Bộ Tài chính ban hành Công văn hướng dẫn kinh phí bảo đảm thực hiện công tác theo dõi thi hành PL

21/01/2020
Ngày 07/01/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 225/BTC-HCSN hướng dẫn kinh phí bảo đảm thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật. Theo đó, nội dung chi và mức chi cho công tác theo dõi thi hành pháp luật áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như sau:
- Về phổ biến, giáo dục pháp luật cho công tác theo dõi thi hành pháp luật thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
- Về rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
- Về công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật: Đối với việc xây dựng văn bản về theo dõi thi hành pháp luật và một số nội dung chi về công tác theo dõi thi hành pháp luật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Đối với chi phí cho hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị thì thực hiện theo chế độ quy định hiện hành.
Theo Công văn số 225/BTC-HCSN hướng dẫn, nguồn kinh phí thực hiện theo dõi thi hành pháp luật do ngân sách nhà nước cấp, được tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
 (Văn bản chi tiết đính kèm).
Cục QLXLVPHC&TDTHPL