được lấy ý kiến rộng rãi từ các Bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị soạn thảo đã thực sự cầu thị, dự thảo Nghị định đã giải quyết được nhiều vấn đề thực tiễn và khắc phục được cơ bản bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm. Bên cạnh đó, các đại biểu, các chuyên gia đã có một số ý kiến góp ý trực tiếp vào dự thảo Nghị định để hoàn thiện hơn. Đại diện Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã tham gia trao đổi, cùng làm rõ những vấn đề có thể tiếp thu, những vấn đề giải trình.
Phát biểu bế mạc Tọa đàm, bà Phạm Thúy Hạnh thay mặt Văn phòng Chính phủ và ông Phạm Tuấn Ngọc thay mặt Cục Đăng ký quốc gia giao địch bảo đảm đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến sự hiện diện và tham gia phát biểu ý kiến của các đại biểu; đồng thời ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Tọa đàm và hy vọng, trên cơ sở kết quả của Tọa đàm, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm sẽ kịp thời rà soát, có sự chỉnh lý phù hợp dự thảo Nghị định, đảm bảo chất lượng, hiệu quả trước khi báo cáo Lãnh đạo Bộ Tư pháp về việc trình Chính phủ dự thảo Nghị định.
Tham gia Tọa đàm góp ý dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm tại tỉnh Ninh Bình
08/04/2022
Ngày 07 tháng 4 năm 2022, tại tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở được hỗ trợ bởi Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Văn phòng Chính phủ tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm. Phía cơ quan soạn thảo có sự tham gia của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định.
Tham dự Tọa đàm, về phía Văn phòng Chính phủ có bà Phạm Thúy Hạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ; ông Phạm Tuấn Ngọc Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao địch bảo đảm, Phó trưởng Ban soạn thảo xây dựng Nghị định cùng nhóm thường trực Tổ biên tập thuộc Cục Đăng ký quốc gia dịch bảo đảm; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự); đại diện các Bộ, cơ quan liên quan (Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban chứng khoán nhà nước); đại diện các tổ chức là đối tượng chịu tác động trực tiếp quy định của Nghị định (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, một số tổ chức tín dụng, tổ chức hành nghề công chứng, Văn phòng Đăng ký đất đai); đại diện IFC thuộc Worldbank và một số chuyên gia.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, bà Phạm Thúy Hạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ bày tỏ mong muốn các đại diện đến từ các cơ quan thuộc Bộ Tư pháp, các chuyên gia, những người hoạt động thực tiễn liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định tích cực góp ý trực tiếp vào nội dung dự thảo Nghị định để cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục hoàn thiện các quy định của dự thảo Nghị định, đồng thời để Văn phòng Chính phủ nắm bắt, có cơ sở để xem xét khi thực hiện việc trình Chính phủ sớm ban hành Nghị định để mang lại hiệu quả cao cho xã hội trong quá trình triển khai, thực hiện. Bên cạnh đó, bà Phạm Thúy Hạnh cũng đánh giá cao sự phối hợp của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời gian qua đã phối hợp chủ động, tích cực với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng dự thảo Nghị định.
Mở đầu Tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Tổ trưởng Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định giới thiệu một số nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định và một số tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, ý kiến của các cơ quan, tổ chức cá nhân. Bên cạnh đó, Tọa đàm được nghe bà Phạm Thị Thịnh (Phó Cục trưởng Cục Đăng ký đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường), bà Vũ Ngọc Lan (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng nhà nước Việt Nam), ông Tuấn Đạo Thanh (Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam), bà Lê Thị Hoàng Thành (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp) và bà Nguyễn Thị Phương (Giám đốc Ban Pháp chế Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) đã có tham luận trực tiếp vào nội dung cụ thể trong dự thảo Nghị định.
Tại Tọa đàm, các ý kiến cơ bản đánh giá dự thảo Nghị định đã được xây dựng công phu, theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đã có được lấy ý kiến rộng rãi từ các Bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị soạn thảo đã thực sự cầu thị, dự thảo Nghị định đã giải quyết được nhiều vấn đề thực tiễn và khắc phục được cơ bản bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm. Bên cạnh đó, các đại biểu, các chuyên gia đã có một số ý kiến góp ý trực tiếp vào dự thảo Nghị định để hoàn thiện hơn. Đại diện Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã tham gia trao đổi, cùng làm rõ những vấn đề có thể tiếp thu, những vấn đề giải trình.
Phát biểu bế mạc Tọa đàm, bà Phạm Thúy Hạnh thay mặt Văn phòng Chính phủ và ông Phạm Tuấn Ngọc thay mặt Cục Đăng ký quốc gia giao địch bảo đảm đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến sự hiện diện và tham gia phát biểu ý kiến của các đại biểu; đồng thời ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Tọa đàm và hy vọng, trên cơ sở kết quả của Tọa đàm, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm sẽ kịp thời rà soát, có sự chỉnh lý phù hợp dự thảo Nghị định, đảm bảo chất lượng, hiệu quả trước khi báo cáo Lãnh đạo Bộ Tư pháp về việc trình Chính phủ dự thảo Nghị định.