Chặng đường 75 năm Ngành Tư pháp Việt Nam và những đóng góp của Viện Khoa học pháp lýCách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, trong 12 Bộ của Chính phủ lâm thời có Bộ Tư pháp. Trải qua chặng đường 75 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Tư pháp luôn làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vững vàng gánh vác trọng trách về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, đóng góp trực tiếp vào những chiến thắng vĩ đại của đất nước trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế thời kỳ Đổi mới.Bộ, Ngành đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trực tiếp tham mưu cho Đảng và Nhà nước tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ các nút thắt về thể chế trong phát triển, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, cải cách tư pháp, xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hội nhập. Công việc của Bộ, Ngành đã góp phần đặc biệt quan trọng vào việc kiến tạo và duy trì các thành quả phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước. Trong những thành tựu to lớn đó, Viện Khoa học pháp lý và tập thể người lao động trong Viện vinh dự được góp phần nhỏ bé của mình bằng các hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn khác.1. Quá trình thành lập Viện Khoa học pháp lýÝ tưởng thành lập Viện Nghiên cứu pháp lý thuộc Bộ Tư pháp đã được đặt ra từ Hội nghị nội bộ Cơ quan trung ương Bộ Tư pháp năm 1949. Trên cơ sở ý tưởng này, ngày 23 tháng 9 năm 1950, Bộ Tư pháp đã thành lập Ban Nghiên cứu pháp luật do một Thứ trưởng làm Trưởng ban, trong Đề án tổ chức Ban nghiên cứu nêu rõ “Trong Bộ Tư pháp và Ngành Tư pháp, chúng ta thấy cần phải đặt ra một cơ quan nghiên cứu pháp lý, công việc chính của Tư pháp là thi hành pháp luật. Do đó, vấn đề nghiên cứu pháp lý cần đặt ra. Vì trong khi thi hành pháp luật, ta thấy những ưu và khuyết điểm của luật pháp, ta thấy chỗ thiếu sót của luật pháp, ta thấy nhu cầu của tình thế, ta thấy cái hướng pháp lý cần phải theo”. Tháng 11 năm 1981, Bộ Tư pháp được tái lập, trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý là 01 trong 9 đơn vị đầu tiên thuộc Bộ theo Nghị định số 143-HĐBT ngày 22 tháng 11 năm 1981. Ngày 4 tháng 8 năm 1983, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 127/QĐ-TC thành lập Viện nghiên cứu khoa học pháp lý và Quyết định số 128/QĐ-TC bổ nhiệm đồng chí Phan Hữu Chi làm Viện trưởng. Theo đó, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý có nhiệm vụ nghiên cứu về các vấn đề: xây dựng và hệ thống hóa pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tổ chức và quản lý các Tòa án địa phương về mặt tổ chức; tổ chức và quản lý công tác thi hành án; công tác bào chữa và công tác tư pháp khác; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ pháp lý; nghiên cứu các chủ trương, biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong phạm vi quản lý của Hội đồng Bộ trưởng.Hiện tại, theo Quyết định số 2042/QĐ-BTP ngày 24/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý làtổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách của Bộ Tư pháp có chức năng nghiên cứu về xây dựng, thi hành pháp luật và các lĩnh vực công tác khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, góp phần thực hiện cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý công tác nghiên cứu khoa học pháp lý; làm đầu mối thông tin khoa học pháp lý thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
2. Những đóng góp cơ bản của Viện Khoa học pháp lý trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ và Ngành Tư phápKể từ khi được chính thức thành lập, nhất là sau khi đất nước tiến hành đường lối Đổi mới (từ năm 1986), nhu cầu nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật mới phục vụ quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, chuyển từ nhà nước được tổ chức theo mô hình cũ sang nhà nước pháp quyền XHCN càng trở nên cấp bách. Để tạo tiền đề hiến định cho những thay đổi có tính chất “cách mạng” này, công việc xây dựng Hiến pháp mới và tiếp tục hoàn thiện các quy định của Hiến pháp gắn với tiến trình đổi mới được đặt ra một cách cấp thiết. Viện Khoa học pháp lý có vinh dự lớn là một trong những tổ chức nghiên cứu của quốc gia trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu phục vụ việc xây dựng Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và gần đây là Hiến pháp năm 2013. Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, Viện đã tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu tìm giải pháp để đưa các quy định của Hiến pháp năm 2013 được thực hiện trong thực tiễn. Gần đây nhất, Viện Khoa học pháp lý triển khai chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ giai đoạn 2018 - 2020 về “Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013” với mục tiêu góp phần làm sáng tỏ những nguyên tắc tổ chức thực thi quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực hiện chương trình này, tới nay, 6 đề tài, nhiệm vụ đã được hoàn thành như: đề tài “Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp theo tinh thần Hiến pháp năm 2013” (hoàn thành năm 2019); đề tài “Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền hành pháp theo tinh thần Hiến pháp năm 2013” (hoàn thành năm 2019); Đề tài “Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp theo tinh thần Hiến pháp năm 2013” (hoàn thành năm 2019); Hội thảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ủy quyền lập pháp tại Việt Nam hiện nay” (hoàn thành năm 2018); Hội thảo “Cơ chế kiểm soát giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp” (hoàn thành năm 2019); “Mô hình tài phán đối với các văn bản quy phạm dưới luật - Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam” (hoàn thành năm 2019).Viện Khoa học pháp lý cũng làmột trong những nơi tiến hành các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng cấp nhà nước và cấp bộ để cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần hình thành nên đường lối cải cách pháp luật, cải cách tư pháp ở nước ta, thể hiện đậm nét trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (theo Nghị quyết số 48 năm 2005 của Bộ Chính trị) và Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (theo Nghị quyết số 49 năm 2005 của Bộ Chính trị). Việc đặt ra tầm nhìn xây dựng một hệ thống pháp luật “đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân” cùng một nền tư pháp “trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” có sự đóng góp của Viện Khoa học pháp lý và những cán bộ tham gia nghiên cứu cùng Viện Khoa học pháp lý. Từ năm 2005 đến nay, Viện Khoa học pháp lý được Lãnh đạo Bộ giao làm đầu mối theo dõi và triển khai các hoạt động cải cách tư pháp trong Bộ, ngành Tư pháp. Trong năm 2019 và 2020, Viện Khoa học pháp lý được Lãnh đạo Bộ giao làm đầu mối phối hợp với các Vụ xây dựng pháp luật, Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục bổ trợ tư pháp, Cục quản lý, xử lý vi phạm hành chính và các đơn vị hữu quan giúp Lãnh đạo Bộ tham mưu tổng kết Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị, đồng thời đề xuất các định hướng quan trọng trong Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 về các nội dung xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật và cải cách tư pháp.Các nghiên cứu do Viện trực tiếp triển khai hoặc tham mưu tổ chức triển khai còn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng những đạo luật rường cột của quốc gia như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Thi hành án dân sự v.v…[1]Các nghiên cứu do Viện trực tiếp triển khai hoặc tham mưu tổ chức triển khai cũng trực tiếp góp phần tích cực trong việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế về tư pháp và pháp luật. Chỉ tính những năm gần đây, Viện đã huy động lực lượng khoa học trong và ngoài Bộ, tổ chức thực hiện Chương trình nghiên cứu cấp Bộ “Những vấn đề pháp lý mới phát sinh trong tư pháp quốc tế và trong khuôn khổ hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế”. Nhiều đề tài thuộc chương trình đã được hoàn thành bao gồm: Đề tài “Kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật về quốc tịch của một số quốc gia trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam” (hoàn thành năm 2018), Đề tài “Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em: Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập, thực thi và các đề xuất đối với Việt Nam” (hoàn thành năm 2019); Đề tài “Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế: giá trị pháp lý của các điều ước quốc tế, thực tiễn nội luật hóa và áp dụng tại các quốc gia thành viên” (hoàn thành năm 2019). Một số đề tài đang được triển khai như Đề tài “Công ước La Hay 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam” (dự kiến hoàn thành trong năm 2020); Đề tài “Nghiên cứu xây dựng những định hướng chính sách lớn phục vụ sửa đổi Luật Tương trợ tư pháp năm 2007” (dự kiến hoàn thành trong năm 2020); Đề tài “Lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế mà một bên là thương nhân Việt Nam” (dự kiến hoàn thành trong năm 2020)...Từ những năm đầu của thế kỷ 21, phương pháp nghiên cứu của Viện Khoa học pháp lý tiếp tục được hiện đại hóa, theo hướng đề cao việc điều tra, khảo sát thực tiễn, đi kèm với việc áp dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu, nhất là cách tiếp cận xã hội học, kinh tế học, chính trị học và văn hóa học pháp luật. Thực hiện hướng nghiên cứu mới này, hàng năm, các cán bộ của Viện đã đặt dấu chân của mình ở hầu khắp các vùng, miền của tổ quốc, từ vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giới tới các vùng nông thôn và đô thị. Qua những chuyến đi, thực tiễn phát triển của đất nước, thực tiễn pháp lý được phản ánh sinh động hơn trong các kết quả nghiên cứu của Viện, phục vụ trực tiếp quá trình hoàn thiện các lĩnh vực pháp luật quan trọng như pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, pháp luật môi trường v.v…Tiến trình đổi mới của đất nước cũng là quá trình đất nước nhìn nhận lại để kế thừa những giá trị truyền thống của ông cha, trong đó có những giá trị pháp lý truyền thống đồng thời vươn tới những giá trị mới, hiện đại vì nhu cầu phát triển trường tồn của dân tộc. Trong các nghiên cứu của mình, Viện Khoa học pháp lý luôn chú trọng giữ gìn, cổ vũ những giá trị pháp lý cao đẹp của truyền thống ngàn năm văn hiến. Những công trình nghiên cứu về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, về Bộ luật Hồng Đức, về những thành tựu trong cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước, về trọng dụng nhân tài dưới triều vua Lê Thánh Tông, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng”, cùng những nghiên cứu về di sản pháp lý tổ tiên ta đã để lại luôn được Viện Khoa học pháp lý quan tâm thực hiện. Qua những nghiên cứu đó, giá trị trọng nhân nghĩa, trọng hiền tài, trọng pháp, trọng kỷ luật, kỷ cương của ông cha tiếp tục được truyền bá, lan tỏa và đề cao.
Cũng qua các nghiên cứu của Viện, những giá trị đương đại như pháp quyền, dân chủ, tôn trọng quyền con người, đề cao hiệu lực, hiệu quả quản trị xã hội, trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được thấm nhuần và lan tỏa. Viện cũng chủ động tham mưu với Lãnh đạo Bộ tổ chức diễn đàn ở tầm quốc gia về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao.3. Công tác quản lý khoa học và thông tin khoa học của Viện Khoa học pháp lýCông tác quản lý khoa học của Viện Khoa học pháp lý được tổ chức thực hiện từ năm 1985. Sau gần 37 năm, cùng với sự phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý, hoạt động quản lý khoa học không ngừng hoàn thiện và ngày càng chuyên nghiệp. Hiện nay, công tác quản lý và theo dõi đối với các nhiệm vụ khoa học được Viện Khoa học pháp lý thực hiện theo đúng quy định của Luật KH&CN từ việc xây dựng kế hoạch, đề xuất nhiệm vụ khoa học, tổ chức tuyển chọn, thẩm định tài chính và nội dung các nhiệm vụ khoa học... theo dõi, đôn đốc, tổ chức nghiêm thu, công bố và chuyển giao kết quả nghiên cứu. Hàng năm, Viện đã tổ chức thành công Hội nghị nghiệm thu kết quả đối với trên 20 nhiệm vụ, hoạt động nghiêm thu đánh giá kết quả bảo đảm sự khách quan, chính xác, công bằng và minh bạch.Viện Khoa học pháp lý cũng là cơ quan thường trực Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp, tạo diễn đàn huy động trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài Bộ Tư pháp tham mưu cho Lãnh đạo Bộ giải quyết những vấn đề lý luận quan trọng từ thực tiễn công tác của Bộ, ngành Tư pháp.Để kịp thời thông tin tới các nhà hoạch định chính sách và giới nghiên cứu, giảng dạy, hành nghề luật những thông tin khoa học và kết quả nghiên cứu mới nhất, hơn 3 thập niên qua Viện Khoa học pháp lý đã xuất bản hơn 300 Số Thông tin khoa học pháp lý cùng các Phụ lục... Các số Đặc san được phát hành và chuyển tới các đơn vị trực thuộc Bộ; Văn phòng Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng trung ương Đảng, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân nhân, Hội đồng nhân dân, các Sở Tư pháp tại 63 tỉnh/thành phố và tất cả các Phòng Tư pháp quận/huyện…Viện Khoa học pháp lý và các cán bộ của Viện đã xuất bản gần 150 đầu sách chuyên khảo và tham khảo, công bố hàng trăm bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí trong nước và một số công bố quốc tế.Hoạt động thông tin khoa học pháp lý đã thực sự trở thành công cụ hiệu quả phục vụ cho nghiên cứu đề tài và xây dựng các dự thảo luật, là hình thức phổ biến những kết quả nghiên cứu, tăng cường mối quan hệ giữa nghiên cứu với thực tiễn công tác ngành. Đồng thời, đóng góp không nhỏ vào quá trình xây dựng, hoạch định chính sách, quy hoạch chiến lược phát triển một số lĩnh vực cụ thể thuộc Ngành Tư pháp.Viện Khoa học pháp lý có vai trò quan trọng trong việc tạo lập, duy trì và từng bước hiện đại hóa Thư viện Bộ Tư pháp và cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia của Bộ Tư pháp.4. Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học pháp lýTrong bối cảnh thế và lực của đất nước trên trường quốc tế tiếp tục được tăng cường, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, Viện Khoa học pháp lý đặc biệt coi trọng việc mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học pháp lý. Nhiều thành viên của Viện Khoa học pháp lý đã tự tin xuất hiện ở những diễn đàn, hội thảo quốc tế quan trọng.Bên cạnh các đối tác đến từ các tổ chức của Liên Hợp quốc, từ Ngân hàng Thế giới, từ Hội đồng Châu Âu, từ Pháp, Thụy Điển, Đức, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Nga. Những năm gần đây, Viện Khoa học pháp lý đã mở rộng thêm quan hệ hợp tác với Úc, Angeria, Ma-Rốc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Viện Khoa học pháp lý cũng là đối tác chính thức và nằm trong hệ thống kết nối của ASLI (Viện Luật châu Á) - tổ chức kết nối hợp tác khoảng 80 cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Việc mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế này góp phần thúc đẩy các trao đổi học thuật với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về chính sách và pháp luật uy tín hàng đầu trên thế giới và khu vực (như Học viện công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard, Đại học Sydney, Đại học Melbourne, Viện Nghiên cứu lập pháp của Hàn Quốc v.v.), cập nhật tình hình và xu hướng mới nhất trên thế giới về cải cách tư pháp, pháp luật, về khoa học pháp lý phục vụ công tác tham mưu của Viện với Lãnh đạo Bộ.5. Kết luậnNhìn lại chặng đường 37 năm xây dựng và phát triển, tập thể Viện Khoa học pháp lý có thể tự hào về những gì mình làm được đồng thời luôn ghi nhớ và biết ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ, sự ủng hộ của các chuyên gia, nhà khoa học trong cả nước và ở nước ngoài, sự chung tay của các đơn vị trong và ngoài Bộ để Viện Khoa học pháp lý có được hình hài cùng vị thế như ngày nay. Trong thời gian tới, với sự quan tâm sâu sắc của Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ, sự ủng hộ của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước, sự chung tay của các đơn vị, cùng những kinh nghiệm đã tích lũy, tập thể Viện Khoa học pháp lý đang nỗ lực phấn đấu để thực sự khẳng định được vị thế tổ chức chiến lược, chính sách có uy tín của quốc gia và khu vực, có khả năng hội nhập quốc tế mạnh mẽ trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tập thể Viện Khoa học pháp lý[1]Chẳng hạn, để phục vụ việc xây dựngLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012,Bộ Tư pháp tổ chức nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng những định hướng chính sách lớn hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính” (năm 2018-2019); để phục vụ việc xây dựngLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015,Bộ Tư pháp đã tổ chức nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng Luật” (năm 2019)…
Chặng đường 75 năm Ngành Tư pháp Việt Nam và những đóng góp của Viện Khoa học pháp lý
20/08/2020
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, trong 12 Bộ của Chính phủ lâm thời có Bộ Tư pháp. Trải qua chặng đường 75 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Tư pháp luôn làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vững vàng gánh vác trọng trách về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, đóng góp trực tiếp vào những chiến thắng vĩ đại của đất nước trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế thời kỳ Đổi mới.
Bộ, Ngành đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trực tiếp tham mưu cho Đảng và Nhà nước tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ các nút thắt về thể chế trong phát triển, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, cải cách tư pháp, xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hội nhập. Công việc của Bộ, Ngành đã góp phần đặc biệt quan trọng vào việc kiến tạo và duy trì các thành quả phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước. Trong những thành tựu to lớn đó, Viện Khoa học pháp lý và tập thể người lao động trong Viện vinh dự được góp phần nhỏ bé của mình bằng các hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn khác.
1. Quá trình thành lập Viện Khoa học pháp lý
Ý tưởng thành lập Viện Nghiên cứu pháp lý thuộc Bộ Tư pháp đã được đặt ra từ Hội nghị nội bộ Cơ quan trung ương Bộ Tư pháp năm 1949. Trên cơ sở ý tưởng này, ngày 23 tháng 9 năm 1950, Bộ Tư pháp đã thành lập Ban Nghiên cứu pháp luật do một Thứ trưởng làm Trưởng ban, trong Đề án tổ chức Ban nghiên cứu nêu rõ “Trong Bộ Tư pháp và Ngành Tư pháp, chúng ta thấy cần phải đặt ra một cơ quan nghiên cứu pháp lý, công việc chính của Tư pháp là thi hành pháp luật. Do đó, vấn đề nghiên cứu pháp lý cần đặt ra. Vì trong khi thi hành pháp luật, ta thấy những ưu và khuyết điểm của luật pháp, ta thấy chỗ thiếu sót của luật pháp, ta thấy nhu cầu của tình thế, ta thấy cái hướng pháp lý cần phải theo”. Tháng 11 năm 1981, Bộ Tư pháp được tái lập, trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý là 01 trong 9 đơn vị đầu tiên thuộc Bộ theo Nghị định số 143-HĐBT ngày 22 tháng 11 năm 1981. Ngày 4 tháng 8 năm 1983, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 127/QĐ-TC thành lập Viện nghiên cứu khoa học pháp lý và Quyết định số 128/QĐ-TC bổ nhiệm đồng chí Phan Hữu Chi làm Viện trưởng. Theo đó, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý có nhiệm vụ nghiên cứu về các vấn đề: xây dựng và hệ thống hóa pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tổ chức và quản lý các Tòa án địa phương về mặt tổ chức; tổ chức và quản lý công tác thi hành án; công tác bào chữa và công tác tư pháp khác; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ pháp lý; nghiên cứu các chủ trương, biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong phạm vi quản lý của Hội đồng Bộ trưởng.
Hiện tại, theo Quyết định số 2042/QĐ-BTP ngày 24/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý là tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách của Bộ Tư pháp có chức năng nghiên cứu về xây dựng, thi hành pháp luật và các lĩnh vực công tác khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, góp phần thực hiện cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý công tác nghiên cứu khoa học pháp lý; làm đầu mối thông tin khoa học pháp lý thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Những đóng góp cơ bản của Viện Khoa học pháp lý trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ và Ngành Tư pháp
Kể từ khi được chính thức thành lập, nhất là sau khi đất nước tiến hành đường lối Đổi mới (từ năm 1986), nhu cầu nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật mới phục vụ quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, chuyển từ nhà nước được tổ chức theo mô hình cũ sang nhà nước pháp quyền XHCN càng trở nên cấp bách. Để tạo tiền đề hiến định cho những thay đổi có tính chất “cách mạng” này, công việc xây dựng Hiến pháp mới và tiếp tục hoàn thiện các quy định của Hiến pháp gắn với tiến trình đổi mới được đặt ra một cách cấp thiết. Viện Khoa học pháp lý có vinh dự lớn là một trong những tổ chức nghiên cứu của quốc gia trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu phục vụ việc xây dựng Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và gần đây là Hiến pháp năm 2013. Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, Viện đã tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu tìm giải pháp để đưa các quy định của Hiến pháp năm 2013 được thực hiện trong thực tiễn. Gần đây nhất, Viện Khoa học pháp lý triển khai chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ giai đoạn 2018 - 2020 về “Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013” với mục tiêu góp phần làm sáng tỏ những nguyên tắc tổ chức thực thi quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực hiện chương trình này, tới nay, 6 đề tài, nhiệm vụ đã được hoàn thành như: đề tài “Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp theo tinh thần Hiến pháp năm 2013” (hoàn thành năm 2019); đề tài “Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền hành pháp theo tinh thần Hiến pháp năm 2013” (hoàn thành năm 2019); Đề tài “Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp theo tinh thần Hiến pháp năm 2013” (hoàn thành năm 2019); Hội thảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ủy quyền lập pháp tại Việt Nam hiện nay” (hoàn thành năm 2018); Hội thảo “Cơ chế kiểm soát giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp” (hoàn thành năm 2019); “Mô hình tài phán đối với các văn bản quy phạm dưới luật - Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam” (hoàn thành năm 2019).
Viện Khoa học pháp lý cũng là một trong những nơi tiến hành các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng cấp nhà nước và cấp bộ để cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần hình thành nên đường lối cải cách pháp luật, cải cách tư pháp ở nước ta, thể hiện đậm nét trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (theo Nghị quyết số 48 năm 2005 của Bộ Chính trị) và Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (theo Nghị quyết số 49 năm 2005 của Bộ Chính trị). Việc đặt ra tầm nhìn xây dựng một hệ thống pháp luật “đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân” cùng một nền tư pháp “trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” có sự đóng góp của Viện Khoa học pháp lý và những cán bộ tham gia nghiên cứu cùng Viện Khoa học pháp lý. Từ năm 2005 đến nay, Viện Khoa học pháp lý được Lãnh đạo Bộ giao làm đầu mối theo dõi và triển khai các hoạt động cải cách tư pháp trong Bộ, ngành Tư pháp. Trong năm 2019 và 2020, Viện Khoa học pháp lý được Lãnh đạo Bộ giao làm đầu mối phối hợp với các Vụ xây dựng pháp luật, Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục bổ trợ tư pháp, Cục quản lý, xử lý vi phạm hành chính và các đơn vị hữu quan giúp Lãnh đạo Bộ tham mưu tổng kết Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị, đồng thời đề xuất các định hướng quan trọng trong Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 về các nội dung xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật và cải cách tư pháp.
Các nghiên cứu do Viện trực tiếp triển khai hoặc tham mưu tổ chức triển khai còn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng những đạo luật rường cột của quốc gia như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Thi hành án dân sự v.v… [1]
Các nghiên cứu do Viện trực tiếp triển khai hoặc tham mưu tổ chức triển khai cũng trực tiếp góp phần tích cực trong việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế về tư pháp và pháp luật. Chỉ tính những năm gần đây, Viện đã huy động lực lượng khoa học trong và ngoài Bộ, tổ chức thực hiện Chương trình nghiên cứu cấp Bộ “Những vấn đề pháp lý mới phát sinh trong tư pháp quốc tế và trong khuôn khổ hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế”. Nhiều đề tài thuộc chương trình đã được hoàn thành bao gồm: Đề tài “Kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật về quốc tịch của một số quốc gia trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam” (hoàn thành năm 2018), Đề tài “Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em: Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập, thực thi và các đề xuất đối với Việt Nam” (hoàn thành năm 2019); Đề tài “Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế: giá trị pháp lý của các điều ước quốc tế, thực tiễn nội luật hóa và áp dụng tại các quốc gia thành viên” (hoàn thành năm 2019). Một số đề tài đang được triển khai như Đề tài “Công ước La Hay 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam” (dự kiến hoàn thành trong năm 2020); Đề tài “Nghiên cứu xây dựng những định hướng chính sách lớn phục vụ sửa đổi Luật Tương trợ tư pháp năm 2007” (dự kiến hoàn thành trong năm 2020); Đề tài “Lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế mà một bên là thương nhân Việt Nam” (dự kiến hoàn thành trong năm 2020)...
Từ những năm đầu của thế kỷ 21, phương pháp nghiên cứu của Viện Khoa học pháp lý tiếp tục được hiện đại hóa, theo hướng đề cao việc điều tra, khảo sát thực tiễn, đi kèm với việc áp dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu, nhất là cách tiếp cận xã hội học, kinh tế học, chính trị học và văn hóa học pháp luật. Thực hiện hướng nghiên cứu mới này, hàng năm, các cán bộ của Viện đã đặt dấu chân của mình ở hầu khắp các vùng, miền của tổ quốc, từ vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giới tới các vùng nông thôn và đô thị. Qua những chuyến đi, thực tiễn phát triển của đất nước, thực tiễn pháp lý được phản ánh sinh động hơn trong các kết quả nghiên cứu của Viện, phục vụ trực tiếp quá trình hoàn thiện các lĩnh vực pháp luật quan trọng như pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, pháp luật môi trường v.v…
Tiến trình đổi mới của đất nước cũng là quá trình đất nước nhìn nhận lại để kế thừa những giá trị truyền thống của ông cha, trong đó có những giá trị pháp lý truyền thống đồng thời vươn tới những giá trị mới, hiện đại vì nhu cầu phát triển trường tồn của dân tộc. Trong các nghiên cứu của mình, Viện Khoa học pháp lý luôn chú trọng giữ gìn, cổ vũ những giá trị pháp lý cao đẹp của truyền thống ngàn năm văn hiến. Những công trình nghiên cứu về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, về Bộ luật Hồng Đức, về những thành tựu trong cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước, về trọng dụng nhân tài dưới triều vua Lê Thánh Tông, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng”, cùng những nghiên cứu về di sản pháp lý tổ tiên ta đã để lại luôn được Viện Khoa học pháp lý quan tâm thực hiện. Qua những nghiên cứu đó, giá trị trọng nhân nghĩa, trọng hiền tài, trọng pháp, trọng kỷ luật, kỷ cương của ông cha tiếp tục được truyền bá, lan tỏa và đề cao.
Cũng qua các nghiên cứu của Viện, những giá trị đương đại như pháp quyền, dân chủ, tôn trọng quyền con người, đề cao hiệu lực, hiệu quả quản trị xã hội, trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được thấm nhuần và lan tỏa. Viện cũng chủ động tham mưu với Lãnh đạo Bộ tổ chức diễn đàn ở tầm quốc gia về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao.
3. Công tác quản lý khoa học và thông tin khoa học của Viện Khoa học pháp lý
Công tác quản lý khoa học của Viện Khoa học pháp lý được tổ chức thực hiện từ năm 1985. Sau gần 37 năm, cùng với sự phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý, hoạt động quản lý khoa học không ngừng hoàn thiện và ngày càng chuyên nghiệp. Hiện nay, công tác quản lý và theo dõi đối với các nhiệm vụ khoa học được Viện Khoa học pháp lý thực hiện theo đúng quy định của Luật KH&CN từ việc xây dựng kế hoạch, đề xuất nhiệm vụ khoa học, tổ chức tuyển chọn, thẩm định tài chính và nội dung các nhiệm vụ khoa học... theo dõi, đôn đốc, tổ chức nghiêm thu, công bố và chuyển giao kết quả nghiên cứu. Hàng năm, Viện đã tổ chức thành công Hội nghị nghiệm thu kết quả đối với trên 20 nhiệm vụ, hoạt động nghiêm thu đánh giá kết quả bảo đảm sự khách quan, chính xác, công bằng và minh bạch.
Viện Khoa học pháp lý cũng là cơ quan thường trực Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp, tạo diễn đàn huy động trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài Bộ Tư pháp tham mưu cho Lãnh đạo Bộ giải quyết những vấn đề lý luận quan trọng từ thực tiễn công tác của Bộ, ngành Tư pháp.
Để kịp thời thông tin tới các nhà hoạch định chính sách và giới nghiên cứu, giảng dạy, hành nghề luật những thông tin khoa học và kết quả nghiên cứu mới nhất, hơn 3 thập niên qua Viện Khoa học pháp lý đã xuất bản hơn 300 Số Thông tin khoa học pháp lý cùng các Phụ lục... Các số Đặc san được phát hành và chuyển tới các đơn vị trực thuộc Bộ; Văn phòng Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng trung ương Đảng, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân nhân, Hội đồng nhân dân, các Sở Tư pháp tại 63 tỉnh/thành phố và tất cả các Phòng Tư pháp quận/huyện…
Viện Khoa học pháp lý và các cán bộ của Viện đã xuất bản gần 150 đầu sách chuyên khảo và tham khảo, công bố hàng trăm bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí trong nước và một số công bố quốc tế.
Hoạt động thông tin khoa học pháp lý đã thực sự trở thành công cụ hiệu quả phục vụ cho nghiên cứu đề tài và xây dựng các dự thảo luật, là hình thức phổ biến những kết quả nghiên cứu, tăng cường mối quan hệ giữa nghiên cứu với thực tiễn công tác ngành. Đồng thời, đóng góp không nhỏ vào quá trình xây dựng, hoạch định chính sách, quy hoạch chiến lược phát triển một số lĩnh vực cụ thể thuộc Ngành Tư pháp.
Viện Khoa học pháp lý có vai trò quan trọng trong việc tạo lập, duy trì và từng bước hiện đại hóa Thư viện Bộ Tư pháp và cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia của Bộ Tư pháp.
4. Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học pháp lýTrong bối cảnh thế và lực của đất nước trên trường quốc tế tiếp tục được tăng cường, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, Viện Khoa học pháp lý đặc biệt coi trọng việc mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học pháp lý. Nhiều thành viên của Viện Khoa học pháp lý đã tự tin xuất hiện ở những diễn đàn, hội thảo quốc tế quan trọng.
Bên cạnh các đối tác đến từ các tổ chức của Liên Hợp quốc, từ Ngân hàng Thế giới, từ Hội đồng Châu Âu, từ Pháp, Thụy Điển, Đức, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Nga. Những năm gần đây, Viện Khoa học pháp lý đã mở rộng thêm quan hệ hợp tác với Úc, Angeria, Ma-Rốc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan.
Viện Khoa học pháp lý cũng là đối tác chính thức và nằm trong hệ thống kết nối của ASLI (Viện Luật châu Á) - tổ chức kết nối hợp tác khoảng 80 cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Việc mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế này góp phần thúc đẩy các trao đổi học thuật với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về chính sách và pháp luật uy tín hàng đầu trên thế giới và khu vực (như Học viện công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard, Đại học Sydney, Đại học Melbourne, Viện Nghiên cứu lập pháp của Hàn Quốc v.v.), cập nhật tình hình và xu hướng mới nhất trên thế giới về cải cách tư pháp, pháp luật, về khoa học pháp lý phục vụ công tác tham mưu của Viện với Lãnh đạo Bộ.
5. Kết luận
Nhìn lại chặng đường 37 năm xây dựng và phát triển, tập thể Viện Khoa học pháp lý có thể tự hào về những gì mình làm được đồng thời luôn ghi nhớ và biết ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ, sự ủng hộ của các chuyên gia, nhà khoa học trong cả nước và ở nước ngoài, sự chung tay của các đơn vị trong và ngoài Bộ để Viện Khoa học pháp lý có được hình hài cùng vị thế như ngày nay. Trong thời gian tới, với sự quan tâm sâu sắc của Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ, sự ủng hộ của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước, sự chung tay của các đơn vị, cùng những kinh nghiệm đã tích lũy, tập thể Viện Khoa học pháp lý đang nỗ lực phấn đấu để thực sự khẳng định được vị thế tổ chức chiến lược, chính sách có uy tín của quốc gia và khu vực, có khả năng hội nhập quốc tế mạnh mẽ trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tập thể Viện Khoa học pháp lý
[1] Chẳng hạn, để phục vụ việc xây dựng
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ Tư pháp tổ chức nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng những định hướng chính sách lớn hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính” (năm 2018-2019); để phục vụ việc xây dựng
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ Tư pháp đã tổ chức nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng Luật” (năm 2019)…