Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL: “Quyết tâm hoàn thành Bộ pháp điển trong năm 2022”Thực hiện Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (QPPL) năm 2012, đến thời điểm hiện nay, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng khích lệ trong công tác xây dựng Bộ pháp điển. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp về công tác này.Được biết, lộ trình xây dựng Bộ pháp điển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 10 năm (2014 - 2023), xin Ông cho biết về tiến độ xây dựng Bộ pháp điển tính đến thời điểm hiện nay và dự kiến khi nào Bộ pháp điển được hoàn thành?
Ông Hồ Quang Huy:
Theo Đề án xây dựng Bộ pháp điển, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp và các bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện Bộ pháp điển gồm 271 đề mục thuộc 45 chủ đề trong giai đoạn 10 năm (2014 - 2023). Đến nay, 219/271 đề mục đã hoàn thành và được Chính phủ thông qua, đưa vào khai thác, sử dụng (đạt hơn 80% khối lượng Bộ pháp điển), còn 52 đề mục hiện đang được các bộ, ngành gấp rút thực hiện. Thời gian qua, bên cạnh việc xây dựng Bộ pháp điển, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành thường xuyên theo dõi, cập nhật nội dung các đề mục đã được đưa vào khai thác (khi có thay đổi) để bảo đảm Bộ pháp điển luôn phản ánh chính xác, kịp thời những “biến đổi” của hệ thống pháp luật. Các đề mục sau khi được Chính phủ thông qua đã kịp thời được đăng trên Bộ pháp điển và được tổ chức khai thác, sử dụng miễn phí trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn). Đây là Cổng thông tin điện tử chính thức đăng tải Bộ pháp điển, do Nhà nước giữ bản quyền và Bộ Tư pháp là cơ quan được giao thống nhất quản lý, duy trì hoạt động. Với tiến độ như hiện nay, việc xây dựng và hoàn thành Bộ pháp điển có thể “về đích sớm” trước 01 năm so với lộ trình đã đặt ra. Theo đó, chúng tôi đặt quyết tâm cùng với các bộ, ngành liên quan tập trung cao độ để hoàn thành Bộ pháp điển trong năm 2022.
-Từ góc độ quản lý, Ông đánh giá như thế nào về giá trị của Bộ pháp điển và hoạt động pháp điển?
Ông Hồ Quang Huy:
Về nội dung, Bộ pháp điển đã “phản ánh” đầy đủ, trung thực các quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương đang còn hiệu lực, không làm thay đổi nội dung của các quy phạm này, hơn nữa đây là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, do các bộ, ngành xây dựng và Chính phủ thông qua kết quả pháp điển. Vì vậy, người sử dụng khi tra cứu, áp dụng hoàn toàn yên tâm về nội dung, hiệu lực của các quy định trong Bộ pháp điển.
Về hình thức, đây là Bộ pháp điển điện tử, được đăng tải công khai để mọi cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận, tra cứu. Do đó, Bộ pháp điển mang lại cho người sử dụng một cách tiếp cận theo hướng hoàn toàn khác, không theo văn bản riêng lẻ, mà theo lĩnh vực, theo nhóm quan hệ xã hội, theo nhóm vấn đề. Đây là cách tiếp cận lấy người sử dụng làm trung tâm, cách tra cứu quy định pháp luật sẽ đi từ nhu cầu tìm kiếm của người sử dụng. Quá trình xây dựng Bộ pháp điển là quá trình cấu trúc lại hệ thống pháp luật, sắp xếp các quy định trong hệ thống (không giới hạn theo văn bản), hướng đến sự lôgic, khoa học, thuận tiện khi đánh giá từ góc độ tra cứu văn bản pháp luật.
Khi thực hiện pháp điển 219/271 đề mục, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát được gần 07 nghìn văn bản trên tổng số khoảng gần 09 nghìn văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, góp phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, đồng thời qua đó cũng đã nhận diện, phát hiện được những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp hoặc hết hiệu lực để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Chính vì vậy, có thể khẳng định, hoạt động pháp điển một mặt giúp hệ thống hóa quy phạm pháp luật được đầy đủ về số lượng, bảo đảm về hiệu lực, nội dung, với cách tiếp cận, tra cứu thuận tiện, khoa học, lôgic, mặt khác đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, giúp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, hạn chế rủi ro pháp lý và giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật.
-Ông đánh giá như thế nào về sự đón nhận của xã hội đối với Bộ pháp điển và dự kiến thời gian tới sẽ có những giải pháp nào để có thể phát huy hơn nữa vai trò, giá trị của Bộ pháp điển trong đời sống xã hội?
Ông Hồ Quang Huy :
Qua theo dõi cho thấy, Bộ pháp điển đã bước đầu được xã hội đón nhận, khai thác và sử dụng. Đặc biệt, giới luật sư, doanh nghiệp, giới nghiên cứu, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan quản lý nhà nước đã từng bước chuyển từ thói quen khai thác, sử dụng văn bản QPPL riêng lẻ sang khai thác, sử dụng Bộ pháp điển và coi Bộ pháp điển là một trong những công cụ hữu hiệu, dễ dàng hỗ trợ giải quyết công việc. Theo số liệu thống kê trên Cổng thông tin điện tử pháp điển, tính đến ngày 08/3/2022 đã có hơn 7 triệu lượt truy cập Bộ pháp điển.
Trong thời gian tới, cùng với việc tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Bộ pháp điển, Cục Kiểm tra văn bản QPPL sẽ tham mưu với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng Bộ pháp điển thông qua một số hoạt động cụ thể như: Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, giới thiệu Bộ pháp điển; tổ chức các Hội thảo, Tọa đàm nâng cao kỹ năng khai thác, sử dụng Bộ pháp điển; phối hợp với các tổ chức quốc tế (Tham chính viện Cộng hòa Pháp, EU JULE…) xây dựng tài liệu truyền thông, tài liệu tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, chuyên gia về cách thức sử dụng, hoàn thiện Bộ pháp điển… Đồng thời, Cục Kiểm tra văn bản QPPL sẽ tham mưu tổ chức các hoạt động khảo sát, tổng hợp ý kiến đánh giá, góp ý từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội, cũng như tiến hành tổng kết việc triển khai thực hiện Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, triển khai các giải pháp đồng bộ, toàn diện trong giai đoạn tới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của Bộ pháp điển, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện thể chế trong công tác pháp điển, qua đó phát huy tốt nhất vai trò, giá trị của Bộ pháp điển trong thực tiễn đời sống xã hội, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
-Xin trân trọng cảm ơn Ông và xin chúc Cục KTVB QPPL tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong thời gian tới./.
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL: “Quyết tâm hoàn thành Bộ pháp điển trong năm 2022”
09/03/2022
Thực hiện Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (QPPL) năm 2012, đến thời điểm hiện nay, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng khích lệ trong công tác xây dựng Bộ pháp điển. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp về công tác này.
- Được biết, lộ trình xây dựng Bộ pháp điển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 10 năm (2014 - 2023), xin Ông cho biết về tiến độ xây dựng Bộ pháp điển tính đến thời điểm hiện nay và dự kiến khi nào Bộ pháp điển được hoàn thành?
Ông Hồ Quang Huy:
Theo Đề án xây dựng Bộ pháp điển, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp và các bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện Bộ pháp điển gồm 271 đề mục thuộc 45 chủ đề trong giai đoạn 10 năm (2014 - 2023). Đến nay, 219/271 đề mục đã hoàn thành và được Chính phủ thông qua, đưa vào khai thác, sử dụng (đạt hơn 80% khối lượng Bộ pháp điển), còn 52 đề mục hiện đang được các bộ, ngành gấp rút thực hiện. Thời gian qua, bên cạnh việc xây dựng Bộ pháp điển, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành thường xuyên theo dõi, cập nhật nội dung các đề mục đã được đưa vào khai thác (khi có thay đổi) để bảo đảm Bộ pháp điển luôn phản ánh chính xác, kịp thời những “biến đổi” của hệ thống pháp luật. Các đề mục sau khi được Chính phủ thông qua đã kịp thời được đăng trên Bộ pháp điển và được tổ chức khai thác, sử dụng miễn phí trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn). Đây là Cổng thông tin điện tử chính thức đăng tải Bộ pháp điển, do Nhà nước giữ bản quyền và Bộ Tư pháp là cơ quan được giao thống nhất quản lý, duy trì hoạt động. Với tiến độ như hiện nay, việc xây dựng và hoàn thành Bộ pháp điển có thể “về đích sớm” trước 01 năm so với lộ trình đã đặt ra. Theo đó, chúng tôi đặt quyết tâm cùng với các bộ, ngành liên quan tập trung cao độ để hoàn thành Bộ pháp điển trong năm 2022.
-Từ góc độ quản lý, Ông đánh giá như thế nào về giá trị của Bộ pháp điển và hoạt động pháp điển?
Ông Hồ Quang Huy:
Về nội dung, Bộ pháp điển đã “phản ánh” đầy đủ, trung thực các quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương đang còn hiệu lực, không làm thay đổi nội dung của các quy phạm này, hơn nữa đây là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, do các bộ, ngành xây dựng và Chính phủ thông qua kết quả pháp điển. Vì vậy, người sử dụng khi tra cứu, áp dụng hoàn toàn yên tâm về nội dung, hiệu lực của các quy định trong Bộ pháp điển.
Về hình thức, đây là Bộ pháp điển điện tử, được đăng tải công khai để mọi cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận, tra cứu. Do đó, Bộ pháp điển mang lại cho người sử dụng một cách tiếp cận theo hướng hoàn toàn khác, không theo văn bản riêng lẻ, mà theo lĩnh vực, theo nhóm quan hệ xã hội, theo nhóm vấn đề. Đây là cách tiếp cận lấy người sử dụng làm trung tâm, cách tra cứu quy định pháp luật sẽ đi từ nhu cầu tìm kiếm của người sử dụng. Quá trình xây dựng Bộ pháp điển là quá trình cấu trúc lại hệ thống pháp luật, sắp xếp các quy định trong hệ thống (không giới hạn theo văn bản), hướng đến sự lôgic, khoa học, thuận tiện khi đánh giá từ góc độ tra cứu văn bản pháp luật.
Khi thực hiện pháp điển 219/271 đề mục, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát được gần 07 nghìn văn bản trên tổng số khoảng gần 09 nghìn văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, góp phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, đồng thời qua đó cũng đã nhận diện, phát hiện được những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp hoặc hết hiệu lực để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Chính vì vậy, có thể khẳng định, hoạt động pháp điển một mặt giúp hệ thống hóa quy phạm pháp luật được đầy đủ về số lượng, bảo đảm về hiệu lực, nội dung, với cách tiếp cận, tra cứu thuận tiện, khoa học, lôgic, mặt khác đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, giúp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, hạn chế rủi ro pháp lý và giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật.
-Ông đánh giá như thế nào về sự đón nhận của xã hội đối với Bộ pháp điển và dự kiến thời gian tới sẽ có những giải pháp nào để có thể phát huy hơn nữa vai trò, giá trị của Bộ pháp điển trong đời sống xã hội?
Ông Hồ Quang Huy :
Qua theo dõi cho thấy, Bộ pháp điển đã bước đầu được xã hội đón nhận, khai thác và sử dụng. Đặc biệt, giới luật sư, doanh nghiệp, giới nghiên cứu, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan quản lý nhà nước đã từng bước chuyển từ thói quen khai thác, sử dụng văn bản QPPL riêng lẻ sang khai thác, sử dụng Bộ pháp điển và coi Bộ pháp điển là một trong những công cụ hữu hiệu, dễ dàng hỗ trợ giải quyết công việc. Theo số liệu thống kê trên Cổng thông tin điện tử pháp điển, tính đến ngày 08/3/2022 đã có hơn 7 triệu lượt truy cập Bộ pháp điển.
Trong thời gian tới, cùng với việc tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Bộ pháp điển, Cục Kiểm tra văn bản QPPL sẽ tham mưu với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng Bộ pháp điển thông qua một số hoạt động cụ thể như: Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, giới thiệu Bộ pháp điển; tổ chức các Hội thảo, Tọa đàm nâng cao kỹ năng khai thác, sử dụng Bộ pháp điển; phối hợp với các tổ chức quốc tế (Tham chính viện Cộng hòa Pháp, EU JULE…) xây dựng tài liệu truyền thông, tài liệu tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, chuyên gia về cách thức sử dụng, hoàn thiện Bộ pháp điển… Đồng thời, Cục Kiểm tra văn bản QPPL sẽ tham mưu tổ chức các hoạt động khảo sát, tổng hợp ý kiến đánh giá, góp ý từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội, cũng như tiến hành tổng kết việc triển khai thực hiện Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, triển khai các giải pháp đồng bộ, toàn diện trong giai đoạn tới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của Bộ pháp điển, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện thể chế trong công tác pháp điển, qua đó phát huy tốt nhất vai trò, giá trị của Bộ pháp điển trong thực tiễn đời sống xã hội, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
-Xin trân trọng cảm ơn Ông và xin chúc Cục KTVB QPPL tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong thời gian tới./.