Thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CPNgày 12/7/2021, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Cuộc họp có sự tham gia của đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với vai trò cơ quan chủ trì soạn thảo, đại diện của Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Ông Nguyễn Thanh Tú – Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp chủ trì cuộc họp.Thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16/8/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Qua 01 năm thực hiện cho thấy các nội dung thí điểm đã bước đầu tạo những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, thời gian thí điểm ngắn, lại trong bối cảnh đại dịch COVID-19 nên đánh giá hiệu quả thí điểm chưa được thấu đáo. Ngoài ra, do cơ chế tiền lương mới phải lùi sang thực hiện từ tháng 7/2022, khoảng trống áp dụng từ năm 2021 cho đến khi thực hiện cơ chế tiền lương mới dẫn đến phát sinh nhiều bất cập, gây xáo trộn trong chính sách tiền lương của doanh nghiệp thực hiện thí điểm. Do đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP để kéo dài thời gian thực hiện thí điểm và sửa đổi, bổ sung những bất cập đặt ra.
Dự thảo Nghị định được xây dựng bao gồm 03 Điều, nội dung chủ yếu nhằm kéo dài thời gian thực hiện thí điểm Nghị định số 20/2020/NĐ-CP; việc trích lập quỹ dự phòng tiền lương cho năm sau không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện như quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước; và bổ sung quy định về xác định tiền lương đối với người lao động và người quản lý khi thực hiện Nghị định số 20/2020/NĐ-CP khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan (tác động bởi dịch COVID-19) đến năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp.
Các thành viên Hội đồng thẩm định đã tập trung trao đổi, thảo luận về các nội dung của dự thảo Nghị định. Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Thanh Tú đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ.>N.D
Thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP
13/07/2021
Ngày 12/7/2021, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Cuộc họp có sự tham gia của đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với vai trò cơ quan chủ trì soạn thảo, đại diện của Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Ông Nguyễn Thanh Tú – Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp chủ trì cuộc họp.
Thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16/8/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Qua 01 năm thực hiện cho thấy các nội dung thí điểm đã bước đầu tạo những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, thời gian thí điểm ngắn, lại trong bối cảnh đại dịch COVID-19 nên đánh giá hiệu quả thí điểm chưa được thấu đáo. Ngoài ra, do cơ chế tiền lương mới phải lùi sang thực hiện từ tháng 7/2022, khoảng trống áp dụng từ năm 2021 cho đến khi thực hiện cơ chế tiền lương mới dẫn đến phát sinh nhiều bất cập, gây xáo trộn trong chính sách tiền lương của doanh nghiệp thực hiện thí điểm. Do đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP để kéo dài thời gian thực hiện thí điểm và sửa đổi, bổ sung những bất cập đặt ra.
Dự thảo Nghị định được xây dựng bao gồm 03 Điều, nội dung chủ yếu nhằm kéo dài thời gian thực hiện thí điểm Nghị định số 20/2020/NĐ-CP; việc trích lập quỹ dự phòng tiền lương cho năm sau không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện như quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước; và bổ sung quy định về xác định tiền lương đối với người lao động và người quản lý khi thực hiện Nghị định số 20/2020/NĐ-CP khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan (tác động bởi dịch COVID-19) đến năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp.
Các thành viên Hội đồng thẩm định đã tập trung trao đổi, thảo luận về các nội dung của dự thảo Nghị định. Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Thanh Tú đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ.
N.D