Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻNgày 04 – 05/11/2021, Bộ Tư pháp (được sự hỗ trợ của Tổ chức Hanns Seidel Foundation, CHLB Đức) đã tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện các quy định pháp luật dân sự về giao dịch, hợp đồng, sở hữu, quyền tài sản và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ”. Hội thảo do bà Nguyễn Chi Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp và ông Michael Siegner, Trưởng đại diện tổ chức HSF tại Việt Nam chủ trì.Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu ASEAN Resort, Hà Nội với sự tham dự của đại diện một số Bộ, ngành, Hiệp hội, tổ chức chính trị - xã hội, các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, như: Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội... Đồng thời, Hội thảo có sự tham dự đông đảo thông qua hình thức trực tuyến của các đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, các trường đại học, viện nghiên cứu… và các diễn giả là các chuyên gia của CHLB Đức.
Ngày thứ nhất của Hội thảo (04/11/2021), các đại biểu được nghe bà Đinh Thị Chiến, giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; ông Trần Anh Huy – Phó Chủ tịch thường trực Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hà Nội; ông Cao Xuân Quảng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương; ông Jonas Pentzien - Nghiên cứu viên cao cấp, Viện nghiên cứu kinh tế sinh thái học, Berlin; ông Malthe Munkoe - Chuyên gia tư vấn, BusinessEurope trình bày các bài tham luận về pháp luật về hợp đồng lao động trong bối cảnh sự phát triển của các mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam; pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ; pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh sự phát triển của các mô hình kinh tế chia sẻ; xác định phạm vi của kinh tế nền tảng, các khía cạnh về định nghĩa và quản lý; khung pháp lý của một số quốc gia về hợp đồng, cơ chế giải quyết tranh chấp và quan hệ pháp lý giữa các bên liên quan trong mô hình kinh tế chia sẻ. Sau khi nghe các bài tham luận, các đại biểu trao đổi rất sôi nổi về một số vấn đề liên quan như: quan hệ giữa các tài xế xe công nghệ và công ty nền tảng có phải là quan hệ lao động hay không, việc bảo vệ quyền lợi cũng như đảm bảo về việc làm, thu nhập, an toàn lao động và các chế độ an sinh xã hội của các tài xế xe công nghệ; các thách thức chủ yếu của việc quản lý kinh tế nền tảng...
Ngày thứ hai của Hội thảo (05/11/2021), các đại biểu tiếp tục được nghe các chuyên gia trình bày tham luận: bao gồm bà Lưu Hương Ly, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp; ông Nguyễn Hoa Cương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Đỗ Giang Nam – giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Malthe Munkoe – Chuyên gia tư vấn, BusinessEurope trình bày các vấn đề về quyền sở hữu đối với dữ liệu người dùng tạo ra trong nền kinh tế chia sẻ; pháp luật về đầu tư kinh doanh nhằm quản lý các mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam; pháp luật Việt Nam về trách nhiệm dân sự của các nền tảng số trong mô hình kinh tế chia sẻ; nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các nền tảng trong mô hình kinh tế chia sẻ tại châu Âu; quyền sở hữu đối với dữ liệu trong bối cảnh kinh tế chia sẻ tại châu Âu. Tại buổi Hội thảo, các đại biểu cũng đã tập trung trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc sở hữu, bảo vệ, quản lý dữ liệu cá nhân; vấn đề trách nhiệm của các nền tảng; vấn đề cạnh tranh, chống độc quyền trong nền kinh tế số; pháp luật về quyền yêu cầu dịch chuyển dữ liệu và việc thực thi quyền này trên thực tế tại CHLB Đức nói riêng và Châu Âu nói chung...
Kết thúc 02 ngày Hội thảo, bà Nguyễn Chi Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Tổ chức Hanns Seidel Foundation (HSF), CHLB Đức và sự tham dự của các chuyên gia, các đại biểu và hi vọng rằng Tổ chức HSF cũng như các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức sẽ tiếp tục đồng hành cùng với Bộ Tư pháp để tiếp tục hoàn thiện khung chính sách pháp luật về giao dịch, hợp đồng, sở hữu, quyền tài sản và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ.
Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ
08/11/2021
Ngày 04 – 05/11/2021, Bộ Tư pháp (được sự hỗ trợ của Tổ chức Hanns Seidel Foundation, CHLB Đức) đã tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện các quy định pháp luật dân sự về giao dịch, hợp đồng, sở hữu, quyền tài sản và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ”. Hội thảo do bà Nguyễn Chi Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp và ông Michael Siegner, Trưởng đại diện tổ chức HSF tại Việt Nam chủ trì.
Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu ASEAN Resort, Hà Nội với sự tham dự của đại diện một số Bộ, ngành, Hiệp hội, tổ chức chính trị - xã hội, các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, như: Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội... Đồng thời, Hội thảo có sự tham dự đông đảo thông qua hình thức trực tuyến của các đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, các trường đại học, viện nghiên cứu… và các diễn giả là các chuyên gia của CHLB Đức.
Ngày thứ nhất của Hội thảo (04/11/2021), các đại biểu được nghe bà Đinh Thị Chiến, giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; ông Trần Anh Huy – Phó Chủ tịch thường trực Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hà Nội; ông Cao Xuân Quảng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương; ông Jonas Pentzien - Nghiên cứu viên cao cấp, Viện nghiên cứu kinh tế sinh thái học, Berlin; ông Malthe Munkoe - Chuyên gia tư vấn, BusinessEurope trình bày các bài tham luận về pháp luật về hợp đồng lao động trong bối cảnh sự phát triển của các mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam; pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ; pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh sự phát triển của các mô hình kinh tế chia sẻ; xác định phạm vi của kinh tế nền tảng, các khía cạnh về định nghĩa và quản lý; khung pháp lý của một số quốc gia về hợp đồng, cơ chế giải quyết tranh chấp và quan hệ pháp lý giữa các bên liên quan trong mô hình kinh tế chia sẻ. Sau khi nghe các bài tham luận, các đại biểu trao đổi rất sôi nổi về một số vấn đề liên quan như: quan hệ giữa các tài xế xe công nghệ và công ty nền tảng có phải là quan hệ lao động hay không, việc bảo vệ quyền lợi cũng như đảm bảo về việc làm, thu nhập, an toàn lao động và các chế độ an sinh xã hội của các tài xế xe công nghệ; các thách thức chủ yếu của việc quản lý kinh tế nền tảng...
Ngày thứ hai của Hội thảo (05/11/2021), các đại biểu tiếp tục được nghe các chuyên gia trình bày tham luận: bao gồm bà Lưu Hương Ly, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp; ông Nguyễn Hoa Cương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Đỗ Giang Nam – giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Malthe Munkoe – Chuyên gia tư vấn, BusinessEurope trình bày các vấn đề về quyền sở hữu đối với dữ liệu người dùng tạo ra trong nền kinh tế chia sẻ; pháp luật về đầu tư kinh doanh nhằm quản lý các mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam; pháp luật Việt Nam về trách nhiệm dân sự của các nền tảng số trong mô hình kinh tế chia sẻ; nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các nền tảng trong mô hình kinh tế chia sẻ tại châu Âu; quyền sở hữu đối với dữ liệu trong bối cảnh kinh tế chia sẻ tại châu Âu. Tại buổi Hội thảo, các đại biểu cũng đã tập trung trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc sở hữu, bảo vệ, quản lý dữ liệu cá nhân; vấn đề trách nhiệm của các nền tảng; vấn đề cạnh tranh, chống độc quyền trong nền kinh tế số; pháp luật về quyền yêu cầu dịch chuyển dữ liệu và việc thực thi quyền này trên thực tế tại CHLB Đức nói riêng và Châu Âu nói chung...
Kết thúc 02 ngày Hội thảo, bà Nguyễn Chi Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Tổ chức Hanns Seidel Foundation (HSF), CHLB Đức và sự tham dự của các chuyên gia, các đại biểu và hi vọng rằng Tổ chức HSF cũng như các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức sẽ tiếp tục đồng hành cùng với Bộ Tư pháp để tiếp tục hoàn thiện khung chính sách pháp luật về giao dịch, hợp đồng, sở hữu, quyền tài sản và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ.