Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển tại Đà NẵngSáng ngày 03/7/2020, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Được sự ủy quyền của Lãnh đạo Bộ, đồng chí Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL chủ trì hội nghị cùng với sự tham dự của đại diện các sở, ban, ngành; cơ quan Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; đại diện các tổ chức, hiệp hội các doanh nghiệp; một số luật sư, công chứng viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh lân cận.Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL giới thiệu về sự cần thiết phải xây dựng Bộ pháp điển cũng như thông tin khái quát về công tác xây dựng Bộ pháp điển hiện nay. Theo đó, hệ thống pháp luật hiện nay có khoảng gần 9 nghìn văn bản QPPL do các cơ quan ở Trung ương ban hành và gần 53 nghìn văn bản QPPL do các cơ quan ở địa phương ban hành. Thực tế áp dụng pháp luật cho thấy vẫn còn tình trạng các quy định tản mát, phân tán trong nhiều văn bản dẫn đến khó khăn trong tiếp cận, tra cứu, tìm kiếm các quy định. Thậm chí, trong hệ thống văn bản QPPL hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật... Trước tình hình đó, ngày 16/4/2012, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL, tạo cơ sở pháp lý nền tảng cho công tác xây dựng Bộ pháp điển. Theo đó, Bộ pháp điển có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề. Cho đến nay, các bộ, ngành đã xây dựng được hơn một nửa Bộ pháp điển - Chính phủ đã thông qua 150/271 đề mục. Còn 121 đề mục đang và chưa thực hiện pháp điển. Thông qua Hội nghị này, đồng chí Đồng Ngọc Ba mong muốn các đại biểu tham gia góp ý thêm để Bộ pháp điển được hoàn thiện và đi vào cuộc sống, trở thành kênh tra cứu, áp dụng pháp luật hiệu quả dành cho các cán bộ, công chức, viên chức, luật sư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh lân cận.Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Duy Thắng - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã giới thiệu về những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 48/NQ-CP; Nghị quyết số 07/NQ-CP; Nghị quyết số 129/NQ-CP; Nghị quyết số 57/NQ-CP và Nghị quyết số 81/NQ-CP của Chính phủ - đây là các Nghị quyết của Chính phủ thông qua kết quả pháp điển của 150 đề mục; giới thiệu về Bộ pháp điển và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển. Cụ thể: Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL quy định:.pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các QPPL đang còn hiệu lực trong các văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở Irung ương ban hành để xây dựng Bộ pháp điển. Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề, mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục (có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề). Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành triển khai công tác pháp điển bảo đảm hiệu quả, chất lượng và đúng tiến độ, đặc biệt hoàn thành pháp điển trước tiến độ đối với các đề mục có hệ thống QPPL ổn định và có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Đến nay, các bộ, ngành đã hoàn thành pháp điển 160/271 đề mục, trong đó có 10 đề mục đã và đang được Bộ Tư pháp thẩm định thông qua, 150 đề mục đã được Chính phủ phê duyệt thông qua (tại Nghị quyết số 48/NQ-CP; Nghị quyết số 07/NQ-CP; Nghị quyết số 129/NQ-CP; Nghị quyết số 57/NQ-CP và Nghị quyết số 81/NQ-CP); dự kiến năm 2022 sẽ hoàn thành sớm Bộ pháp điển (sớm hơn so với lộ trình xây dựng Bộ pháp điển tại Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tuớng Chính phủ)Giới thiệu về Bộ pháp điển và cách thức khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, đồng chí Nguyễn Duy Thắng đã tập trung trình bày các nội dung như: các hình thức pháp điển hệ thống QPPL trên thế giới; cách thức pháp điển hệ thống QPPL ở Việt Nam; nguyên tắc thực hiện pháp điển; cấu trúc của Bộ pháp điển; giá trị sử dụng Bộ pháp điển… Qua đó, đồng chí Thắng cũng đánh giá và chỉ ra một số ý nghĩa cơ bản của Bộ pháp điển như: giúp cá nhân, tổ chức tiện lợi trong việc tìm kiếm, tra cứu, thỏa mãn nhu cầu sử dụng và tìm hiểu các quy định của pháp luật; bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật; góp phần nâng cao tính thống nhất, tính đồng bộ của hệ thống QPPL; tạo thuận lợi trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bên cạnh các ý nghĩa nêu trên thì Bộ pháp điển cũng có những hạn chế nhất định như không thực hiện pháp điển các QPPL đã hết hiệu lực, án lệ và tập quán.
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đánh giá cao về sự cần thiết xây dựng Bộ pháp điển của Nhà nước và đặc biệt ghi nhận Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh pháp điển một cách hiệu quả, chất lượng, vượt tiến độ đề ra giúp Bộ pháp điển sớm đi vào cuộc sống. Qua đó, góp phần giải quyết hiệu quả các vụ việc của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng có một số mong muốn và đề xuất Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa để sớm hoàn thành Bộ pháp điển và nghiên cứu đề xuất với Chính phủ cho dịch kết quả pháp điển của một số đề mục liên quan đến hoạt động đầu tư của nước ngoài sang Tiếng Anh để giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuận tiện trong việc tiếp cận nghiên cứu và áp dụng pháp luật của Việt Nam trong giải quyết công việc. Kết thúc Hội nghị, đồng chí Đồng Ngọc Ba tin tưởng Bộ Pháp điển sau khi đưa vào khai thác, sử dụng sẽ hữu ích đối với nhu cầu tra cứu tìm hiểu về văn bản QPPL của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Để Bộ pháp điển ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, tìm kiếm các quy định của pháp luật đang còn hiệu lực cũng như sớm đưa Bộ pháp điển vào khai thác, sử dụng hiệu quả, đồng chí Đồng Ngọc Ba ghi nhận và tiếp thu các ý kiến đóng góp để Bộ Tư pháp nghiên cứu, báo cáo, kiến nghị Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh cho phù hợp./.Vũ Thị Mai
Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển tại Đà Nẵng
07/07/2020
Sáng ngày 03/7/2020, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Được sự ủy quyền của Lãnh đạo Bộ, đồng chí Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL chủ trì hội nghị cùng với sự tham dự của đại diện các sở, ban, ngành; cơ quan Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; đại diện các tổ chức, hiệp hội các doanh nghiệp; một số luật sư, công chứng viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh lân cận.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL giới thiệu về sự cần thiết phải xây dựng Bộ pháp điển cũng như thông tin khái quát về công tác xây dựng Bộ pháp điển hiện nay. Theo đó, hệ thống pháp luật hiện nay có khoảng gần 9 nghìn văn bản QPPL do các cơ quan ở Trung ương ban hành và gần 53 nghìn văn bản QPPL do các cơ quan ở địa phương ban hành. Thực tế áp dụng pháp luật cho thấy vẫn còn tình trạng các quy định tản mát, phân tán trong nhiều văn bản dẫn đến khó khăn trong tiếp cận, tra cứu, tìm kiếm các quy định. Thậm chí, trong hệ thống văn bản QPPL hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật... Trước tình hình đó, ngày 16/4/2012, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL, tạo cơ sở pháp lý nền tảng cho công tác xây dựng Bộ pháp điển. Theo đó, Bộ pháp điển có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề. Cho đến nay, các bộ, ngành đã xây dựng được hơn một nửa Bộ pháp điển - Chính phủ đã thông qua 150/271 đề mục. Còn 121 đề mục đang và chưa thực hiện pháp điển. Thông qua Hội nghị này, đồng chí Đồng Ngọc Ba mong muốn các đại biểu tham gia góp ý thêm để Bộ pháp điển được hoàn thiện và đi vào cuộc sống, trở thành kênh tra cứu, áp dụng pháp luật hiệu quả dành cho các cán bộ, công chức, viên chức, luật sư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh lân cận.
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Duy Thắng - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã giới thiệu về những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 48/NQ-CP; Nghị quyết số 07/NQ-CP; Nghị quyết số 129/NQ-CP; Nghị quyết số 57/NQ-CP và Nghị quyết số 81/NQ-CP của Chính phủ - đây là các Nghị quyết của Chính phủ thông qua kết quả pháp điển của 150 đề mục; giới thiệu về Bộ pháp điển và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển. Cụ thể: Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL quy định:.pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các QPPL đang còn hiệu lực trong các văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở Irung ương ban hành để xây dựng Bộ pháp điển. Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề, mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục (có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề). Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành triển khai công tác pháp điển bảo đảm hiệu quả, chất lượng và đúng tiến độ, đặc biệt hoàn thành pháp điển trước tiến độ đối với các đề mục có hệ thống QPPL ổn định và có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Đến nay, các bộ, ngành đã hoàn thành pháp điển 160/271 đề mục, trong đó có 10 đề mục đã và đang được Bộ Tư pháp thẩm định thông qua, 150 đề mục đã được Chính phủ phê duyệt thông qua (tại Nghị quyết số 48/NQ-CP; Nghị quyết số 07/NQ-CP; Nghị quyết số 129/NQ-CP; Nghị quyết số 57/NQ-CP và Nghị quyết số 81/NQ-CP); dự kiến năm 2022 sẽ hoàn thành sớm Bộ pháp điển (sớm hơn so với lộ trình xây dựng Bộ pháp điển tại Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tuớng Chính phủ)
Giới thiệu về Bộ pháp điển và cách thức khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, đồng chí Nguyễn Duy Thắng đã tập trung trình bày các nội dung như: các hình thức pháp điển hệ thống QPPL trên thế giới; cách thức pháp điển hệ thống QPPL ở Việt Nam; nguyên tắc thực hiện pháp điển; cấu trúc của Bộ pháp điển; giá trị sử dụng Bộ pháp điển… Qua đó, đồng chí Thắng cũng đánh giá và chỉ ra một số ý nghĩa cơ bản của Bộ pháp điển như: giúp cá nhân, tổ chức tiện lợi trong việc tìm kiếm, tra cứu, thỏa mãn nhu cầu sử dụng và tìm hiểu các quy định của pháp luật; bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật; góp phần nâng cao tính thống nhất, tính đồng bộ của hệ thống QPPL; tạo thuận lợi trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bên cạnh các ý nghĩa nêu trên thì Bộ pháp điển cũng có những hạn chế nhất định như không thực hiện pháp điển các QPPL đã hết hiệu lực, án lệ và tập quán.
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đánh giá cao về sự cần thiết xây dựng Bộ pháp điển của Nhà nước và đặc biệt ghi nhận Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh pháp điển một cách hiệu quả, chất lượng, vượt tiến độ đề ra giúp Bộ pháp điển sớm đi vào cuộc sống. Qua đó, góp phần giải quyết hiệu quả các vụ việc của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng có một số mong muốn và đề xuất Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa để sớm hoàn thành Bộ pháp điển và nghiên cứu đề xuất với Chính phủ cho dịch kết quả pháp điển của một số đề mục liên quan đến hoạt động đầu tư của nước ngoài sang Tiếng Anh để giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuận tiện trong việc tiếp cận nghiên cứu và áp dụng pháp luật của Việt Nam trong giải quyết công việc.
Kết thúc Hội nghị, đồng chí Đồng Ngọc Ba tin tưởng Bộ Pháp điển sau khi đưa vào khai thác, sử dụng sẽ hữu ích đối với nhu cầu tra cứu tìm hiểu về văn bản QPPL của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Để Bộ pháp điển ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, tìm kiếm các quy định của pháp luật đang còn hiệu lực cũng như sớm đưa Bộ pháp điển vào khai thác, sử dụng hiệu quả, đồng chí Đồng Ngọc Ba ghi nhận và tiếp thu các ý kiến đóng góp để Bộ Tư pháp nghiên cứu, báo cáo, kiến nghị Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh cho phù hợp./.
Vũ Thị Mai